Tổng kết 23 sự kiện tiêu dùng gây bức xúc nhất năm

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên báo trực tuyến (Khảo sát VietnamNet và VTC News các năm 2008 - 2009 (Trang 65 - 78)

8 quyền của ngƣời tiêu dùng:

2.5. Tổng kết 23 sự kiện tiêu dùng gây bức xúc nhất năm

Theo VTC News và VietnamNet, 2009 là năm bùng nổ các sự kiện tiêu dùng nổi cộm nhất ở Việt Nam trước nay bởi rất nhiều sự cố về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ gây bức xúc cho người tiêu dùng được phơi bày trên báo chí.

Rất nhiều vụ việc được phanh phui, rất nhiều doanh nghiệp đã phải thay đổi thái độ với người tiêu dùng và cẩn trọng hơn với khâu sản xuất sản phẩm, chăm sóc dịch vụ để làm hài lòng khách hàng, bảo vệ thương hiệu.

Là báo điện tử đi tiên phong trong lĩnh vực Tiêu dùng, hơn nửa năm qua, VTC News và VietnamNet đã phanh phui hàng trăm vụ việc liên quan tới chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, góp phần giải tỏa bức xúc và nâng cao nhận thức hiểu biết của người tiêu dùng về quyền lợi chính đáng của mình khi mua phải sản phẩm kém chất lượng.

* Tình trạng "loạn giá" Honda LEAD

Cuối năm 2008, người tiêu dùng, các cơ quan truyền thông báo chí đã chứng kiến dòng xe tay ga Lead của Honda Việt Nam ra mắt mà kèm theo đó là một loạt các biến cố.

67

Với chính sách bán hàng của mình, các đại lý Honda Việt Nam đã thao túng giá trong hơn cả năm trời. Đến thời điểm này, người ta vẫn nhắc đến việc “loạn giá Honda Lead” và cũng không biết đến bao giờ cơn sốt này được hạ nhiệt?

Sự việc này đã khiến cho dự luận bất bình, người tiêu dùng thiệt hại, song theo giải thích từ phía Honda thì họ hoàn toàn không chịu trách nhiệm về vấn đề này khi cho rằng mẫu xe do Honda VN công bố là giá bán lẻ đề xuất để khách hàng tham khảo, giá có thể lên hay xuống theo nhu cầu thị trường. Điều này cũng phù hợp với Luật cạnh tranh Việt Nam và thông lệ quốc tế.

Mặc dù vị lãnh đạo cơ quan Quản lý cạnh tranh của Việt Nam cũng đã phát hiện ra sự lập lờ chết người trong các hợp đồng của Honda với các Head nhưng mọi tuyên bố đưa ra từ phía cơ quan này chỉ là khuyến nghị NTD phải bình tĩnh và thông minh khi lựa chọn mua xe.

Không bằng lòng với kết quả đó VTC News đã thường xuyên có những bài phân tích mổ xẻ để làm rõ bản chất của sự việc này và kết quả là vị Bộ trưởng Tài chính đã đốc thúc cơ quan thuế đi kiểm tra ráo riết. Đến nay, đã có kết quả bước đầu xử lý các đại lý vi phạm, đồng thời có những chính sách thuế phù hợp để hạn chế tình trạng loạn giá.

* Xe Honda bị làm nhái

Đây là vụ việc mà VTC News là tờ báo đầu tiên phát hiện ra vấn đề và đã “nổ” phát súng đầu tiên.

Theo điều tra của pv VTC News, tại một số cửa hàng bày bán sản phẩm xe máy trên địa bàn HN đã bày bán xe nhái. Chủ cửa hàng cả quyết: Những mẫu xe "Honda AirBlade, SCR" được mua bản quyền và công nghệ lắp ráp của Honda song giá chỉ 16 triệu đồng/chiếc. Sự việc được đẩy lên đỉnh điểm khi pv VTC News đã trực tiếp nhận được những phản ánh của các khách hàng đã trót mua phải sản phẩm “rởm” này.

68

Sau bài viết ban đầu đăng tải trên VTC News, hàng loạt các tờ báo có uy tín như Thanh Niên, Tuổi trẻ... đã vào cuộc. Chưa đầy ba ngày sau khi có loạt bài phản ánh vấn đề gian lận này, Đội CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội phối hợp cùng Đội Quản lý thị trường số 12 đã tiến hành lập biên bản và tịch thu toàn bộ số xe tay ga được rao bán là xe “Honda Spacy xịn” giá 16 triệu đồng.

Sau vụ việc này, đại diện của Honda Việt Nam cũng đã gửi lời cảm ơn đến các cơ quan truyền thông vì đã giúp cho công ty này giữ được uy tín và hình ảnh của mình.

* Các sự cố chất lƣợng xe Honda: Xe Honda gãy cổ phốt giữa phố

Trong khi sự việc Honda loạn giá vẫn còn “sôi” lên sùng sục thì tháng 3/2009, tại phố Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) một chiếc xe Honda mới cáu cạnh nằm gãy gục bên vỉa hè, phía trước là tấm biển “Xe Honda đang đi gãy cổ phốt” do ông Nguyễn Xuân Thắng - chủ nhân của chiếc xe kém chất lượng - dựng lên.

Vụ việc được phản ánh đến Honda VN, tuy nhiên đại diện Honda VN cho rằng: Nguyên nhân gãy cổ phốt chính là do chiếc xe chịu một lực cực lớn mới có thể gãy trong khi ông Thắng cam kết không hề có va chạm hoặc chịu lực gì quá lớn.

Sau một thời gian “lời qua tiếng lại” trên báo chí giữa chủ nhân chiếc xe với Công ty Honda VN thì mọi nỗ lực hòa giải đều bất thành. Tuyên bố cuối cùng mà vị chủ xe đưa ra là đem vụ việc này nhờ tòa án giải quyết song cho đến nay, cũng chưa có một cái kết rõ ràng và vụ việc cứ chìm dần, chìm dần...

Như một hiệu ứng dây chuyền, hàng loạt khách hàng đã "tố" xe mà hãng này sản xuất "có vấn đề" về chất lượng. Ngoài sự kiện trên, còn phải kể đến việc Honda AirBlade vừa chạy 60km đã phát ra tiếng kêu dữ dội, mua xe Honda 6 tháng, sửa 7 lần...

69

Anh Đoàn Hoàng Ân, được sự ủy quyền của ông Đoàn Khanh, chủ chiếc xe Toyota Camry 3.5Q BKS 78K-9989 “tố” chiếc xe bạc tỷ của gia đình anh có mùi trứng thối khi vận tốc đạt đến 80km/h.

Tuy nhiên, Toyota VN cho rằng: Những thông tin phía chủ xe Camry bốc mùi cung cấp cho báo chí là “mang tính cắt xén, không thể hiện đầy đủ diễn biến sự việc và thiếu thiện chí”...

Sau nhiều lần lời qua tiếng lại, cuối cùng gia đình ông Ân tuyên bố sẽ đưa Toyota ra tòa. Không kém cạnh, Toyota VN cũng lớn tiếng khi trả lời trên VTC News “Toyota VN sẵn sàng hầu tòa”.

* Thƣ ngỏ của khách hàng gửi giám đốc Mobifone

Đầu tháng 5/2009, khách hàng Phạm Nguyễn T. đã có lá thư ngỏ gửi ông Tổng Giám đốc MobiFone về những vô lý mà anh gặp phải khi sử dụng dịch vụ của hãng này, đó là cuộc gọi dài bất thường mà anh khẳng định là không hề biết. Đồng thời, anh T. cũng phản ánh những bức xúc nhiều khi đến “run người” trước thái độ làm việc của một vài nhân viên MobiFone.

Cụ thể, trong bản kê chi tiết ghi: Lúc 12h56’ ngày 3/3/2009, số thuê bao trên thực hiện cuộc gọi đến số 320 (Đường dây nóng của Vietnam Airlines) với thời lượng lên tới 2 giờ 21 phút. Cuộc gọi tiếp theo từ thuê bao này vào lúc 13h04’ cùng ngày kéo dài 52 phút và cũng gọi đến số 320. Nghĩa là khi cuộc gọi sau bắt đầu trong khi cuộc gọi trước vẫn còn thực hiện(!?). Sau đó MobiFone cho rằng, máy điện thoại của anh T có thể đã tự động bấm phải phím gọi tự động nên mới có tình trạng như vậy.

Sau nhiều lần thương thảo, cuối cùng sự việc cũng được giải quyết bằng việc không tính cước các cuộc gọi này cho khách hàng và MobiFone cũng cam kết "sẽ rà soát, kiểm tra toàn bộ sự việc và sẽ có những biện pháp chấn chỉnh nội bộ để công tác chăm sóc khách hàng luôn được thực hiện chuyên nghiệp".

70

Nhiều khách hàng trung thành của hãng sữa Cô gái Hà Lan đã phải nhập viện trong tình trạng tím tái, khó thở, mặt sưng húp… sau khi uống dòng sản phẩm mới sữa tưi tiệt trùng có bổ sung vi chất Vivinal Gos. Theo chuẩn đoán ban đầu, các nạn nhân này bị “dị ứng” do cơ địa.

Ngay sau khi các cơ quan báo chí vào cuộc, Công ty TNHH FrieslandCampina Việt Nam đã ngay lập tức ra thông báo thu hồi toàn bộ sản phẩm sữa tươi tiệt trùng Cô gái Hà Lan có bổ sung vi chất Vivinal Gos trên toàn quốc. Vụ việc được các cơ quan thông tấn đeo bám đến cùng và các cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc để tìm hiểu nguyên nhân.

VTC News đã có được số liệu “giật mình” về lượng sản phẩm sẽ được thu hồi của hãng này, con số này lên đến 1,5 triệu hộp. Tuy nhiên, đến nay, Công ty TNHH FrieslandCampina Việt Nam không hề hé lộ với dư luận về con số cụ thể đã thu hồi, nguyên nhân của vụ việc và phương án xử lý lượng sữa thu hồi đó một cách cụ thể, minh bạch.

* Vỏ kẹo cao su bơi trong chai bia Sài Gòn

Theo phản ánh của chị Nguyễn Thị Nhung (nhà số 4, đường số 52, cư xá Lữ Gia, F15, Q.11, TP.HCM) đến VTC News thì chị đã rất hoảng hốt khi phát hiện vỏ kẹo cao su Cool Air lơ lửng trong chai bai Sài Gòn xanh vẫn còn “nguyên đai, nguyên kiện”.

Sự việc được VTC News phản ánh tới nhà sản xuất Sabeco ngay sau đó, hãng này đã trì hoãn công bố nguyên nhân vụ việc với nhiều lý do, song với sự kiên trì, quyết liệt đeo bám sự việc đến cùng của pv VTC News. Cuối cùng sau 5 tháng trì hoãn, đại diện hãng bia này mới chính thức thông báo xác nhận nguyên nhân cuối cùng do công nhân kiểm soát sản phẩm đầu cuối rời khỏi vị trí kiểm tra để sắp xếp sản phẩm.

* Chai cam ép của Coca Cola mốc xanh, mốc đỏ

Khách hàng Trần Thị Hoài Anh (Ngọc Hồi – Hà Nội) đã hoảng hốt khi phát hiện ra một trong số các chai nước cam ép Splash (nhãn hàng của Công ty

71

Coca – Cola Việt Nam) có dấu hiệu mốc xanh, mốc đỏ dù nắp chai vẫn "nguyên đai, nguyên kiện".

Rất nhanh chóng sự việc này cũng được VTC News chuyển tới hãng Coca Cola để làm rõ nguyên nhân. Kết quả là các chuyên viên kỹ thuật của hãng kết luận: Nắp chai không còn đảm bảo độ kín theo tiêu chuẩn và đây có thể là nguyên nhân nhiều khả năng nhất gây ra hiện tượng vẫn mốc bên trong chai.

Tuy nhiên, đại diện hãng này khẳng định, không phải là lỗi sản xuất mà có thể sự cố này xảy ra trong quá trình lưu thông và bảo quản hàng hóa ngoài thị trường.

* Bia chai Hà Nội không đủ dung tích

Khách hàng Bùi Huy Sơn (Thanh Hóa) trong một cuộc nhậu cùng bạn hữu đã phát hiện ra chai bia Hà Nội cũng còn “nguyên đai, nguyên kiện” song dung tích bia trong chai chỉ còn một nửa. Lo lắng, khách hàng này đã nhờ VTC News vào cuộc để tìm hiểu nguyên nhân.

Sau khi xác minh sự việc và chuyển những phản ánh của khách hàng tới Habeco, lãnh đạo Habeco đã thiện chí trực tiếp đến tòa soạn báo điện tử VTC News để phân trần về sự cố này. Kết quả Habeco trả lời đến VTC News và khách hàng là do sơ sót của dây chuyền. Habeco cũng đã xin lỗi và đền bù thỏa đáng cho khách hàng Sơn, và khách hàng này cũng đã gửi lời cám ơn chân thành tới VTC News vì đã vào cuộc nhanh chóng bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

* Khách hàng đồng loạt tố Viettel lừa khuyến mại

Ngày 19/6/2009, các thuê bao của mạng di động Vietel đã nhận được tin nhắn của tổng đài với nội dung khuyến mãi lớn nhất từ trước đến nay, chương trình khuyến mãi được áp dụng đối với thuê bao trả trước kích hoạt trước ngày 24/03/2009. Theo đó, Viettel sẽ tặng đến 150% giá trị cho các thẻ nạp lớn hơn hoặc bằng 50.000 đồng (quy ra số phút gọi và tin nhắn nội mạng). Thế nhưng, thực tế, theo phản ánh của rất nhiều khách hàng, giá trị khuyến mại dành cho khách hàng Viettel khi tham gia chương trình này chưa đến 100% giá trị thẻ nạp.

72

Giải thích về sự việc này, bà Nguyễn Phương Lan, Trưởng Ban Truyền thông – Phòng Quảng cáo Truyền thông của Viettel Telecom cho biết rằng đó là do lỗi... kỹ thuật: “Tin nhắn không thể bao quát hết nội dung chương trình bởi giới hạn 400 ký tự trên một tin nhắn, nên trong tin nhắn Viettel đã cho thêm nội dung khách hàng nên tìm hiểu qua website hoặc tổng đài chăm sóc khách hàng".

* Sữa Mộc Châu bị trƣơng phình

Tháng 3/2009, khách hàng Trần Thúy Ngân, trú tại Tập thể Quân khu Thủ Đô, phố Vương Thừa Vũ, quận Thanh Xuân, Hà Nội phát hiện 1 trong số 48 hộp sữa Mộc Châu chị vừa mua bị căng phồng dù mới được sản xuất trước đó 12 ngày và hạn sử dụng còn kéo dài tới ngày 11/09/2009.

Liên quan đến sự kiện này, dù chưa hề kiểm nghiệm hộp sữa gặp vấn đề, đại diện công ty sữa Mộc Châu đã khẳng định, nguyên nhân khiến hộp sữa bị trương phình là do... vỏ bao bì hộp sữa bị rạn nứt.

Tuy nhiên, hãng này đã kịp "ghi điểm" lại khi cho đại diện Công ty Giống Bò sữa Mộc Châu trực tiếp đến "xin lỗi" khách hàng và đền bù thỏa đáng.

* Khuyến mại “giờ Vàng” của Công ty CP Thế giới số Trần Anh

Cuối tháng 12/2009, Công ty CP Thế giới số Trần Anh đã gây ầm ĩ trên phương tiện thông tin đại chúng với chương trình khuyến mại “giờ Vàng” gây sốc. Chương trình chưa kịp “sốc” về giá đã “vỡ” khiến hầu hết các khách hàng tham dự chương trình “tăng xông”.

Sau chương trình này chưa chắc Trần Anh đã ghi điểm với cả những người mua được hàng, còn người tiêu dùng “trắng tay” lại có thêm ấm ức. Có lẽ "đắc lợi" nhất là các cá nhân mở dịch vụ trông xe tự phát với hi vọng “mỗi năm có vài lần như thế này, kiếm tiền tiêu Tết tốt”.

* Giá sữa Việt Nam đắt nhất thế giới và bức xúc của dƣ luận

Có nhiều thông tin từ đại diện các cơ quan chức năng khẳng định rằng, giá sữa Việt Nam đắt vào loại nhất thế giới. Tuy nhiên, trong một báo cáo chính thức

73

gửi Chính phủ về giá sữa của Bộ Tài chính mới đây lại "cải chính" rằng: Mặt bằng giá sữa Việt Nam nói chung là cao, nhưng chưa phải là… cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, những tranh cãi đó có đúng hay sai thì vẫn là ngụy biện vì quan trọng nhất tại Việt Nam hiện nay là giá sữa đắt đến mức phi lý mà nhà nước vẫn chưa có cơ chế kiểm soát hữu hiệu.

Giá sữa tại Việt Nam hiện được thực hiện theo cơ chế thị trường do doanh nghiệp quyết định. Pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định nào về việc giá bán sản phẩm của các hãng nước ngoài vào Việt Nam phải có mức giá tương đương với các nước trong khu vực.

Mãi đến khi dư luận bức xúc, thì gần đây mặt hàng sữa mới được đưa vào danh mục mặt hàng bình ổn giá song việc giá sữa tăng từng ngày vẫn là bài toán bỏ lửng với cơ quan chức năng cho đến tận lúc này.

* Loạn phí trông xe tại Hà Nội

Chỉ 5 phút gửi xe ở các bãi trông xe Hà Nội, khách hàng đã phải móc túi trả cho “cai trông giữ xe” 5 nghìn đồng. Câu chuyện tuy nhỏ nhưng dai dẳng và nó trở thành một sự việc “hiển nhiên”.

Điều đáng nói là những bãi xe này đều nằm gần những cơ quan công quyền - Nơi trực tiếp quản lý những vấn đề này. Song khi cơ quan báo chí chất vấn thì lãnh đạo phường lại đổ trách nhiệm cho quận, quận đổ cho ngành tài chính, tài chính đổ cho ngành giao thông... và cuối cùng thì đến nay, trách nhiệm quản lý vấn đề loạn giá xe vẫn là quả bóng treo lơ lửng đề ngành nọ "đá" cho ngành kia.

* Bảo hiểm Quân đội bị tố tiền hậu bất nhất trong chi trả bảo hiểm

Mặc dù đã mua bảo hiểm vật chất của Công ty bảo hiểm quân đội (MIC) cho xe ô tô Toyota Vios tại Toyota Láng Hạ song anh Nguyễn Thành Vinh (14 Lê Trực, Ba Đình, Hà Nội) vẫn phải móc tiền túi trả cho đơn vị sửa chữa vì giữa 2 đơn vị chi trả bảo hiểm và sửa chữa tai nạn “vênh” nhau.

74

Cho đến khi, khách hàng phản ánh đến VTC News thì sự việc mới được giải quyết một cách khiên cưỡng, kèm theo một quyết định cho "bay chức" đối với vị trưởng phòng Bảo hiểm phi hàng hải của MIC vì cách giải quyết tắc trách

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên báo trực tuyến (Khảo sát VietnamNet và VTC News các năm 2008 - 2009 (Trang 65 - 78)