Theo kết quả tổng điều tra ý kiến người tiêu dùng trên phạm vi cả nước năm 2008 của Hội Tiêu chuẩn - Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, 41% Người tiêu dùng Việt Nam không biết mình có quyền lợi gì, số còn lại... có biết cũng chả làm được gì.
Hầu hết người tiêu dùng Việt Nam không biết về 8 quyền cơ bản của họ, vốn được cho là "quyền lực mềm" có thể làm "kinh thiên động địa" ở nước ngoài.
Đặc biệt, rất ít người biết cơ quan nhận khiếu nại tiêu dùng. Việt Nam có Ban Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương - cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ) và Hội Tiêu chuẩn - Bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng (cơ quan đại diện tiếng nói Người tiêu dùng ) nhưng ngay các cơ quan này cũng phải thừa nhận rằng nhiệm vụ chủ yếu của họ hiện vẫn là... hòa giải (vì không có quyền xử phạt).
Chúng ta đều biết rằng, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có nhiệm vụ cung cấp các giải pháp pháp lý để giải quyết các vấn đề mà người tiêu dùng thường mắc phải trong thực tiễn mua sắm, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ của mình. Kinh nghiệm thực tiễn ở Việt Nam và quốc tế cho thấy, trong quan hệ mua sắm hoặc tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ, người tiêu dùng thường gặp bốn vấn đề (hay bốn yếu thế) cơ bản sau:
- Yếu thế trong việc tiếp cận, xử lý và hiểu các thông tin về hàng hoá, dịch vụ trong quan hệ mua bán, trao đổi (vấn đề thông tin không cân xứng). Người tiêu dùng, do không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá, dịch vụ, cũng như do những hạn chế trong hiểu biết về chuyên môn, kỹ thuật nên thường