Đối với Ngƣời tiêu dùng

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên báo trực tuyến (Khảo sát VietnamNet và VTC News các năm 2008 - 2009 (Trang 92)

8 quyền của ngƣời tiêu dùng:

3.3.5. Đối với Ngƣời tiêu dùng

3.3.5.1. Tuyên truyền để người tiêu dùng tự nhận thức quyền lợi và nghĩa vụ của mình nghĩa vụ của mình

Các cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ, các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và báo chí cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi, tổ chức các

94

đợt tuyên truyền, giáo dục, tập huấn, sinh hoạt CLB… để cho người tiêu dùng tự nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi bị xâm phạm. Trong công cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình, không có gì quan trọng bằng việc người tiêu dùng tự ý thức được mình phải lên tiếng, phải đấu tranh để bảo vệ quyền lợi bản thân cũng như chống lại những hành vi làm ăn gian dối, vô đạo đức của một số cá nhân, doanh nghiệp.

3.3.5.2. Chủ động đấu tranh đòi quyền và lợi ích của mình

Có thể thấy rõ một sự thật là người tiêu dùng ở nước ta quá “hiền”, lỡ mua hàng có chứa chất độc, thịt bẩn, nước tương “đen” cũng đành chịu, các nhà quản lý kêu gọi “người tiêu dùng phải thông minh” để đối phó nhưng đây là điều “nói cho có” chứ thử hỏi các bà nội trợ làm sao có thể phân biệt được hàng nào “tốt” hàng nào “sạch” trong khi tất cả đều tù mù, như bị đánh đố. Một phương cách bảo vệ chính là bản thân người tiêu dùng biết cách liên kết với các cơ quan truyền thông, tích cực thông báo và lên tiếng để mọi người cùng biết và thẳng tay “tẩy chay”, loại trừ các loại thực phẩm có hại ra khỏi đời sống, trong đó tẩy chay luôn các sạp, siêu thị, cửa hàng…tiếp tay tiêu thụ những”nhà sản xuất” vi phạm.

Cơ quan chính quyền, công an địa phương, quản lý thị trường…cần phải có biện pháp bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng bằng những qui chế thu hồi, tiêu hủy, và buộc nhà sản xuất phải đền bù cho người bị hại đồng thời hạn chế mọi hành vi cạnh tranh không lành mạnh như hiện tượng bôi xấu nhau như đã xảy ra trong vụ nước tương “đen” hoặc hành vi vu khống của người xấu để “ăn vạ”.

Đã đến lúc người tiêu dùng phải kết hợp và tiếp tay với những cơ quan chức năng cũng như các cơ quan truyền thông đại chúng để đẩy mạnh hơn nữa việc hạn chế chất độc hại vào đời sống, biết nói “không” một cách dứt khoát hơn thay vì “thụ động” trông chờ vào những chính sách vĩ mô của nhà nước như hiện nay. Không thể để ý thức chống hàng độc hại còn hời hợt của người dân là “chỗ trũng” cho những kẻ “vô lương tâm” thao túng trong sản xuất và kinh doanh càng không thể trông mong vào “đạo đức” của những kẻ sát nhân bằng độc chất để truy cầu lợi nhuận.

95

Tiểu kết Chƣơng 3

Việt Nam hiện đã có rất nhiều nỗ lực trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cả về mặt luật pháp, hành pháp cũng như tạo điều kiện tối đa để người tiêu dùng nhận thức và tự ý thức bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Tuy nhiên trong cơ chế thị trường, quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam vẫn bị xâm phạm nghiêm trọng và các cơ quan chức năng được phân công, tổ chức/hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn chưa hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Ở nước ta hiện nay vẫn còn rất nhiều hạn chế về quy định pháp luật, nhận thức của người tiêu dùng, cơ quan tổ chức và doanh nghiệp chưa cao; Thông tin chưa đầy đủ, giáo dục chưa đồng bộ… khiến cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn và chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Chính vì vậy, việc làm cần thiết trước mắt là hoàn thiện Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tăng cường thanh tra kiểm tra, nâng cao ý thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp trong vấn để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đối với các cơ quan báo chí cần nâng cao nhận thức trong công tác tuyên truyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để trở thành chỗ dựa vững chắc, là tiếng nói sắc bén trong công cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vốn đang diễn biến rất phức tạp hiện nay.

96

KẾT LUẬN

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang là một vấn đề cấp bách trong cuộc sống khi nền kinh tế thị trường đang ngày một nở rộ. Dư luận hàng chục triệu người tiêu dùng nước ta cũng cho thấy rõ, họ đang hàng ngày hàng giờ chứng kiến và buộc phải chấp nhận sự gian lận ở khắp nơi từ thực phẩm, nông sản, thuốc chữa bệnh, điện, nước, xăng, gas, nhà ở... đến các dịch vụ y tế , ngân hàng, giáo dục, giao thông, hẫu mãi chăm sóc khách hàng...

Báo chí là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng hữu hiệu trong việc đưa tuyên truyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong thời gian qua, báo chí đã góp phần không nhỏ vào việc tuyên truyền thông tin cho các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, người tiêu dùng cùng nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên thực tế cho thấy quyền lợi của người tiêu dùng đang bị xâm phạm ngày càng nghiêm trọng và gia tăng về quy mô, ảnh hưởng. Bên cạnh đó, việc nhận thức còn hạn chế của người tiêu dùng, tâm lý e ngại theo đuổi các vụ khiếu kiện vì những vụ việc ấy thường mất thời gian và nhiều khi cũng không biết được mức độ thành công đến đâu cũng là nguyên nhân chính của nhiều vụ người tiêu dùng bị xâm phạm quyền lợi mà không biết kêu ai.

Trong hoàn cảnh như vậy, cách tự bảo vệ quyền lợi hiệu quả nhất là cùng cất tiếng tố cáo gian lận. Tiếng nói của hàng chục triệu người tiêu dùng cả nước đủ mạnh để tạo sức ép xã hội rộng lớn , kéo các cơ quan quản lý nhà nước , các chuyên gia tâm huyết với sự nghiệp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng , các nhà sản xuất , nhà cung cấp dịch vụ chân chính tham gia công cuộc thanh lọc , tẩy chay những cơ sở kinh doanh gian dối ra khỏi guồng quay thị trường. Các phương tiện truyền thông đại chúng với “quyền lực thông tin” rộng rãi và chính xác chính là phương tiện, vũ khí hiệu quả nhất trong việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

97

Các cơ quan báo chí cần hoạt động tính cực hơn nữa, đẩy mạnh công tác đấu tranh chống các vấn nạn hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, khuyến mại rởm, chất lượng bảo hành kém… đang ngày một tăng mạnh về số lượng, phạm vi ảnh hưởng cũng như mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Bên cạnh việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các cơ quan báo chí cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá để người tiêu dùng biết và nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình khi gặp phải những trường hợp gian lận, lên tiếng tố cáo các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh gian dối, lừa đảo… để tạo thành sức mạnh tập thể, mang lại hiệu quả đấu tranh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

98

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên báo trực tuyến (Khảo sát VietnamNet và VTC News các năm 2008 - 2009 (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)