Hoàn chỉnh luật pháp bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên báo trực tuyến (Khảo sát VietnamNet và VTC News các năm 2008 - 2009 (Trang 82)

8 quyền của ngƣời tiêu dùng:

3.2.1. Hoàn chỉnh luật pháp bảo vệ quyền lợi của ngƣời tiêu dùng

Đối với bất kỳ một xã hội pháp quyền nào, để điều chỉnh một lĩnh vực, một đối tượng nào đó cần phải được quy định bằng luật pháp. Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng , các nước xung quanh ta như Thái Lan, Xin-ga-po, Ấn Độ… đều ban hành luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .

Ở Việt Nam hiện nay, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa chính thức được ban hành. Đây là một bất cập, cần được nhanh chóng khắc phục. Vì, chỉ khi có luật và trên cơ sở đó có các văn bản dưới luật, các văn bản pháp quy khác để điều chỉnh thì các cơ quan thực thi pháp luật mới có cơ sở triển khai thực hiện, sức mạnh của bộ máy chính trị mới phát huy tác dụng.

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được trình và thảo luận trong phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII tuy nhiên chưa được thông qua. Sự ra đời của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong bối cảnh kinh tế hội nhập, đồng thời sẽ giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể quản lý chặt chẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dự luật gồm 8 chương, 67 điều được xây dựng dựa trên một số định hướng chủ yếu và có nhiều điểm nổi bật:

Trước hết, dự thảo coi người tiêu dùng có vị trí yếu thế trong quan hệ với nhà sản xuất kinh doanh. Theo phân tích của Bộ Công Thương, người tiêu dùng luôn là bên thiếu thông tin, đặc biệt là các thông tin và kiến thức liên quan đến đặc tính kỹ thuật của sản phẩm. Bên cạnh đó, họ thông thường ít có cơ hội đàm phán, thương lượng trong quan hệ với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Do đó sự can thiệp của nhà nước vào các quan hệ này sẽ góp phần ổn định trật tự xã hội, bảo

84

vệ lợi ích chung của xã hội và trong một chừng mực nhất định tạo ra thế cân bằng trong giao lưu dân sự.

Thứ hai, dự thảo luật hướng tới sử dụng chính sức mạnh của thị trường để loại bỏ các doanh nghiệp có hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng từ đó ngoài việc bảo vệ được lợi ích của người tiêu dùng còn hướng tới bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Định hướng này được cụ thể hóa trong các quy định như công bố công khai danh sách các doanh nghiệp có hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng để dùng sức mạnh của dư luận đấu tranh răn đe và loại bỏ các hành vi này.

Về vấn đề xây dựng hệ thống cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng , dự thảo Luật theo hướng thống nhất cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm chính và có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan có liên quan.

Dự thảo Luật cũng đặt mục tiêu xã hội hóa việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng , tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng , đặc biệt là các trung tâm hòa giải tranh chấp tiêu dùng… Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia cùng Nhà nước trong “cuộc chiến” này.

Dự thảo Luật cũng khẳng định sẽ cân bằng lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp, không thể vì bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà hạn chế các quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp, tránh tạo ra những kẽ hở để một số cá nhân lợi dụng quyền lợi của người tiêu dùng gây thiệt hại cho doanh nghiệp Tuy nhiên, thực tế cho thấy Luật này vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập cần phải tiếp tục bổ sung các quy định chi tiết và rõ ràng hơn nữa để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng trước khi được thông qua và ban hành.

3.2.2. Hoàn thiện các chế tài xử lý vi phạm, gian lận thương mại

Thời gian gần đây, bất chấp hậu quả nghiêm trọng do sản xuất, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại gây ra cho người tiêu dùng và nền kinh tế, hàng lậu, hàng giả vẫn lưu thông tràn lan trên thị trường dưới nhiều hình thức như

85

hàng giả, hàng nhái. Do vậy, chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại phải được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và thường xuyên nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực cho sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế, đồng thời bảo vệ tốt nhất người tiêu dùng .

Có một thực tế cho thấy là nạn buôn bán hàng giả, hàng nhái, gây ô nhiễm môi trường đang diễn ra với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Đáng suy nghĩ là đang tồn tại một nghịch lý, ngày càng có nhiều cá nhân, doanh nghiệp sẵn sàng… chịu phạt để tiếp tục vi phạm bởi chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe đối với các nhà sản xuất.

Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chịu phạt chứ không chịu thực hiện nghiêm theo báo cáo đánh giá tác động môi trường. Sở dĩ có tình trạng này là bởi, nếu xây dựng hệ thống xử lý lắng lọc đúng quy trình và vận hành thường xuyên, ngoài tốn kém bạc tỷ, doanh nghiệp còn phải tốn thêm hàng trăm triệu đồng mỗi tháng để vận hành. Vì vậy, mức phạt vài chục triệu đồng mỗi lần xử phạt (có khi vài năm mới phạt một lần) chẳng thấm vào đâu so với lợi nhuận của các doanh nghiệp lớn với quy mô hàng ngàn công nhân.

Chính vì vậy, việc hoàn thiện các chế tài xử phạt, xử lý đối với các đơn vị vi phạm là hết sức cần thiết.

Việc thiếu các văn bản pháp luật điều chỉnh các yếu tố thị trường, trong đó có quyền lợi người tiêu dùng là một trong những bất lợi của chúng ta, ảnh hưởng lớn tới sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp cũng như cả nền kinh tế, nhất là trong điều kiện đã trở thành thành viên của WTO. Việc xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật, đảm bảo quyền cơ bản của người tiêu dùng dựa trên “Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” trong Nghị quyết số 39/948 mà Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua ngày 9-5-1985 là vô cùng cần thiết.

86

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên báo trực tuyến (Khảo sát VietnamNet và VTC News các năm 2008 - 2009 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)