Vấn đề Hàng giả,hàng nhái, hàng kém chất lượng

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên báo trực tuyến (Khảo sát VietnamNet và VTC News các năm 2008 - 2009 (Trang 50)

8 quyền của ngƣời tiêu dùng:

2.3.4.2. Vấn đề Hàng giả,hàng nhái, hàng kém chất lượng

Hàng giả, hàng nhái khá phổ biến ở nhiều mặt hàng, từ những mặt hàng thông thường, như mỹ phẩm, quần áo, hàng hiệu túi xách, xi măng…, những mặt

52

hàng liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người, như thuốc tân dược, rượu, một số thực phẩm…, đến những mặt hàng có tính kỹ thuật, những mặt hàng cao cấp, có giá trị lớn, như phụ tùng xe máy, đầu VCD, DVD…, rồi cổ phiếu, tiền… Và đến cả "tem chống hàng giả" cũng bị làm nhái, làm giả! Thời gian xuất hiện hàng giả, hàng nhái bây giờ cũng nhanh hơn nhiều; nếu trước đây, sau khi doanh nghiệp cho ra đời sản phẩm mới phải trên nửa năm sau mới có hàng giả, hàng nhái, thì nay có khi chỉ khoảng nửa tháng hàng giả, hàng nhái đã xuất hiện ngoài thị trường.

Tình trạng hàng giả, hàng nhái như trên tiếp tục phát sinh, phát triển do nhiều nguyên nhân, không chỉ do bản thân những kẻ làm hàng giả, hàng nhái hám lợi, lừa đảo, mà còn liên quan đến các chủ thể trên thị trường, đó là các doanh nghiệp, người tiêu dùng và các cơ quan quản lý nhà nước. Các doanh nghiệp có sản phẩm bị làm giả, làm nhái trong nhiều trường hợp đã không muốn, không dám công bố ồn ào, do sợ nếu công bố thì sản phẩm của mình cũng sẽ không tiêu thụ được, thà rằng "chung sống với lũ", rồi dò tìm tự phát hiện. Người tiêu dùng khi bị lừa xong mới biết là hàng giả, hàng nhái thì kẻ làm hàng giả, hàng nhái đã lừa được rồi; khi phát hiện được thì đã không tìm ra được người bán, chưa nói là tìm ra được kẻ sản xuất, đành "ngậm bồ hòn làm ngọt". Các cơ quan quản lý nhà nước, tuy đã có Luật Sở hữu trí tuệ (có hiệu lực thi hành từ tháng 6.2006), nhưng việc hướng dẫn thi hành còn quá chậm, việc thực thi của các ngành, các cấp còn chưa được quan tâm. Trong điều kiện mở cửa, hội nhập, việc vi phạm sở hữu trí tuệ là vi phạm vào điều cấm của luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt Nam. Việt Nam vẫn còn bị xếp vào danh sách những nước có mức độ vi phạm nhiều nhất, sẽ phải đứng trước các vụ kiện vi phạm sở hữu trí tuệ của khách hàng và các tổ chức quốc tế. Việc xử lý vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ còn quá nhẹ, chưa đủ tính răn đe nếu so với lợi ích thu được của những kẻ làm hàng giả, hàng nhái.

Dù đã có luật pháp, nhiều tổ chức bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, người tiêu dùng, nhưng việc giải quyết và ngăn chặn vấn nạn hàng giả, hàng nhái vẫn

53

rất khó khăn. hàng giả vẫn tồn tại và phát triển với mức độ ngày càng phức tạp. Ngay cả các doanh nghiệp bị hại cũng không muốn lên tiếng trên báo chí vì sợ ảnh hưởng đến thương hiệu, doanh số sẽ giảm sút. Bên cạnh đó còn là kinh phí kiểm nghiệm khá cao khiến không phải doanh nghiệp nào cũng có thể “đi tới cùng”. Trong khi đó, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã tổ chức rất nhiều hội thảo, phát động hộp thư tố giác hàng giả, nhưng “chết yểu” rồi, chẳng địa phương nào xem đó là nhiệm vụ của mình cả.

Vấn đề chống hàng nhái, hàng giả cũng được đề cập trên VietnamNet tuy nhiên mật độ xuất hiện khá thấp, các nguồn tin được lấy từ các cơ quan quản lý thị trường, cục sở hữu trí tuệ cũng như các vấn đề trong xã hỗi trong đó thông tin xuất phát từ các thông tin nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chiếm tỷ lệ khá nhỏ… Một số tin bài tiêu biểu như: Rượu giả đã đạt đến trình độ 'giả như thật', Cẩn thận với BlackBerry 'nhái', Phân bón giả: Nông dân nên tập trung khởi kiện, Kenwood cảnh báo về hàng giả đang bán trên thị trường, Khi hàng giả lộng hành… Một số tin bài xuất hiện trên trang Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: Biết hàng giả, vẫn công khai mua bán, Hàng giả vẫn 'nhơn nhơn' trên thị trường… Tần xuất xuất hiện của các tin bài này khá ít và chỉ có khoảng 1200 tin bài trong các năm 2008, 2009 trên VietnamNet.

Một sự kiện được nhiều người chú ý là vụ khách hàng mua bếp gas của hãng Electrolux được quảng cáo là hàng Malaysia ở siêu thị Metro – một siêu thị nằm trong hệ thống siêu thị bán buôn hàng đầu thế giới nhưng khi về lại phát hiện là “Made in China” vào tháng 3/2009. Khi khách hàng đến “hỏi cho ra nhẽ” thì nhân viên ở đây đùn đẩy nhau không giải quyết khiếu nại của khách hàng và gây bức xúc lớn cho khách hàng. Vụ việc này đã được trang Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng VietnamNet phản ánh với một loạt bài: Đi siêu thị mua hàng xịn, phải hàng... Tàu; Mua hàng xịn phải hàng Tàu ở Metro: QLTT 'bỏ lửng'?; Hàng 'xịn' Metro nhãn mác 'Made in China' do... in nhầm? VietnamNet đã cùng người tiêu dùng “đi tới cùng” vụ việc khi Metro Thăng Long phải gửi thư xin lỗi khách hàng và Công ty Electrolux Việt Nam giải thích là do “nhầm lẫn của đơn vị đại

54

diện nhập khẩu”. Đem vụ việc lên cơ quan quản lý thị trường cũng không nhận được câu trả lời của cơ quan chức năng. Đối với vụ việc này người tiêu dùng cũng chỉ nhận được từ Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam lời khuyến cáo” người tiêu dùng khi mua hàng nên quan sát kỹ nhãn hiệu, lấy hoá đơn chứng từ, khi phát hiện sai lệch trên sản phẩm phải báo ngay cơ quan chức năng”.

Hay như việc xe Honda Spacy bị làm nhái giống y hệt về mẫu mã nhưng giá chỉ có 16 triệu đồng, bằng 1/5 giá của xe xịn được phản ánh trên VietnamNet và VTC News khiến người tiêu dùng “sôi sùng sục” và đòi hỏi cơ quan quản lý phải vào cuộc để xử lý việc làm giả vi phạm kiểu dáng xe Honda Spacy nghiêm trọng này. Kết quả là các cửa hàng bán xe nhái phải ngừng bán các loại xe trên.

Khác với VietnamNet, bên cạnh các thông tin phản ánh về tình trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng như Công nghệ hàng nhái đạt "chuẩn tinh vi";Điện thoại di động giá... 150.000 đồng; Hàng hiệu giá "bèo"; Thị trường mỹ phẩm: Thật giả khó lường còn có các thông tin hữu ích khác như luật chống hàng nhái Du khá ch phải "bóc lịch" 3 năm nếu dùng hàng nhái hay Mẹo phân biệt giày thể thao thật, giày thể thao giả rất thiết thực cho người tiêu dùng. Lượng thông tin về nạn hàng giả,hàng nhái cũng chiếm tỷ lệ thấp trên VTC News với chỉ gần 80 tin bài trong các năm 2008, 2009.

Trong số các bài viết trên VietnamNet và VTC News đa phần là dạng tin tức phản ánh tình trạng hàng nhái, hàng giả, bên cạnh đó cũng có dạng điều tra, điều tra theo thư của bạn đọc như Cẩn thận với BlackBerry 'nhái', Hàng ngoại rởm nhái hàng nội xịn; Tìm nguồn gốc hàng hiệu, mời "thượng đế"... lên trời!; Hàng hiệu rởm vào shop "xịn", thượng đế nhắm mắt chi tiền; Hàng hiệu thật mong hàng giả... ngày càng nhiều (?!); "Hàng hiệu" giá rẻ "chềnh ềnh" giữa trung tâm thương mại… phản ành tình trạng hàng nhái tràn lan trên thị trường.

55

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên báo trực tuyến (Khảo sát VietnamNet và VTC News các năm 2008 - 2009 (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)