8 quyền của ngƣời tiêu dùng:
2.2.2. Đối với Doanhnghiệp – nhà sản xuất
Đối với các doanh nghiệp, mối quan hệ với báo chí ở hai khía cạnh: Doanh nghiệp hợp tác với báo chí để báo giúp người tiêu dùng có được thông tin để lựa chọn sản phẩm tốt hơn thông qua các tin tức giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới, chương trình khuyến mại... Doanh nghiệp cần nhất ở báo giới là chính xác, trung thực và khách quan. Làm tốt ba yếu tố này không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển mà tờ báo cũng trở nên có uy tín hơn đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Ở một khía cạnh khác, doanh nghiệp chính – nhà sản xuất chính là đối tượng để các cơ quan báo chí lên án khi có những hành động vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Khi nền kinh tế thị trường càng phát triển, mức độ tự do hóa thương mại càng gia tăng thì càng nảy sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng đến quyền lợi Người tiêu dùng. Các hành động xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng của các doanh nghiệp dù do vô tình hay hữu ý đều gây hậu quả và người chịu thiệt thòi chính là xã hội nói chung và người tiêu dùng – những người sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp nói riêng.
Người tiêu dùng đòi hỏi doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, an toàn và với giá cả hợp lý; về phần mình, doanh nghiệp xác định mục tiêu tối hậu là lợi nhuận. Đòi hỏi của xã hội sẽ được doanh nghiệp đáp ứng thoả đáng, nếu việc đó đồng thời cho phép doanh nghiệp giải được bài toán lợi nhuận.
39
Thông qua báo chí, người tiêu dùng muốn doanh nghiệp phải lắng nghe mình, dè chừng phản ứng, động thái của mình, thì phải chứng tỏ cho doanh nghiệp thấy mình là một đối tác có thế lực, chứ không phải chỉ là kẻ hèn kém, đi tìm kiếm, cầu xin hàng hoá, dịch vụ giá rẻ với thái độ rụt rè, tự ti, an phận. Bên cạnh đó, thông qua báo chí người tiêu dùng cũng nhận biết được doanh nghiệp nào làm ăn sai trái, gian lận và doanh nghiệp nào kinh doanh uy tín, có thương hiệu tốt…
Rõ hơn, phải đứng trong một hội dân sự, người tiêu dùng mới có điều kiện nói chuyện ngang ngửa với doanh nghiệp, mới được coi là một chủ thể giao tiếp có thể tạo ảnh hưởng đối với sự thành bại của doanh nghiệp trong việc theo đuổi mục tiêu tối hậu. Báo chí không phải người tiêu dùng cá thể, mới là người có thể “vỗ vai” nhắc nhở, khuyến cáo doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội. Với khả năng phát động, tổ chức hành động tập thể, đồng loạt của hội viên, các cơ quan này có thể tiến hành các biện pháp phản ứng mang tính trừng phạt của xã hội đối với doanh nghiệp nào tỏ ra thờ ơ, xao lãng trong việc thực thi trách nhiệm. Chính điều đó tạo ra uy thế giúp những lời nhắc nhở, khuyến cáo của của báo chí thực sự có trọng lượng, mang tính răn đe đối với doanh nghiệp. Đơn cử như trường hợp “đầu độc” sông Thị Vải của Vedan Việt Nam, chỉ khi báo chí lên tiếng gay gắt tạo dư luận xã hội phản đối mạnh mẽ, các siêu thị và người tiêu dùng tẩy chay hàng hóa của Vedan thì công ty này mới chịu đền bù thiệt hại cho người dân các tỉnh ở ven sông Thị Vải vốn bị ảnh hưởng lớn bởi nguồn nước thải do Vedan xả ra.
Cho đến nay, doanh nghiệp ở Việt Nam chưa có cơ hội đối diện với các “thế lực” tiêu dùng xứng tầm. Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không phải là kết quả sự tập hợp tự nguyện của những người tiêu dùng đích thực với mong muốn xây dựng một lực lượng vật chất nhằm phục vụ lợi ích chung của tập thể hội viên; người tiêu dùng coi hội như một thiết chế công hơn là tổ chức dân sự của mình. Nhưng hội cũng không (không thể) được trao các quyền năng nhân danh nhà chức trách công, bởi nó không phải là một cơ quan công đích thực.
40
Chính vì vậy, báo chí – với quyền lực về thông tin, chính là cơ quan quan trọng trong cuộc chiến đấu với các doanh nghiệp có hành vi làm ăn gian dối, lừa đảo.