Khai thác làng nghề truyền thống phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh (Trang 64)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.2. Khai thác làng nghề truyền thống phục vụ du lịch

Theo Tổng cục Du lịch: “Du lịch làng nghề đang là lựa chọn số một của du khách. Theo thống kê, lượng du khách chọn du lịch văn hóa làng nghề chiếm tới 60% trong tổng số 800 triệu du khách trên toàn thế giới”

65

Các di sản văn hóa và làng nghề truyền thống đã và đang trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển du lịch. Mỗi làng nghề đều chứa đựng những thông tin hấp dẫn, mới lạ với du khách. Khi tham quan, khảo sát di sản và làng nghề, du khách có thể biết một số nét đặc trưng về văn hóa, tín ngưỡng, lịch sử và hình dung ra sinh hoạt của cộng đồng dân cư.

Mô hình phát triển làng nghề thủ công truyền thống đang trở thành hướng đi mới trong quá trình phát triển du lịch Việt Nam cũng như du lịch Bắc Ninh.

Hệ thống làng nghề của tỉnh có mật độ lớn, nằm dọc các trục đường giao thông và gắn liền với các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội nên rất thuận lợi cho công tác quy hoạch, đầu tư, xây dựng những tour, tuyến du lịch phong phú, đa dạng và hấp dẫn.

Làng nghề chính là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng của tỉnh, hàng năm có khoảng 10 nghìn đến 20 nghìn lượt du khách tới thăm quan làng nghề.

Những kết quả đạt đƣợc từ hoạt động du lịch làng nghề: Hầu hết các làng nghề truyền thống của Bắc Ninh được khách du lịch quan tâm, tham gia có tính chuyên nghiệp và tập trung nghề cao, có khoảng 30% lượng người trong làng tham gia sản xuất. Một số làng nghề đang phát triển mạnh cả về nghề cả về thu hút khách du lịch như làng Gốm Phù Lãng, làng gỗ Đồng Kỵ, mây tre đan Xuân Hội… thì có đến 60 – 80% dân số trong làng tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm.

Các hình thức tổ chức trong làng nghề du lịch ngày càng phong phú và đa dạng. Trong một số làng nghề có sự phát triển đa dạng phong phú về các hộ nghề, các hộ kiêm và hộ chuyên ngành tham gia làm nghề. Một số các hộ đã tập hợp nhau lại để hình thành các hợp tác xã thủ công nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân hay các công ty trách nhiệm hữu hạn.

66

Việc xuất khẩu mạnh các mặt hàng thủ công truyền thống đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn, từ đó phát triển hơn đời sống kinh tế - xã hội địa phương, ngành, vùng. Ngoài ra việc khôi phục, bảo tồn, phát triển các làng nghề du lịch đã có tác động quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội mà còn góp phần đối với sự phát triển của ngành du lịch. Hiện nay bên cạnh các hình thức du lịch khác nhau của Bắc Ninh: du lịch văn hóa – lễ hội, tham quan các di tích lịch sử, du lịch sinh thái,… du lịch làng nghề đã và đang thu hút được sự quan tâm của du khách trong nước và quốc tế. Du lịch làng nghề làm phong phú các sản phẩm du lịch, các tour du lịch. Những sản phẩm làng nghề có tính đơn lẻ, độc đáo, có sự kết tinh của văn hóa của văn hóa Kinh Bắc thực sự hấp dẫn khách du lịch đén với làng nghề.

Về cơ chế, chính sách, các cấp quản lý của tỉnh Bắc Ninh đang có định hướng gìn giữ, bảo tồn và khai thác các làng nghề truyền thống lâu đời, đồng thời xây dựng và phát triển các làng nghề mới, đồng thời cũng đề ra mục tiêu hỗ trợ xây dựng và phát triển “mỗi làng – mỗi nghề” nhằm tăng nguồn thu nhập cho các làng, nâng cao mức sống của nhân dân, đa dạng hóa sản phẩm cũng như các tour du lịch làng nghề.

Du lịch làng nghề phát triển bước đầu đã giúp các làng nghề khôi phục, phát triển được các hoạt động văn hóa dân gian, xây dựng được môi trường du lịch văn hóa, cải thiện hơn các cơ sở hạ tầng kết hợp với bảo vệ môi trường du lịch sinh thái,đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lớp trẻ nhằm duy trì, gìn giữ kỹ năng truyền thống, bản sắc văn hóa của làng nghề.

Các làng nghề truyền thống đã có ý thức khai thác sự hấp dẫn, độc đáo của sản phẩm làng nghề để thu hút khách du lịch tới làng nghề tham quan, mua sắm.

67

Các làng nghề khai thác du lịch cũng bước đầu có ý thức tạo dựng cơ sở hạ tầng ban đầu tối thiểu cần thiết cho hoạt động du lịch như hệ thống cửa hàng mua sắm.

Một số làng nghề cũng đã bắt đầu quan tâm tới việc xúc tiến, quảng bá cho làng nghề nhằm chào bán các sản phẩm, thu hút khách du lịch.

Những vấn đề bất cập cần giải quyết:

Du lịch làng nghề như ta đã thấy có một tiềm năng phát triển khá lớn, một vai trò phải triển rất quan trọng. Nhưng trên thực tế trong thời gian quacos thể nói hiệu quả hoạt động của các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh bắc Ninh đạt được chưa cao.

Du lịch làng nghề hiện nay được xây dựng dựa trên nguyên tắc tự phát, tức là do một địa phương hoặc một tổ chức đứng ra xây dựng điểm du lịch nên thiếu quy hoạch đồng bộ và chuyên nghiệp. Bắc Ninh là một tỉnh có nhiều làng nghề nhất trong cả nước thì hoạt động du lịch cũng chỉ diễn ra ở một số ít làng hội tụ được những yếu tố như có truyền thống công nghệ đặc sắc, đậm nét cảnh quan truyền thống và thuận tiện thiết lập các tour và các tuyến du lịch thuộc các địa phương tiêu biểu như: Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng …

Việc tạo dựng các sản phẩm du lịch trọn gói, hấp dẫn khách du lịch và lập chương trình cho các tuyến, du lịch làng nghề còn chưa được quan tâm thỏa đáng. Rất nhiều tài nguyên du lịch chưa được quan tâm khai thác, kết hợp hài hòa để tạo ra sức hấp dẫn trong tour du lịch, tuyến, chương trình du lịch.

Ngay cả những mặt hàng truyền thống độc đáo được sản xuất thủ công tại các làng nghề cũng chưa được chú ý, đầu tư thích đáng. Chủng loại, kiểu dáng của sản phẩm thủ công truyền thống chưa phong phú, đa dạng, chất lượng chưa cao… để hấp dẫn du khách. Nguyên nhân chính của tình trạng

68

này là do các làng nghề thiếu một đội ngũ sáng tác, thiết kế mẫu chuyên nghiệp làm cho tính truyền thốngluoon hòa quyện với tính tiên tiến và hiện đại nhờ đó mà sản phẩm truyền thống mang được tính hơi thở của thời đại, mẫu mã sản phẩm sẽ đa dạng, phong phú hơn, hấp dẫn khách du lịch hơn.

Chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư tại làng nghề chưa nhận thức được đầy đủ, sâu sắc về vai trò và tác động của du lịch làng nghề đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như tầm quan trọng của việc bảo tồn, gìn giữ những nghề truyền thống cquys báu của dân tộc. Các làng nghề truyền thống hiện nay phải đứng trước hai con đường: Một là bảo lưu các làng nghề truyền thống, hai là phải thay đổi để tồn tại trong nên kinh tế thị trường. Để tiếp thục tồn tại, các làng nghề phải chọn con đường tiếp tục đổi mới để phát triển tồn tại.

Hoạt động xúc tiến thương mại đối với hoạt động du lịch làng nghề còn chưa được quan tâm đúng mức. Mặc dù bước đầu đã có cổng thông tin Website của Tổng cục Du lịch Việt Nam, Hiệp hội du lịch làng nghề phái bắc, giới thiệu quảng bá loại hình du lịch làng nghề Việt Nam nhưng trong cca chương trình quảng bá và xúc tiến tiềm năng du lịch của làng nghề Bắc Ninh còn thiếu và yếu. Hơn nữa, cũng chưa có cơ quan nào. Đơn vị nào được giao nhiệm vụ tập hợp, phân tích và phổ biến các thông tin về du lịch làng nghề, số liệu về du lịch làng nghề và dự báo về sự phát triển trong tương lai của loại hình du lịch mới mẻ này.

Việc quảng bá về các làng nghề Bắc Ninh chưa thực sự là một điểm nhấn về văn hóa, lịch sử, chưa tạo được ấn tượng mạnh thu hút sự quan tâm của khách du lịch quốc tế. Hiện nay nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng một tăng, do đó nhu cầu đi du lịch tham quan các làng nghề, tìm hiểu văn hóa làng nghề, mua sắm sản phẩm của làng nghề đó làm ra ngày một tăng. Trên thực tế phát triển các làng nghề du lịch tại nước ta thời gian qua

69

cho thấy các làng nghề chưa nhận thức rõ ràng, sâu sắc những động cơ, kinh nghiệm, sở thích của khách du lịch đối với du lịch làng nghề truyền thống. Các công ty du lịch chưa thực sự được đánh giá, nghiên cứu, tìm hiểu để nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của khách du lịch. Phải dựa trên cơ sở nắm bắt được những thị hiếu và nhu cầu của khách du lịch thì mới đưa ra được những tour du lịch làm hài lòng khách du lịch.

Về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, chỉ có một số làng nghề trọng điểm được quan tâm, hỗ trợ đầu tư của nhà nước về hệ thống giao thông đường làng, điện nước… còn hầu hết các làng nghề cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng đủ yêu cầu kinh doanh du lịch. Nhiều làng nghề chưa xây dựng được các khu ăn uống, vui chơi giải trí, chỉ đơn thuần tập trung vào việc giới thiệu và bán sản phẩm. Ngoài ra nhiều làng nghề đều thiếu các nhà truyền thống, nhà trưng bày bảo tồn của làng nghề.

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức xúc đối với các làng nghề. Hầu hết các làng nghề sản xuất đồ gốm, dệt nhuộm, đúc đồng… hiện nay đều trong tình trạng ô nhiễm báo động. Nguyên nhân cơ bản là do làng nghề này chưa được quan tâm, thỏa đáng đến vấn đề bảo vệ môi trường và nhận thức của người dân về việc phát triển làng nghề gắn với vệ sinh môi trường còn thấp…

Do các làng nghề đều nằm trong giai đoạn phát triển ban đầu nên thiếu sự phối hợp giữa các ban ngành trong việc xây dựng cơ chế quản lý làng nghề, thiếu quy hoạch phát triển làng nghề để từ đó có định hướng đầu tư, khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề cũng như thiết lập các tuyến du lịch mang tính liên hoàn kết nối các làng nghề du lịch.

Về quản lý nhà nước, Hiệp hội làng nghề Việt Nam hiện chưa có cơ chế chính sách cụ thể, rõ ràng trong việc đãi ngộ những nghệ nhân nổi tiếng, có đóng góp quan trọng đối với việc giữ gìn và lưu truyền nghề truyền thống

70

của mỗi làng nghề, của dân tộc, chưa có một hệ thống các chính sách riêng, văn bản pháp luật liên quan đến du lịch làng nghề nhằm khuyến khích, khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề du lịch truyền thống.

Chưa xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ giữa làng nghề, hiệp hội làng nghề, giữa hiệp hội làng nghề và Tổng cục du lịch, giữa các công ty du lịch với các làng nghề để các công ty du lịch đưa khách tới các làng nghề. Các công ty du lịch chưa gắn bó chặt chẽ với các làng nghềdu lịch trong việc xác định sản phẩm du lịch đặc trưng của làng nghề du lịch, phương thức khai thác du lịch, nghiên cứu, xây dựng các chương trình du lịch đa dạng, hấp dẫn mới lạ, phù hợp với từng đối tượng khách du lịch.

Thời gian khách du lịch đi thăm các làng nghề du lịch rất là ngắn, thường thì chỉ trong phạm vi một ngày. Nếu như các công ty du lịch, đại lý lữ hành và các làng nghề du lịch nếu biết khai thác và kéo dài thời gian tham quan, lưu trú của khách hàng tại địa phương thì chắc chắn du lịch làng nghề so khả năg phát triển mạnh trong tương lai.

Chưa có chế độ đãi ngộ đúng mức đối với các nghệ nhân. Hiện nay, các nghệ nhân khi được phong vẫn chưa được hưởng bất kỳ chế độ đãi ngộ nào. Họ chưa được tạo điều kiện để mở các lớp đào tạo truyền nghề cho các thế hệ trẻ.

Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Công tác đào tạo nguồn nhân lực, ở đây còn đề cập đến cả công atcs phát triển dội ngũ nghệ nhân, công nhân làng nghề, hướng dẫn viên du lịch địa phương… đều chưa được quan tâm, chú ý đúng mức.

Nhiều địa phương chưa có cơ chế chính sách phát triển làng nghề, chưa chú trọng gắn làng nghề với du lịch

Các làng nghè đều thiếu vốn, công nghệ, đặc biệt là công nghệ để giải quyết môi trường và tạo mẫu mã…

71

Như vậy có thể nói mặc dù du lịch làng nghề Bắc Ninh đã cho thấy tiềm năng phát triển lớn, vai trò rất quan trọng trong thực tế, trong thời gian qua, hoạt động của loại hình du lịch trên vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại cần được giải quyết.

Tại Bắc Ninh lượng khách du lịch đến thăm quan các làng nghề chỉ chiếm từ khoảng 0,3% - 0,4% tổng lượng khách du lịch đến với Bắc Ninh. Điều đó đồng nghĩa với việc làng nghề Bắc Ninh chưa thu hút nhiều khách du lịch. Một số làng nghề như gỗ Đồng Kỵ, tranh Đông Hồ, gốm Phù Lãng đã thu hút du khách nhưng vẫn chỉ ở mức độ tự phát. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong xây dựng, quy hoạch du lịch làng nghề. Sự biến động của thị trường, khó khăn trong cạnh tranh, tiêu thụ hàng hóa khiến nhiều làng nghề của Bắc Ninh bị mai một, hoạt động cầm chừng, không tạo được môi trường du lịch có sức hút mạnh. Bên cạnh đó các yếu tố về cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường làng nghề cũng chưa được chú trọng. Cong tác đào tạo, bồi dưỡng các nghệ nhân và hướng dẫn viên du lịch tại làng nghề còn hạn chế.

Việc quản lý các làng nghề còn lỏng lẻo, không rõ ràng, chồng chéo, khong thống nhất dẫn đến không có người chịu trách nhiệm cụ thể. Điều đó khiến khu du lịch làng nghề truyền thống lộn xộn, vệ sinh môi trường lỏng lẻo, không đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách. Đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) ở Việt Nam cho biết phần lớn dân số ở Việt Nam vẫn đang sống ở nông thôn, văn hóa nông nghiệp đã thấm sâu vào tâm hồn Việt Nam và trở thành bản sắc văn hóa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và mạnh đã khiến các làng nghề truyền thống có khả năng biến mất nếu không được quản lý phù hợp.

Mối quan hệ giữa các công ty lữ hành với các điểm du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Việc phát triển làng nghề gắn với du lịch

72

sẽ nâng cao hình ảnh, tên của làng nghề; sản phẩm được tiếp cận với nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, giải quyết được vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho lao động địa phương; góp phần phát triển ổn định làng nghề, nghề thủ công. Do vậy cần phải có sự gắn kết giữa các ngành, các cấp khảo sát cũng cố, nâng cấp các làng nghề hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, các huyện, thị để xây dựng các tuyến du lịch gắn với làng nghề và hình thành một số điểm trưng bày và bán sản phẩm chất lượng cao của các làng nghề, nghề thủ công trong tỉnh như: hàng thủ công mỹ nghệ và hàng đặc sản địa phương.

Du lịch làng nghề là sản phẩm du lịch khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Các sản phẩm do nghề thủ công của làng nghề đào tạo như là một đối tượng tài nguyên du lịch có giá trị, được khai thác để phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, tham quan du lịch của du khách; mang lại lợi ích kinh tế cho địa phương và đát nước, góp phần tôn vinh, bảo tồn giá trị truyền thống văn hóa dân tộc. Khôi phục và phát triển làng nghề; gắn kết làng nghề truyền thống với thị trường du lịch có vai trò quan trọng trong phát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)