Nho gia:
Giáo dục Nho học có hệ thống sách vở theo từng trình độ. “Bước một: Tập trung nhận thức văn tự Hán (về cả ba mặt hình thể, âm đọc, ý nghĩa), tập viết chữ Hán, tập xếp chữ, đặt câu theo vần và có đối, tất nhiên là ở mức độ đơn giản… Trong giai đoạn một, tài liệu học tập chủ yếu là những tập sách có tính chất nhập môn về ngôn ngữ văn tự Hán cổ đại, những tập sách giới thiệu sơ lược những kiến thức thông thường về các vấn đề xã hội và tự nhiên (cũng theo tầm cỡ những nhận thức của người xưa về các vấn đề này) và lồng vào đó là những lời giáo huấn theo quan điểm Nho gia.” “Bước hai: Sau khi đã có được cái vốn kha khá về ngôn ngữ văn tự Hán, tuổi cũng đã lớn, người học sẽ phải nghiên cứu thật kỹ các sách kinh điển của Nho gia và một số sách chuyên đề về phép làm văn chương. Song song với việc “dùi mài kinh sử” là việc tập làm thơ văn. Cuối cùng, người học sẽ tập trung sức lực vào việc luyện tập lối “văn chương cử tử” – lối làm văn theo những hình thức, quy cách cố định, chuyên dùng cho việc thi cử… Các sách được dùng cho việc học tập ở giai đoạn hai kể ra cũng khá nhiều, danh mục tuy không được rõ ràng, nhưng nhất thiết cũng phải có Tứ thư, Ngũ kinh, các tuyển tập thơ phú, cổ văn và một vài pho Bắc sử. Trong các sách này, Tứ thư, Ngũ kinh vẫn là quan trọng nhất.” (theo [4])
Nam Sơn tùng thoại là sách dùng cho giai đoạn học tập thứ hai nên
nó rất chú trọng tới hệ thống các sách kinh điển. Nguyễn Đức Đạt dành hẳn một thiên (thiên thứ ba: Thư tịch) để nói về những sách kinh điển này cùng những lời bàn luận đánh giá, nhận xét của bản thân ông.
59
Ông rất coi trọng sách. Ngay câu mở đầu của tập Nam Sơn tùng thoại, ông nói rằng: “Đạo học vấn, học thầy không tầy học sách1” (Học vấn). Đối với ông, đọc sách không chỉ là học tập mà nhìn rộng hơn chính là kế thừa những tinh hoa của người đi trước, cũng là tiếp thụ nó để truyền lại cho người sau. Ông đi qua thư quán của một người bạn vừa đúng trên án thư có cuốn sách. Ông mở xem mải quên đi. Người bạn nói: “Người trong sách2
bây giờ ở đâu? Sao mà chịu khó đọc thế! Thôi đi, thôi đi!”. Ông đáp: “Người đời nay phải kế tiếp người đời xưa, người đời xưa không còn nữa, phải thay thế ngay mới phải3!”.Hỏi: “Vì sao?”. Ông đáp: “Vì đời sau học đời nay, cũng như đời nay học đời xưa. Xưa không “có người trong sách” thì nay ông lấy đâu sách mà đọc” (Thư tịch).
Trước một hệ thống sách vở “thiên kinh vạn quyển”, người học nhiều khi không khỏi ái ngại hỏi: “Sách vở như biển, người đi thuyền ở biển lường sao hết được?”. Ông đáp: “Tìm ngọc châu mà được ngọc châu thì biển rộng thu cả vào con mắt, còn khe ngòi thì nông gần lấy đâu ra ngọc châu mà rong thuyền tìm.” (Thư tịch).
Trong hệ thống sách vở “như biển” ấy, ông đặc biệt coi trọng Ngũ
kinh. Ông nói: "… Người biết học nên học các kinh trước rồi hãy học văn
1
Nguyên văn: “Sư sư bất như sư thư” (Coi thầy làm thầy không bằng coi sách làm thầy), có nội dung tương tự câu thành ngữ “Học thầy không tày đọc sách” nên dịch như vậy.
2
Người trong sách: ý nói mọt sách. Liêu trai có truyện: Có người nghe nói trong sách có người đẹp bèn rất chịu khó đọc.