8 quyền của ngƣời tiêu dùng:
BÁO CHÍ ĐẤU TRANH BẢO VỆ NGƢỜI TIÊU DÙNG – TÁC ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI NHÀ SẢN XUẤT VÀ XÃ HỘ
HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI NHÀ SẢN XUẤT VÀ XÃ HỘI
2.1. Thực tế hoạt động bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trên báo chí hiện
nay
Từ trước đến nay tại Việt Nam vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không phải là chưa từng xuất hiện trên báo chí, tuy nhiên vấn đề này được đề cập rời rạc, không tập trung mà chỉ theo sự vụ về các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, khuyến mại mập mờ, sản phẩm kém chất lượng… chứ không có riêng một chuyên mục đặc biệt dành cho các thông tin bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Một số vụ điển hình như cuối năm 2005, do có nhiều dư luận về chất lượng sữa XO, Thanh tra Bộ Y tế đã tổ chức lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả cho thấy, hàm lượng chì trong sữa XO là 0,107 mg/kg, cao gấp 5,35 lần so với tiêu chuẩn mà doanh nghiệp tự công bố khi đăng ký tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Đại diện Công ty NanumCnC, nhà phân phối sản phẩm sữa XO, cho biết hàm lượng chì trong sữa này tuy cao hơn tiêu chuẩn tự công bố nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam là 2 mg/kg. Khi được hỏi tại sao lại công bố hàm lượng chì quá thấp so với thực tế và yêu cầu của nhà chức trách như vậy, Công ty NanumCnC cho rằng đó là do sự khác nhau về chất lượng thiết bị xét nghiệm ở Việt Nam và Hàn Quốc, rằng sữa XO khi được xét nghiệm ở "quê nhà" thì gần như không phát hiện ra chì. Tuy nhiên, đại diện của Viện Dinh dưỡng, nơi xét nghiệm mẫu sữa XO trong đợt thanh tra, phủ nhận điều này và cho biết, tất cả thiết bị và quy trình xét nghiệm tại viện đều đạt chuẩn quốc tế. Với sự lên tiếng của các cơ quan báo chí với rất nhiều tin bài phản ánh theo dõi sự kiện này, đơn cử như các bài: Sữa XO (Hàn Quốc) có hàm lượng chì rất cao (báo Tuổi trẻ, Hànộimới), Sữa XO lại gặp rắc rối vì hàm lượng chì
35
phải tổ chức một cuộc họp báo để giải trình nhưng kết quả cuối cùng vẫn phải rút khỏi thị trường Việt Nam.
Hay như với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm – một vấn đề nhức nhối trong xã hội đã được báo chí phản ánh rất nhiều qua các loạt tin bài điều tra, phóng sự về tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đang là vấn đề thời sự, có nhiều vấn đề liên quan. Báo chí đã từng lên tiếng cảnh báo về vụ ngộ độc rượu dẫn đến tử vong do uống phải loại rượu được sản xuất từ cồn công nghiệp, cồn đã pha chế, hòa với đạm urê, clo, men Trung Quốc và một số hóa chất khác. Người tiêu dùng cũng đã từng giật mình và nơm nớp lo sợ bởi nhiều vấn đề khác như sữa nhiễm Melamine, xúc xích nhiễm độc chất Polychlorobifenyls, bơ đậu phộng nhiễm khuẩn Salmonella typhimurium, nước tương có hàm lượng 3 - MCPD vượt quá mức quy định của Bộ Y tế từ 4 lần đến 488 lần... Đặc biệt, trong tháng 7 năm 2009, người tiêu dùng phải chịu một cơn dư chấn mạnh bởi vụ hàng trăm tấn thịt quá hạn của Công ty cổ phần Thực phẩm Việt Nam (VinaFood Corporation). Những sản phẩm đông lạnh có hạn sử dụng đến tháng 4-2009, được dán chồng hạn sử dụng mới đến tháng 4-2010. Tất cả các thông tin này đến được với người tiêu dùng đều nhờ sự đấu tranh tích cực của các cơ quan thông tấn báo chí không để cho các vụ việc bị chìm xuồng hay bưng bít. Và sau các vụ việc bị phanh phui này thương hiệu, lượng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp này ít nhiều bị ảnh hưởng khiến họ “không dám” coi thường người tiêu dùng nữa và phải cam kết làm đúng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hay như cuộc thi Báo chí tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm được tổ chức trong thời gian từ tháng 01/2009 – 11/2009 đã mang lại hiệu quả lớn. Ban Tổ chức đã nhận được 717 tác phẩm báo chí, bao gồm 470 tác phẩm báo in, 62 tác phẩm báo điện tử, 110 tác phẩm phát thanh và 75 tác phẩm truyền hình. Các tác phẩm tập trung phản ánh thực trạng, nguyên nhân tình trạng không đảm bảo ATVSTP, ngộ độc thực phẩm, thực phẩm nhập lậu, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc… đang lưu thông trên thị trường và đề xuất phương án quản lý, xử
36
phạt các hành vi vi phạm pháp luật; hướng dẫn, tư vấn người tiêu dùng lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm đúng quy chuẩn ATVS; phát hiện, biểu dương các mô hình, gương người tốt, việc tốt trong sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm sạch; những bất cập và trách nhiệm công tác quản lý ATVSTP ở các cấp, các ngành hiện nay… Một số tác phẩm được đều tra công phu, đưa lên công luận các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, chế biến và lưu hành thực phẩm không đảm bảo chất lượng như: phóng sự Đột nhập mạng lưới buôn lợn ốm chết lớn nhất miền Bắc (Báo NNVN); Bí mật “hành phi” (Báo Thanh niên);
Hàng chục tấn sườn heo bị phù phép “đát” sử dụng (SGGP); Hành trình “rửa” nguồn gốc hoa quả (Báo Thanh niên); Nội tạng động vật, gà lậu tràn biên giới
(Đất Việt); Phát hiện hàng loạt cơ sở chế biến sản phẩm động vật “bốc mùi”
(ANTĐ)… Bên cạnh việc phê phán một số cá nhân, cơ sở và doanh nghiệp vì lợi nhuận đã bất chấp quy định của pháp luật, gây hậu quả xấu đối với sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng , nhiều tác phẩm dự thi đi sâu tìm hiểu, phát hiện và biểu dương các mô hình sản xuất, kinh doanh đảm bảo VSATTP; hướng dẫn, tư vấn lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm như: Đồng Nai với mô hình bảo hiểm suất ăn (Đài PT-TH Đồng Nai), Mô hình nông sản sạch ở Gia Lâm (Báo Kinh tế & Đô thị); Trồng rau sạch không cần đất (ĐĐK); Sựa lựa chọn nào cho người tiêu dùng TPHCM (Đài TNND TPHCM); Từ trang trại đến bàn ăn
(O2TV), Vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản (Đài TH TPHCM)… Cuộc thi đã giúp các cơ quan chức năng thấy được thực trạng và những bất cập trong công tác quản lý ATVSTP hiện nay, kịp thời điều chỉnh phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp cho thời gian tới cũng như giúp độc giả, người tiêu dùng có được những thông tin chính xác về thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay để có cách phòng tránh cũng như tẩy chay các sản phẩm bị lên án.
Có thể khẳng định vai trò của cơ quan báo chí và cơ quan thông tin đại chúng ngày càng có vị trí rất quan trọng trong xã hội, chính vì vậy, sự hợp tác giữa các cơ quan báo chí trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng
37
như sự hợp tác của các cơ quan này với cơ quan nhà nước, với người tiêu dùng bước đầu đã mang lại một số hiệu quả mà người được hưởng lợi lớn nhất là người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại của hoạt động này vẫn chưa cao khi hàng ngày, hàng giờ vẫn có doanh nghiệp ngang nhiên vi phạm quyền lợi người tiêu dùng và người tiêu dùng cũng chưa nhận thức được đầy đủ về quyền lợi, tráchnhiệm của mình đối với việc đấu trang bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, giải pháp tốt nhất được nhiều người lựa chọn vẫn là im lặng hoặc tự rút ra bài học kinh nghiệm để rồi đến lượt người khác lại gặp phải trường hợp tương tự.
2.2. Đánh giá chung về hoạt động bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trên
báo chí Việt Nam