Nâng cao hiệu quả tương tác giữa cơ quan báo chí và người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên báo trực tuyến (Khảo sát VietnamNet và VTC News các năm 2008 - 2009 (Trang 89 - 91)

8 quyền của ngƣời tiêu dùng:

3.3.2.3. Nâng cao hiệu quả tương tác giữa cơ quan báo chí và người tiêu dùng

của CLB Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do báo tổ chức. Còn trên báo trực tuyến có 3 báo điện tử là VietnamNet, VTC News và VnMedia có xây dựng chuyên trang riêng nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Chính vì vậy, thời gian tới rất cần các báo đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua việc tăng diện tích cho các thông tin này cũng như mở các chuyên trang, chuyên mục hoặc chuyền đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng . Ngoài ra cũng có một số tờ báo chuyên san về tiêu dùng như Sài Gòn Tiếp thị, Tiếp thị & Gia đình, Tư vấn tiêu dùng, Cẩm nang mua sắm… cũng đều có các thông tin về tiêu dùng nhưng mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các sản phẩm dịch vụ mới chứ ít có những bài viết về nội dung bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi bị xâm phạm quyền lợi chính đáng.

Do đó rất cần có thêm nhiều chuyên trang, chuyên mục nữa trên báo chí để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .

3.3.2.3. Nâng cao hiệu quả tương tác giữa cơ quan báo chí và người tiêu dùng dùng

Tương tác là cách thức làm việc thông qua trao đổi thông tin trực tiếp giữa người và máy móc hoặc giữa hai hệ thống máy móc. Thông thường, đó là việc người sử dụng đưa ra một câu hỏi hay một chỉ lệnh và hệ thống lập tức đáp ứng lại. Việc tương tác giữa độc giả với tòa soạn là hết sức cần thiết và là cơ sở để đánh giá hiệu quả truyền thông của cơ quan báo chí. Đối với các cơ quan báo chí, đặc biệt là báo điện tử việc tương tác giữa độc giả với tòa soạn là hết sức cần thiết. Các báo điện tử nhờ ưu điểm của công nghệ và không giới hạn thời gian, không gian sử dụng nên khả năng và hiệu quả tương tác rất cao và kết quả rõ

91

nhất thể hiện qua lượng người xem, lượng comment/bình luận, ý kiến phản hồi của độc giả.

Một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công của các cơ quan báo chí trong hoạt động đấu tranh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chính là hiệu quả truyền thông mang lại sau những tin tức, bài viết đăng tải trên báo chí, trong đó hiệu quả thể hiện rõ nhất là sự tương tác/phản hồi trở lại của người tiêu dùng, độc giả đối với những thông tin trong bài viết; người tiêu dùng tẩy chay sản phẩm/doanh nghiệp đó, thêm nhiều người lên tiếng tố cáo, hoặc người tiêu dùng rút ra được những kinh nghiệm khi gặp phải trường hợp tương tự…

Bên cạnh các nguồn thông tin từ các cơ quan công an, quản lý thị trường, cục quản lý cạnh tranh… thì người tiêu dùng – chủ thể bị xâm phạm chính là nguồn thông tin lớn nhất, quan trọng nhất cung cấp tư liệu cho các báo. Đặc biệt trong thời đại công nghệ thông tin, tính tương tác của báo chí và độc giả cũng được quan tâm nhiều hơn, vì thế, đọc báo còn giúp người đọc có cái nhìn đa chiều. Đơn cử như những tin bài trên các báo điện tử, với ưu thế về tốc độ, khả năng tương tác giữa cơ quan báo chí – độc giả khá cao thông qua những bình luận (comment) trực tiếp của người đọc dưới mỗi bài viết giúp cho các tờ báo có thể đánh giá được hiệu quả truyền thông và hiệu ứng đối với xã hội, đồng thời qua đó các báo cũng có thêm nhiều nguồn thông tin mới. Các báo nên chú ý nhiều hơn tới công tác này và coi đó là một công tác quan trọng, bởi có lắng nghe thì mới thấu hiểu độc giả cần gì, độc giả nghĩ gì và đó cũng chính là một cách để bày tỏ mình tôn trọng khách hàng.

Không chỉ có vậy, người tiêu dùng “thấp cổ bé họng” khi gặp những vướng mắc mà không biết “bấu víu” vào đâu để phản ánh những bức xúc của mình, chỉ biết trông cậy vào các cơ quan báo chí với phạm vị ảnh hưởng sâu rộng sẽ giúp họ giải tỏa bức xúc, tìm lại sự công bằng cũng như đưa ra những bài học cảnh giác cho những người khác.

Một điểm cần lưu ý với các cơ quan báo chí là phải xác thực nguồn thông tin trước khi đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, tránh đưa những tin

92

tức sai, thiếu chính xác hoặc bị doanh nghiệp giật giây đằng sau để đưa tin có lợi cho doanh nghiệp còn người tiêu dùng thì “lãnh đủ”

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên báo trực tuyến (Khảo sát VietnamNet và VTC News các năm 2008 - 2009 (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)