7. Đóng góp của luận văn
1.4.1. Thuận lợi
Trên cơ sở những phân tích về vị trí, về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch và hạ tầng xã hội, hạ tầng cơ sở của tỉnh Bắc Ninh cho phát triển du lịch, có thể đưa ra một số nhận định cơ bản sau:
Tỉnh Bắc Ninh có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch gồm:
Du lịch văn hóa phục vụ nhu cầu khách quốc tế và khách nội địa với các hoạt động chủ yếu là tham dự lễ hội, tham quan các điểm mang tính chất tâm linh như đền, chùa, tìm hiểu lịch sử, văn hóa khoa bảng và giáo dục truyền thống đối với khách nội địa; Tìm hiểu tôn giáo, văn hóa quan họ , nghiên cứu các danh nhân văn hóa và văn hóa khoa bảng, thưởng thức các làn điệu quan họ, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc nghệ thuật trên địa bàn tỉnh đối với khách quốc tế. Các di tích lịch sử quan trọng cần khai thác phục vụ phát triển các loại hình du lịch văn hóa tiêu biểu bao gồm: chùa Phật Tích, đền Đô (đền Lý Bát Đế), đền thủy tổ quan họ làng Diềm, đền bà Chúa Kho, chùa Bút Tháp, chùa Dâu, lăng Kinh Dương Vương, đền Lê Văn Thịnh, đền thờ Huyền Quang, đền thờ Cao Lỗ Vương…Để phát triển được loại hình này, cần phải có những chính sách đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử, nghiên cứu tổ chức các hoạt động dành cho khách du lịch phù hợp với từng đối tượng khách tham quan và từng thời điểm…trong đó đặc biệt chú trọng khai thác kết hợp bảo tồn các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của thế giới
“Quan họ Bắc Ninh”.
Du lịch vui chơi giải trí cuối tuần và thể thao phục vụ du khách nội địa với các hoạt động chính là tham gia các trò chơi cả hiện đại và dân gian, nghỉ ngơi thư giãn cuối tuần và kết hợp tham quan, mua sắm tại các trung tâm mua sắm. Để có được các loại hình này, tỉnh cần đầu tư xây dựng các khu vui chơi
41
giải trí – thể thao tổng hợp dựa trên nguồn lực hiện có về giao thông, về quỹ đất. Phù hợp nhất là hình thành các vui chơi giải trí tại khu vực đồi thấp trục 18 đi Hạ Long để vừa phát huy lợi thế địa hình cũng như lợi thế về thể trạng cảnh quan, vừa khai thác được nguồn khách không chỉ từ Hà Nội mà còn từ Hải Dương và Quảng Ninh đến theo quốc lộ 18. Ngoài ra cần bố trí các trung tâm mua sắm hoặc giới thiệu sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông sản của tỉnh gần khu vui chơi giải trí này để phục vụ nhu cầu mua sắm cuối tuần của người dân Hà Nội. Đây là biện pháp để thu hút hai nhóm đối tượng khách: khách du lịch cuối tuần và khách đi du lịch mua sắm sử dụng cả hai loại hình dịch vụ, gia tăng lợi ích cho các nhà đầu tư.
Du lịch làng quê phục vụ đối tượng khách du lịch quốc tế là chủ yếu. Loại hình du lịch này với các hoạt động chủ yếu là homestay, đi xe đạp hoặc di chuyển dọc sông, tham quan tìm hiểu cuộc sống của người dân Bắc Ninh với đặc trưng của cư dân Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình này có thể phát triển ở khu vực huyện Thuận Thành, huyện Gia Bình và dọc sông Đuống. Tại các khu vực nông thôn này còn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với nền văn minh lúa nước vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và du lịch nghỉ dưỡng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Căn cứ vào đặc điểm vị trí địa lý, kinh tế, xã hội và mối quan hệ của hệ thống giao thông, Bắc Ninh cần đầu tư xây dựng các trạm dừng nghỉ dọc quốc lộ 283 trên địa bàn huyện Thuận Thành và quốc lộ 18 trên địa bàn huyện Quế Võ để đón và phục vụ lượng khách du lịch từ Hà Nội đi Hạ Long và khách du lịch từ Trung Quốc đến Hà Nội qua Lạng Sơn. Do quá gần Hà Nội nên Bắc Ninh khó giữ chân khách qua đêm, đặc biệt với các nhóm khách đi Hạ Long. Vì vậy, cần thiết phải đầu tư xây dựng các trạm dừng nghỉ làm nơi giới thiệu văn hóa của địa phương, giới thiệu và bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ dưới
42
hình thức quà lưu niệm, đồng thời giới thiệu và cung cấp cho khách các món ăn mang đậm đà bản sắc địa phương như bánh Phu thê, bánh khúc làng Diềm. Điều này vừa mang lại lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư, cho nhân dân địa phương, vừa quảng bá được cho tỉnh nhà.
Trong tương lai, Bắc Ninh có tiềm năng để phát triển du lịch đường sông, đặc biệt là du lịch sông Đuống. Vì vậy, việc nghiên cứu quy hoạch, đầu tư và quản lý phát triển sản phẩm du lịch này cần được triển khai trong tương lai gần.