7. Đóng góp của luận văn
2.1.2. Phân tích đặc điểm nguồn khách đến với Bắc Ninh
2.1.2.1. Thành phần, độ tuổi, giới tính
Theo những đánh giá về lượng khách được trình bày ở phần trên, chúng ta có thể phân tích thành phần, độ tuổi và giới tính của khách du lịch đến với tỉnh Bắc Ninh. Là một trong những cái nôi về văn hóa - nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam, tỉnh Bắc Ninh đã để lại rất nhiều dấu ấn thông qua các di tích lịch sử. Chính vì lẽ đó, lượng khách đến với Bắc Ninh chủ yếu là khách du lịch tín ngưỡng, tham quan các di tích lịch sử và thưởng thức nghệ thuật. Điều này được thể hiện rất rõ vào thời điểm mùa xuân đầu năm khi lượng khách đến với Bắc Ninh thường bị quá tải, nhất là vào những ngày diễn ra hội Lim. Tương ứng với mục đích của chuyến đi, thành phần khách tới Bắc Ninh cũng rất độc đáo, đó chủ yếu là những người làm ăn, buôn bán luôn coi trọng sự
50
ảnh hưởng của yếu tố tâm linh trong cuộc sống. Do đó, độ tuổi tương ứng với thành phần khách du lịch này thường là những người trung tuổi và tập trung chủ yếu vào đối tượng khách là phụ nữ. Ngoài ra, một thành phần cũng đáng được chú ý khi họ chọn Bắc Ninh để đi du lịch, đó là những người muốn tham quan, tìm hiểu kiến trúc của các di tích lịch sử hay thưởng thức loại hình nghệ thuật đặc trưng của tỉnh như Quan họ... Bên cạnh một lượng rất lớn khách du lịch nội địa, những loại hình du lịch này còn thu hút một số lượng không nhỏ khách du lịch quốc tế. Đối tượng khách du lịch này thường là những người am hiểu và quan tâm tới những thành tựu văn hóa đặc sắc của tỉnh. Chính vì vậy họ thường thuộc tầng lớp tri thức trong xã hội hay là những người có niềm đam mê khám phá văn hóa truyền thống.
2.1.2.2. Quốc tịch
Mặc dù số lượng khách đến Bắc Ninh chủ yếu là khách nội địa (chiếm gần 90% trước năm 2006), song lượng khách quốc tế đến với tỉnh trong những năm gần đây đã có sự tăng trưởng. Điều này đã chứng tỏ Bắc Ninh đã phần nào giới thiệu thành công nền văn hóa của tỉnh mình tới bạn bè quốc tế thông qua du lịch. Tuy nhiên, trong thời gian tới, tỉnh sẽ phải cố gắng nhiều hơn để kích cầu lượng khách quốc tế tới tham quan Bắc Ninh nhiều hơn. Trong phần này, tác giả chỉ muốn tập trung vào việc phân tích quốc tịch trong đối tượng khách du lịch quốc tế tới Bắc Ninh. Theo bảng 2.3 Số liệu thống kê về quốc tịch khách đến Bắc Ninh thì thị trường khách khu vực Đông Nam Á tới Bắc Ninh chiếm tỷ lệ đa số và có xu hướng tăng trong các giai đoạn tiếp theo. Sở dĩ có được điều này là do Việt Nam là một đất nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, có nền văn hóa tương đồng với nhiều nước trong khu vực trong khi đó Bắc Ninh lại là tỉnh có nền văn hóa lâu đời và còn lưu giữ khá nguyên vẹn nền văn hóa ấy. Chính vì vậy đã có rất nhiều khách du lịch trong khu vực lựa chọn điểm đến là Bắc Ninh để có thể tìm ra được cái
51
mới lạ trong cái tương đồng về văn hóa giữa các nước trong khu vực với nhau. Điều này đã chi phối rất lớn trong việc lựa chọn điểm du lịch khi họ tới Việt Nam và Bắc Ninh chính là mảnh đất thuận lợi để họ trả lời cho câu hỏi mà họ đưa ra cho chính bản thân họ.
Bên cạnh thị trường khách Đông Nam Á là thị trường chiếm đa số, chúng ta còn thấy Bắc Mỹ cũng là một thị trường tiềm năng của tỉnh Bắc Ninh. Mặc dù thị trường này có tỷ lệ đứng thứ ba, sau Đông Nam Á và các quốc tịch khác song nó lại là một khu vực rất tập trung và cụ thể, chiếm tỷ lệ 10% trong khi các quốc tịch khác chiếm 30% (trừ thị trường khách Đông Nam Á ). Thực tế cho thấy, đối tượng khách Bắc Mỹ thường gắn liền với tính cách ưa khám phá, tìm hiểu về những nét đặc trưng nhất trong văn hóa của mỗi đất nước. Họ thích được trải nghiệm những thứ mới lạ trong nhiều lĩnh vực và kiến trúc cũng như những yếu tố mang tính nghệ thuật cũng không ngoại trừ. Một thực tế nữa cho thấy, trong số khách du lịch tới Việt Nam thì đối tượng khách đến từ khu vực Bắc Mỹ cũng chiếm tỷ lệ tương đối, bên cạnh đối tượng khách Châu Á. Trong đó, số lượng khách Mỹ đến Việt Nam cũng rất đông. Họ đến Việt Nam chủ yếu là khám phá đất nước chúng ta để trả lời cho câu hỏi tại sao Việt Nam, một đất nước nhỏ bé lại có thể chiến thắng được họ và họ chỉ có thể trả lời được khi tìm hiểu về chính văn hóa của Việt Nam. Từ đó, Bắc Ninh đã trở thành một trong những địa điểm không thể bỏ qua của thị trường khách này.
2.1.2.3. Mức độ chi tiêu
Theo kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch do Tổng cục Thống kê và Tổng cục du lịch tiến hành năm 2005 tại một số điểm danh lam thắng cảnh và khách sạn trên địa bàn Bắc Ninh, bình quân chi tiêu của khách du lịch:
52
- Khách du lịch quốc tế là 1,05 triệu VND/ngày/người trong đó khách quốc tế chi 300.000 VND cho dịch vụ lưu trú, 250.000 VND cho ăn uống. 150.000 VND cho vận chuyển đi lại, 120.000 VND cho hoạt động tham quan…
- Khách du lịch nội địa chi 304.000 VND/ngày/người trong đó chi trung bình 178.000 VND cho dịch vụ lưu trú, 100.000 VND cho dịch vụ ăn uống, còn lại là cho các hoạt động khác.
Mặc dù vậy theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh thì năm 2011 mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế đạt 80 USD (khoảng 1,6 triệu đồng) và của khách du lịch nội địa đạt 25 USD (khoảng 550.000 đồng), cao hơn con số thống kê năm 2005 của Tổng cục Thống kê. Rõ ràng đây là mức chi tiêu khá cao so với các địa phương khác trong trung tâm du lịch Hà Nội và phụ cận.
2.1.2.4. Thời gian lưu trú
Số lượng ngày khách quốc tế và khách nội địa lưu trú tại các khách sạn ở Bắc Ninh tương đối ngắn, trung bình chỉ khoảng 0,9 – 1,4 ngày… Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do Bắc Ninh tương đối gần với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh nên điều kiện đi lại cũng không khó khăn. Do đó khách đi từ Hà Nội thường chỉ đến tham quan các điểm di tích sau đó quay trở về Hà Nội hoặc đến các tỉnh như Hải Phòng, Quảng Ninh để nghỉ chứ không nghỉ tại Bắc Ninh. Một mặt khác là cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ du lịch của tỉnh chưa cao, ít có các dịch vụ giải trí bổ sung trong khi đó Bắc Ninh lại tiếp giáp với các khu du lịch nổi tiếng của cả nước như Hà Nội, Hạ Long, điều này cũng tạo ra những bất lợi cho tỉnh.
2.1.3. Phân tích nhu cầu của khách 2.1.3.1. Du lịch tín ngưỡng tâm linh 2.1.3.1. Du lịch tín ngưỡng tâm linh
Là loại hình du lịch mà khách thường tìm đến các di tích đình, chùa, các công trình tôn giáo để vãn cảnh, cúng bái, cầu nguyện. Du khách sẽ hòa
53
vào dòng tín đồ để cảm nhận vẻ yên bình, thanh thản của các di tích tôn giáo nổi tiếng.
Với một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Phật giáo như Việt Nam thì du lịch tín ngưỡng tâm linh được hình thành và phát triển là điều tất yếu. Theo quan niệm của người Việt, đầu năm là thời điểm mà con người đi lễ chùa để cầu may cho năm đó gặp được nhiều may mắn, thuận lợi. Cho nên, cứ mỗi dịp tết đến, xuân về, các du khách thường lựa chọn loại hình du lịch tín ngưỡng tâm linh là chủ yếu. Điều này cũng dẫn tới sự “quá tải” về sức chứa của các ngôi đình, chùa nổi tiếng. Mặt khác, hằng năm, các cơ quan tôn giáo vẫn thường kết hợp với các công ty lữ hành tổ chức tour cho trên vài ngàn khách hành hương. Các nước Châu Âu cũng tổ chức nhiều đoàn tham gia vào các lễ hội tôn giáo, các khóa tìm hiểu và nghiên cứu tôn giáo tại các quốc gia Châu Á. Mặc dù số lượng khách quốc tế đến với Bắc Ninh theo mục đích du lịch này là rất ít, có chăng là họ muốn tham gia vào loại hình này để cảm nhận rõ nét hơn về yếu tố văn hóa tâm linh trong đời sống người Việt.
Từ những nhu cầu trên Bắc Ninh lại là một mảnh đất còn lưu giữ rất nhiều các giá trị truyền thống văn hóa, đặc biệt là các di tích tôn giáo, tín ngưỡng như đình, chùa.... Chính điều này đã làm nên sức hút cho loại hình du lịch tín ngưỡng tâm linh, là điểm đến cho rất nhiều các du khách vào mỗi dịp đầu năm. Theo các chuyên gia đánh giá, số lượng khách du lịch đến Bắc Ninh đông nhất là vào những thời điểm đầu năm và mục đích du lịch chủ yếu của các du khách tới đây là du lịch tín ngưỡng tâm linh.
Đây sẽ là một lợi thế mà có lẽ trong những năm tiếp theo, Bắc Ninh sẽ phải tiếp tục phát huy và quảng bá sâu rộng hơn nữa để thu hút bạn bè trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức mà tỉnh cần phải đầu tư
54
nhiều hơn nữa để làm đa dạng các loại hình du lịch, khiến cho du khách đến với Bắc Ninh nhiều hơn.
2.1.3.2. Tham quan
Đây là một loại hình du lịch khá phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, đối với Bắc Ninh, loại hình du lịch này chỉ thu hút được một số đối tượng khách du lịch nhất định, đặc biệt là khách quốc tế. Nếu như khách nội địa đến với tỉnh tập trung đông vào thời điểm đầu năm theo mục đích tín ngưỡng tâm linh là chính, có thể kết hợp luôn với tham quan (yếu tố này được xem nhẹ hơn) thì khách du lịch quốc tế lại chọn tham quan các công trình di tích lịch sử, tôn giáo là chính và thường tập trung rải rác vào các thời điểm trong năm. Điều này cũng dễ hiểu bởi tâm lý của khách du lịch quốc tế thường muốn khám phá, hiểu biết nhiều hơn về đất nước mà họ đi du lịch, họ muốn tìm hiểu về những thứ được coi là vật chất, cái mà được gọi là thực thể khách quan nhiều hơn là yếu tố tinh thần. Mà Bắc Ninh là một trong những cái nôi của văn hóa, là nơi phát tích của Phật giáo và có vị trí hết sức thuận lợi, cho nên đây cũng là một điểm dừng chân hấp dẫn đối với các du khách nước ngoài.
Với khách du lịch nội địa lựa chọn hình thức tham quan cũng có sự chọn lọc nhất định. Mục đích tham quan của họ chủ yếu là phục vụ cho công việc nghiên cứu, học tập hoặc kết hợp mục đích tham quan với mục đích tín ngưỡng tâm linh. Tuy nhiên, theo như đánh giá, khách du lịch tới Bắc Ninh tham quan nhưng thời gian lưu trú rất ngắn, trung bình tham quan trong một ngày.
Bên cạnh việc tham quan các công trình di tích tôn giáo, lễ hội, một loại hình tham quan đặc trưng của Bắc Ninh cũng cần phải kể đến, đó chính là tham quan làng nghề truyền thống. Trong tổng số lượng khách du lịch đến Bắc Ninh thì số khách đi thăm quan làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh chiếm khoảng 10.000 đến 20.000 lượt khách mỗi năm, chiếm khoảng 0,3% - 0,4% tổng lượng
55
khách đến Bắc Ninh. Điều đó có nghĩa là cứ 1000 khách du lịch đến tham quan Bắc Ninh thì chỉ có 3 – 4 khách đi thăm các làng nghề truyền thống. Điều này đồng nghĩa với việc tiềm năng phát triển du lịch làng nghề gần như vẫn còn bỏ trống.
Điều này cho thấy du lịch Bắc Ninh còn bị hạn chế trong việc thu hút khách du lịch. Việc đầu tư các cơ sở kỹ thuật phục vụ cho du lịch cũng như các dịch vụ giải trí bổ sung còn chưa mạnh mẽ, từ đó tạo ra mức thu nhập cho ngành cũng như tỉnh còn thấp.
2.1.3.3. Nghỉ dưỡng
Nghỉ dưỡng là loại hình du lịch khá quen thuộc trong du lịch Việt Nam những năm gần đây. Tên gọi của loại hình này xuất phát từ mục đích của khách khi đi du lịch, đó là vừa kết hợp tham quan đồng thời vừa nghỉ ngơi, thư giãn. Loại hình này chủ yếu dành cho những người làm những công việc căng thẳng hay những người chữa bệnh. Nói chung, khi khách du lịch lựa chọn hình thức này tức là họ mong muốn được nghỉ ngơi nhiều hơn trong khi đi du lịch và thời gian đi du lịch theo mục đích này cũng tương đối dài. Nắm bắt được tâm lý này, ngành du lịch đã định hướng trong việc đầu tư cho loại hình này thông qua việc xây dựng các khu resort, các khu dưỡng bệnh. Những địa điểm được lựa chọn cho loại hình này phải là những nơi yên tĩnh, không khí trong lành và có phong cảnh đẹp.
Áp dụng những tiêu chí này cho tỉnh Bắc Ninh và thực tế hoạt động du lịch của tỉnh cũng cho thấy, đây không phải là loại hình thích hợp cho hoạt động du lịch của tỉnh. Mặc dù Bắc Ninh vốn là mảnh đất có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành song sự đầu tư cho cơ sở lưu trú vẫn chưa được đề cao, có rất ít các khu resort hiện đại và các dịch vụ phục vụ cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng trong khi đó, vị trí của Bắc Ninh lại nằm kề với Hà Nội – trung tâm của cả nước.
56
Hi vọng với việc đầu tư, đẩy mạnh du lịch phát triển hơn nữa để chuẩn bị cho năm du lịch quốc gia 2013 về văn hóa đồng bằng sông Hồng, Bắc Ninh sẽ trở thành một điểm hấp dẫn đối với loại hình du lịch nói trên.
2.1.3.4. Thưởng thức nghệ thuật
Thưởng thức nghệ thuật trong những năm gần đây đã trở thành một loại hình du lịch quen thuộc. Mục đích của loại hình này là thưởng thức các sản phẩm du lịch mang tính nghệ thuật cao, thiên về các sản phẩm tinh thần nhiều hơn. Nói cách khác, thưởng thức nghệ thuật chính là loại hình du lịch được cấu thành từ văn hóa. Tuy nhiên, đây chỉ là một hoạt động đan xen với các loại hình du lịch khác. Nhưng để loại hình du lịch này hoạt động và phát triển thì
không phải bất cứ tỉnh nào cũng làm được, nó còn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của chính tỉnh đó.
Tuy nhiên Bắc Ninh được xem là một tỉnh trong những tỉnh may mắn khi có lợi thế trong loại hình du lịch này. Năm 2009, Bắc Ninh vinh dự đón nhận bằng công nhận Quan họ là di sản văn hóa phi vật thể thế giới bởi UNESCO. Điều này không chỉ đem lại tự hào cho tỉnh mà cho toàn đất nước. Từ đó, khách du lịch trong và ngoài nước biết đến Bắc Ninh nhiều hơn và nhu cầu thưởng thức di sản văn hóa thế giới tăng cao. Loại hình thưởng thức nghệ thuật cũng nhanh chóng trở thành một trong những hoạt động du lịch trọng tâm của tỉnh cũng như đối với cả vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy loại hình này vẫn chưa thu hút được đông đảo khách tham quan, đặc biệt là khách nội địa. Họ chỉ tham gia vào loại hình này khi kết hợp cùng với mục đích tín ngưỡng, lễ hội. Đồng thời, công tác hoạt động của loại hình này còn chưa phổ biến, tính thương mại hóa đã làm thay đổi một phần trong giá trị văn hóa của nó. Cho nên, để làm tốt công tác này, tỉnh Bắc Ninh càng phải chú trọng và quan tâm đúng mức với loại hình mang màu sắc rất riêng của tỉnh.
57
Kết hợp với thưởng thức làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh, khách du lịch đến Bắc Ninh còn rất quan tâm vào việc tham gia các hoạt động trong lễ hội và