Thụ nghiệp: theo học nghề, ý chỉ các học trò đã thụ được nghiệp của thầy.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 103)

C. TÀI LIỆU TIẾNG ANH.

1Thụ nghiệp: theo học nghề, ý chỉ các học trò đã thụ được nghiệp của thầy.

2

Cập môn: tới cửa, ý chỉ các học trò tới học nhưng mới chỉ “tới cửa” mà chưa đủ năng lực để nắm được học thuật của thầy, so với thụ nghiệp thì cập môn kém hơn.

3

Nguyên văn: Sư sư bất như sư thư (Coi thầy làm thầy không bằng coi sách làm thầy), có nội dung tương tự câu thành ngữ “Học thầy không tày đọc sách” nên dịch như vậy.

4

105

làm thế nào?” Đáp: “Cứ bồi dưỡng lấy gốc mà đợi có quả”. Lại hỏi: “Như thế thì đổi nghề có nên không?”. Đáp: “Thông đạt hay bế tắc là cảnh ngộ, được hay mất là thời vận, cũng như người làm dù để che mưa khi làm được dù gặp phải năm nắng bèn đổi nghề làm gầu tát nước, biết đâu khi làm được gầu thì trời lại mưa to. Lại như làm nông cấy lúa “đạo”1

bị lụt luôn ba vụ mà không đổi cấy lúa “thử”2, ai cũng cho là ngu, biết đâu đại hạn luôn ba năm, lúa “đạo” lại bội thu3! Ôi! Làm nghề phải chọn, chọn đã được phải kiên tâm cho thành, bao giờ nghiên sắt mà thủng mới đổi.”

(Nguyên chú: Sách Úc Ly Tử4, người nước Trịnh học làm dù, ba năm thành nghề thì

trời đại hạn, dù không dùng được, bèn bỏ nghề mà làm gầu tát nước, ba năm mới thành nghề thì trời lại mưa to, gầu lại vô dụng!/ Đất Việt có người sành nghề làm ruộng, dọn ruộng cấy lúa “đạo”, ba năm bị lụt lội, người ta bảo tháo nước đi mà cấy lúa “thử”, người ấy không nghe cứ cấy lúa “đạo”, sau trời khô hạn luôn ba năm, lúa “đạo” gặt về vẫn bù được gấp nhiều lần (những thất bát) trong những năm lụt lội/ Có người khuyên Tang Duy Hàn không cần thi đỗ tiến sỹ, nên chọn con đường khác mà làm quan, Duy Hàn không nghe, đúc một cái nghiên bằng sắt, bảo người ta rằng, “cái nghiên này thủng mới đổi nghề”, sau thi đỗ tiến sỹ. (Ngũ đại sử))

2. (Q1, 2a) Có người hỏi: “Tư chất trời sinh ra đã định sẵn, cần gì phải

học?” Tiên sinh đáp: "Đục khắc mãi thì vật cứng đến đâu cũng phải khắc được, uốn mãi không thôi thì gỗ nào cũng phải cong. Đường bích (nguyên

chú: loại đá giống ngọc) cứng rắn thế, còn có thể đẽo khắc để làm đồ

dùng, huống chi là tâm ý? Cho nên chịu khó học thì người dại cũng hóa khôn, không chịu học thì người khôn cũng không bằng dại".

1

Lúa “đạo”: một giống lúa nước, rất ưa nước.

2Lúa “thử”: một giống lúa cạn, chịu hạn tốt.

3

Có lẽ tác giả lầm lúa “đạo” với lúa “thử”, xin vẫn dịch như nguyên văn.

4

106

3. Tiên sinh nói: "Học như vẽ màu: Lấy màu tím, màu vàng vẽ vào thì màu trắng biến hết. Lại như nấu canh, cho mắm muối vào thì hết nhạt. Vẽ mà không dùng màu tím màu vàng… thì còn có gì gọi là màu sắc? Nấu canh mà không cho mắm muối thì còn có vị gì?"

4. Tiên sinh nói: "Tâm là ngọn đèn, thần tứ là dầu; bụng là kho tàng, nghĩa lí là thóc gạo. Dầu (Q1, 2b)

mà hao thì đèn mờ, rót thêm dầu vào thì đèn lại sáng; thóc hết thì kho trống rỗng, đổ thóc vào thì kho lại đầy".

5. Có người hỏi: “Muốn học mà nghèo thì làm thế nào?”. Tiên sinh đáp: "Nghèo thì phải chịu, học thì nên ham. Ta chưa nghe nói Chu Mãi Thần1

vì gánh củi mà bỏ học, Chu Chiêm2 vì nuốt giấy mà bỏ việc đọc sách".

6. Có người hỏi: “Không phải là không thích học, nhưng lại thích đi chơi, thích chim cá, thì làm thế nào?”. Tiên sinh đáp: "Tắm mát, hóng gió, ngâm thơ, đi về, là học trong lúc đi thưởng ngoạn; trồng cỏ ở sân, nuôi cá ở chậu là học trong lúc chơi chim cá. Như vậy, không lúc nào, không chỗ nào không phải học!".

7. Tiên sinh nói: "Người ta biết dùng thuốc để chữa điếc, loà mà không ai biết dùng học để chữa những bệnh ấy. Có tài mà không học thì sẽ không bằng người điếc, có mắt mà không học thì không bằng người loà".

1

Chu Mãi Thần: người đời Hán, nghèo quá, vừa gánh củi vừa học, sau có người tiến lên vua, được làm quan to.

2 Chu Chiêm: người đời Lương, nghèo quá, ba ngày không cơm, phải nuốt giấy cho đỡ đói, rét không chăn phải nằm với chó cho ấm, vẫn cố chí học, sau đỗ làm cho đỡ đói, rét không chăn phải nằm với chó cho ấm, vẫn cố chí học, sau đỗ làm quan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

107

8. (Q1, 3a) Tiên sinh nói: "Học đối với người ta có thể như áo và cơm.

Tơ lụa tuy đẹp, nhưng không bằng vải mộc mạc, cỗ bàn tuy hậu nhưng không bằng gạo là món ăn thường xuyên. Người biết học nên học các kinh trước rồi hãy học môn khác sau".

9. Có người hỏi: “Học khổ công quá thì tinh thần mỏi mệt; học qua loa có nên không?”. Tiên sinh đáp: "Người mà không học sẽ làm trâu ngựa ư? Học mà không tinh sẽ làm con mọt sách ư?".

10. Tiên sinh nói: "Miệng truyền tai nghe là lề lối của việc học; thần lĩnh, ý hội là cốt yếu của việc học; người biết được cốt yếu thì dùng sức ít mà công nhiều; người không biết cốt yếu thì suy nghĩ rối beng mà học thuật nông hẹp".

11. Tiên sinh nói: "Danh với thực phải đối chứng nhau: đã gọi là kinh sinh há lại không học kinh ư? Xưa Nghê Khoan 1

và Thương Lâm 2

(Q1, 3b)

nghèo mà vẫn dùi mài kinh văn, huống hồ người phong lưu mà no ấm! Đã gọi là văn sỹ há lại không biết làm văn ư? Kìa Tô Huệ 3

và Tào Chiêu4, con gái mà tài làm văn, huống hồ nghiễm nhiên là hạng mày râu!".

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục truyền thống qua tác phẩm Nam Sơn Tùng Thoại của Nguyễn Đức Đạt (Trang 103)