0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Vấn đề Vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN BÁO TRỰC TUYẾN (KHẢO SÁT VIETNAMNET VÀ VTC NEWS CÁC NĂM 2008 - 2009 (Trang 46 -50 )

8 quyền của ngƣời tiêu dùng:

2.3.4.1. Vấn đề Vệ sinh an toàn thực phẩm

Chưa bao giờ vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) lại được quan tâm rộng khắp như hiện nay, thực tế người tiêu dùng bây giờ uống gì, ăn gì cũng cảm thấy không yên tâm.

Bây giờ ngồi vào bàn ăn, nước mắm thì sợ có chứa vi khuẩn gây hại, rau thì sợ thuốc bảo vệ thực vật, thịt lợn thì sợ nuôi bằng cám tăng trọng, người tiêu dùng thực sự vô cùng hoang mang mà vẫn phải sống cùng sợ hãi khi dùng thực phẩm, họ đành phó mặc sức khoẻ và sinh mạng của mình vào lương tâm của nhà sản xuất.

Còn nhà sản suất vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả, vụ việc gần đây nhất gây chấn động dư luận là hàng chục tấn thực phẩm của Vinafood đã hết hạn sử dụng vẫn được đưa ra thị trường. Nếu các cơ quan chức năng không phát hiện và ngăn chặn kịp thời thì biết bao nhiêu Người tiêu dùng đã “ăn đủ” và đương nhiên sức khỏe của họ không được đảm bảo.

Theo báo cáo của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), năm 2008 là năm có nhiều khó khăn, trở ngại cho công tác quản lý VSATTP, nhiều vụ việc

48

phức tạp xảy ra, gây tổn thất không nhỏ như dịch tiêu chảy cấp ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam; sữa nhiễm melamine; rượu có chứa methanol cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép... Trong năm này, trên toàn quốc đã xảy ra 205 vụ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) làm 7.828 người mắc và 61 người tử vong. Có 76,20% số tỉnh/thành phố (48/63 tỉnh) xảy ra các vụ NĐTP, trong đó tỷ lệ mắc cao nhất thuộc khu vực Đông Nam Bộ (chiếm 41,4%), số người tử vong nhiều thuộc khu vực miền núi phía Bắc với tỷ lệ 42,6%, tiếp đến là đồng bằng sông Cửu Long với 41% tổng số ca chết do ngộ độc. Các vụ NĐTP năm 2008 xảy ra tập trung chủ yếu tại bếp ăn gia đình (54,6%); bếp ăn tập thể (15,6%), tại đám cưới/giỗ (16,6%), tại các cơ sở thức ăn đường phố... Nguyên nhân các vụ ngộ độc chiếm tỷ lệ lần lượt là thực phẩm hỗn hợp, thủy sản, nấm độc; ngũ cốc và các sản phẩm ô nhiễm... Ngoài ra, các sản thực phẩm khác như củ quả, bánh kẹo, rượu... cũng là những thực phẩm căn nguyên của các vụ ngộ độc.

Trước thực trang đó, trong các năm 2008, 2009 trên các báo VietnamNet và VTC New đã có hàng trăm bài viết phản ánh về tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Số lượng bài về vấn đề này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các tin bài về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên 2 tờ báo online này. Trong đó VietnamNet có hơn 1000 bài về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đa phần các tin bài này đều nằm trong mục Xã hội, Quốc tế (năm 2008) và trang Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (từ năm 2009 trở đi) với nội dung rất đa dạng phản ánh nhiều góc cạnh của việc vi phạm vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm như thực phẩm mất vệ sinh, hàng thực phẩm kém chất lượng, đồ ăn tẩm hóa chân, sửa nhiểm melamine… Một số bài tiêu biểu như: An toàn thực phẩm: Bộ Y tế chỉ gác mâm cơm (ngày 12/11/08; Nông dân kiện Bộ Y tế, Bộ bào chữa do... vô tình (ngày 30/12/08); Hàng tấn thực phẩm mất vệ sinh "dành cho" Tết (1/1/08); Ăn uống mất vệ sinh, tiêu chảy hoành hành trở lại (8/1/08); Tết đến, bán tháo rượu "dởm", thực phẩm ướp hoá chất (9/1/08); Melamine trong sữa: Sở Y tế phán "có", doanh nghiệp cãi "không" (30/9/08); 55% ca ngộ độc là từ thực phẩm của gia đình (22/7/08)…

49

Còn trên VTC, số lượng các tin bài về vấn đề này là khoảng 250 tin/bài, trong đó có loạt bài về chất lượng sữa như Người tiêu dùng tẩy chay sữa nhiễm khuẩn E-coli (12/10/08); Phát hiện sữa Vinamilk nhiễm khuẩn; Vinamilk phải chịu trách nhiệm về chất lượng như cam kết; Sữa bột Abbott, Mead Johnson, Nestle nhiễm melamine tại Mỹ (26/11/08); Phát hiện 619 hộp sữa AC FOOD không đảm bảo (16/07/2009)… hoặc tình trạng mất vệ sinh an toàn thự phẩm như

Hàng chục tấn thực phẩm của Vinafood "quá đát" (16/07/09); Bánh trung thu nấm mốc vẫn được tuồn ra thị trường (17/09/09); Phát hiện nửa tấn thịt ôi thiu tại Metro Hoàng Mai (15/09/09); Bánh Kinh Đô mốc trắng dù còn hạn sử dụng (20/08/09); Bánh mỳ TYTI mốc xanh dù còn hạn sử dụng (06/07/09); Sữa Vinamilk nhiễm khuẩn luôn "do vận chuyển"? (31/05/09)…

Đặc biệt, trong năm 2008 - 2009 sự kiện sữa nhiễm melamine đã làm hàng ngàn người - đặc biệt là trẻ em - phải nhập viện gây chấn động thế giới, các báo VietnamNet và VTC News đều có những bài viết phản ảnh về sự kiện này. Mối tờ báo đều có một góc nhìn và cách thông tin khác nhau từ khi vụ việc bị phát hiện tại Trung Quốc đến khi các hãng sữa Việt Nam cũng bị phát hiện có melamine.

Trên VietnamNet có một loạt bài viết cho người đọc cái nhìn toàn cảnh của vụ sữa nhiễm melamine. Từ các thông tin ban đầu từ Trung Quốc cũng như những hậu quả nghiêm trọng của nó như: Trung Quốc: Hơn 3.600 trẻ vẫn nằm viện vì sữa bẩn (23/10/08); Gần 1/4 trẻ em Bắc Kinh uống sữa bẩn (27/10/08); Trung Quốc: Cả gia đình vật lộn với sữa bẩn (17/10/08); Trung Quốc: 300.000 trẻ bệnh do uống sữa melamine (3/12/08); Vụ sữa bẩn TQ: Hơn 10.000 trẻ em vẫn nằm viện (9/10/08); Trung Quốc từ chối cấp số liệu trẻ ốm vì sữa bẩn (8/10/08); Bệnh nhi sữa bẩn tăng vọt lên gần 53.000 bé (22/9/08); Nạn nhân sữa bẩn TQ có thể vượt quá 90.000 người (9/10/08); Thêm 31 lô sữa của Trung Quốc có melamine (1/10/08)… đến việc điều tra, xử phạt công ty sản xuất sữa: Trung Quốc bắt thêm 6 người liên quan tới sữa độc (06/10/08); Tập đoàn Tam Lộc (Trung Quốc) bị kiện vì sữa bẩn (2/10/08); Hãng "sữa bẩn" của Trung Quốc phá

50

sản (24/12/08); Tập đoàn Tam Lộc (Trung Quốc) bị kiện vì sữa bẩn (2/10/08); “Ngược dòng” vụ sữa nhiễm độc Trung Quốc (24/9/08)….

Còn trong nước, bên cạnh các thông tin liên tục cập nhật về diễn biến tại Trung Quốc, VietnamNet cũng có một loạt bài để người tiêu dùng thấy rõ được tình hình sữa nhiễm bẩn ở Việt Nam đã có chưa, các loại sữa nào nhiễm, các cơ quan chức năng xử lý sự việc như thế nào, ảnh hưởng của việc này đối với trẻ em, ngời tiêu dùng, các doanh nghiệp cũng như nông dân nuôi bò sữa… Một loạt bài viết như Nông dân kiện Bộ Y tế, Bộ bào chữa do... vô tình; Hanoimilk không kiện Bộ Y tế, nhưng...; Vụ nông dân khiếu kiện Bộ Y tế: Bộ không 'minh oan'; Bộ Y tế: 11 sản phẩm của Hanoimilk không nhiễm melamine, 700 tấn sữa nhiễm melamine và không có nguồn gốc; DN phải bổ sung danh sách "Sản phẩm không chứa melamine"; 21 mẫu sữa Trung Quốc tại Việt Nam không nhiễm melamine; Thu giữ nguyên liệu sản xuất bánh kẹo không rõ nguồn gốc; Sữa nhiễm melamine có mặt tại miền núi; Thêm 3 mẫu sữa Hanoimlik nhiễm melamine; Thu hồi gần 10.000 hộp sữa nghi nhiễm melamine; Đã có 18 sản phẩm sữa nhiễm melamine; Hà Nội: Phát hiện mẫu sữa đầu tiên nhiễm melamine; Công bố bất kỳ sản phẩm sữa nào dương tính về melamine Golden Food "ém" kết quả sữa nhiễm melamine; Người tiêu dùng e dè với sản phẩm làm từ sữa; Người tiêu dùng e dè với sản phẩm làm từ sữa; Hà Nội chưa phát hiện sữa chứa chất nguy hiểm; Cà Mau: Phát hiện nhiều loại sữa không rõ nguồn gốc; Thêm một công ty nhập sữa bột Trung Quốc nhiễm melamine; 42 tấn sữa chưa công bố tiêu chuẩn chất lượng; Công bố bất kỳ sản phẩm sữa nào dương tính về melamine; Vỏ bao bì chứa sữa cũng có thể có melamine; Bộ Y tế ban hành quy trình xét nghiệm chất melamine; Sữa và nguyên liệu sữa có melamine: Tái xuất và tiêu hủy!; 9 sản phẩm nhiễm melamine phải tiêu hủy; Phát hiện gần 2 tấn sữa nghi có melamine… đã giúp người đọc nói chúng,người tiêu dùng nói riêng có một cái nhìn toàn cảnh về vụ sữa nhiễm melamine tại Việt Nam để có biện pháp phòng tránh.

51

Hình thức thông tin về vụ sữa nhiễm mealmine trên VTC News tương tự như của VietnamNet, tờ báo này cũng có những tin bài phản ánh về tình trạng sữa nhiễm melamine ở Trung Quốc và diễn biến tại thị trường Việt Nam, tuy nhiên số lượng tin bài ít hơn trên VietnamNet với gần 200 tin/bài. Một số bài tiêu biểu: Sữa Melamine đặt dấu chấm hết cho tập đoàn Sanlu; Tiêu hủy hơn 17.400 tấn sữa nhiễm melamine; Nhầm sữa nhiễm Melamine: "Thiệt hại chỉ là ...nhất thời"; Bộ Y tế "thất hứa" vụ báo cáo tiêu hủy sữa melamine; Cho phép ngưỡng melamine trong thức ăn chăn nuôi; Mỹ đưa ra chuẩn an toàn về melamine; "Tiêu huỷ sữa melamine là trách nhiệm của Bộ Y tế”; Phát hiện sữa có Melamine vượt ngưỡng chuẩn 500 lần; Sữa thiếu độ đạm nguy hiểm ngang sữa chứa Melamine; Bộ Y tế đối thoại 7 hộ nông dân kiện vụ melamine; Tiêu hủy hơn 17.400 tấn sữa nhiễm melamine; Bộ Y tế "thất hứa" vụ báo cáo tiêu hủy sữa melamine; Cho phép ngưỡng melamine trong thức ăn chăn nuôi; Chưa ấn định hạn tiêu hủy sữa melamine vì … chờ DN; Phát hiện sữa bột Abbott, Mead Johnson và Nestle nhiễm melamine tại Mỹ; Sữa bột Abbott, Mead Johnson, Nestle nhiễm melamine tại Mỹ; Bán sữa nhiễm melamine, 6 người bị bắt tại Trung Quốc; Bộ Y tế đối thoại 7 hộ nông dân kiện vụ melamine; Trứng gà nhiễm melamine có nguy hại lớn?...

Trong các thông tin đăng tải trên VTC News có một số thông tin rất thiết thực, đó là bên cạnh việc phản ánh và chỉ đích danh các hãng sữa nhiễm melamine thì tờ báo này còn có thêm thông tin về các hãng sữa không bị nhiễm chất độc nguy hiểm này Danh sách những mẫu sữa không có melamine, giúp người tiêu dùng an tâm và có thể lựa chọn loại sữa sử dụng an toàn.

Như vậy, có thể thấy, đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, các tờ báo này tập trung vào việc phản ánh sự việc và đưa tin chứ ít xuất hiện các bài điều tra chủ động, công phu.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN BÁO TRỰC TUYẾN (KHẢO SÁT VIETNAMNET VÀ VTC NEWS CÁC NĂM 2008 - 2009 (Trang 46 -50 )

×