Về phía các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên báo trực tuyến (Khảo sát VietnamNet và VTC News các năm 2008 - 2009 (Trang 26)

Việt Nam hiện có hơn 80 nghị định xử phạt hành chính liên quan lĩnh vực tiêu dùng và hơn 20 cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng gười tiêu dùng Việt bị xâm hại quyền lợi vẫn không biết trông cậy vào ai.

Theo quy định của pháp luật, các quyền của người tiêu dùng không chỉ được Nhà nước bảo vệ mà còn nhận được sự bảo vệ từ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khi họ phải thực hiện các quy định của pháp luật. Các quyền của người tiêu dùng còn được các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân (trong đó có bản thân người tiêu dùng ) đều có trách nhiệm tham gia bảo vệ. Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, động viên nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng . Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

Trên thực tế, các cơ quan chức năng đã có những cố gắng nhất định trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Chẳng hạn tăng cường kiểm tra, xử phạt

28

các trường hợp tiêu thụ hàng giả trong đó có rượu ngoại, thuốc lá… vào dịp giáp Tết; Kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh trung thu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…

Mặc dù đã có những cố gắng nhất định về lập pháp và thực thi các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng nhìn chung, quyền của người tiêu dùng Việt Nam vẫn đã và đang bị xâm hại nghiêm trọng. Những vụ việc gần đây như các vụ xăng chứa aceton gây hỏng động cơ gắn máy, nước tương chứa chất 3-MPCD gây ung thư, sữa đóng hộp không đúng trọng lượng, ghi nhãn sai đối với sữa tươi nhằm lừa dối người tiêu dùng, ghi nhãn mác là nước mắn cá hồi Bắc Âu sau phải cải chính lại hương cá hồi, vấn đề rau xanh, an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, việc gian dối taximét của các hãng taxi, chất lượng dịch vụ viễn thông… đã và đang gây ra nhiều bức xúc trong cộng đồng xã hội. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, trên thị trường cũng đang xuất hiện nhiều phương thức kinh doanh mới như bán hàng qua mạng, qua điện thoại giao dịch điện tử để đặt mua hàng hoá, dịch vụ từ một nước khác cũng đang phát triển. Những phương tiện giao dịch hiện đại tạo sự thuận tiện cho các bên nhưng bên cạnh những tiện ích thì đây cũng là môi trường làm phát sinh những hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ngày một tinh vi và phức tạp hơn.

Bên cạnh đó, quyền của người tiêu dùng ở nước ta còn bị xâm hại từ chính hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Khẩu hiệu được các cơ quan này đưa ra thường là Hãy trở thành Người tiêu dùng thông thái. Tuy nhiên khẩu hiệu này chỉ đúng một phần rất nhỏ. Người tiêu dùng thông thái có nghĩa là phải bảo đảm vệ sinh trước khi ăn, phải ăn chín, uống sôi chứ không ai thông thái đến mức biết được nước tương có chứa chất gây ung thư hay không, không ai thông thái đến mức phân biệt giữa hàng thật và hàng giả khi thấy chúng y chang như nhau, không ai thông thái đến mức nhìn vào cây xăng biết ngay là xăng có pha aceton, không ai thông thái đến mức dùng nước tương phát hiện nay ra trong đó có chất 3-MPCD gây ung thư. Vậy ai phải giúp người tiêu dùng? Đó chính là các cơ

29

quan có chức năng của Nhà nước. Các cơ quan này có trình độ, có phương tiện và có nguồn tài chính để giúp Người tiêu dùng trong toàn xã hội. Cơ quan nhà nước chuyên trách đương nhiên phải thông thái hơn người tiêu dùng. Nhưng một câu hỏi đặt ra: tại sao người tiêu dùng cứ bi thiệt hại trước, thấy được hậu quả thì sau đó cơ quan Nhà nước mới nhảy vào cuộc? Ngay nước tương có chất gây ung thư, người tiêu dùng đã dùng nhiều năm qua và sự việc bị phát hiện lại xuất phát từ một nước châu Âu. Không hiếm trường hợp người tiêu dùng không biết lựa chọn hàng hóa để mua khi thứ hàng hóa đó phải dùng bắt buộc vì quy định của pháp luật nhưng cơ quan chức năng lại thả nổi thị trường, thậm chí còn không minh bạch các sản phẩm kém chất lượng vì biết đâu doanh nghiệp sẽ sản xuất ra hàng hóa đạt tiêu chuẩn.

Tại Chi Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội - đô thị đông dân nhất Việt Nam, số đơn thư khiếu nại gói gọn trong con số 45. Và tỷ lệ giải quyết thành công cũng được báo cáo là "gần 100%", với 42 vụ. Đáng chú ý là hầu hết các vụ việc khiếu nại tiêu dùng được giải quyết bằng hòa giải. Không vụ việc nào được đẩy ra tòa và vì thế không doanh nghiệp nào phải "vô phúc đáo tụng đình" vì những sản phẩm/dịch vụ vô phúc của họ.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên báo trực tuyến (Khảo sát VietnamNet và VTC News các năm 2008 - 2009 (Trang 26)