Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh (Trang 25)

7. Đóng góp của luận văn

1.1.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể

Di sản văn hóa phi vật thể “dân ca Quan họ Bắc Ninh”: Dân ca quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, nguồn gốc ở vùng văn hóa Bắc Ninh. Loại hình dân ca này chủ yếu phát triển mạnh ở vùng ven sông Cầu. Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ đều có một giai điệu riêng. Cho đến nay, có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký âm. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Kho ghi âm hàng nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.

Ngày 30 tháng 09 năm 2009, tại kỳ họp thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 02 tháng 10 năm 2009), Dân ca Quan họ Bắc Ninh cùng với Ca trù được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản văn

26

hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp sau Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

Chủ nhân của dân ca quan họ Bắc Ninh là người Việt (Kinh) cư trú ở hai tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang hiện nay sinh sống bằng nghề trồng lúa nước và nghề thủ công. Các làng quan họ nằm hai bên bờ sông cầu, cách thủ đô Hà Nội về phía bắc khoảng 30km. Các làng này quy tụ gần nhau trong một không gian với diện tích khoảng 60km2

.

Định dạng vị trí địa lý miền quan họ: Theo kết quả điều tra và kiểm kê, năm 1962 có 72 nghệ nhân, trong đó có 50 người từng hát quan họ trước tháng 8 năm 1945, năm 1972 trong 27 làng quan họ ở Bắc Ninh còn gần 100 nghệ nhân đã tham gia sinh hoạt quan họ những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, năm 2003, riêng tỉnh Bắc Ninh có 59 nghệ nhân, có 6 nghệ nhân đề nghị phong danh hiệu báu vật nhân văn sống, nhưng nay 2 người đã chết, 4 người còn lại là Nguyễn Văn Thị, Ngô Thị Nhi,Vũ Thị Trịch, Nguyễn Thị Nguyên. Năm 2008, theo kết quả kiểm kê 49 làng quan họ cổ có 1417 nghệ nhân và những người thực hành quan họ có độ tuổi từ 12 đến 98.

Đến đầu thế kỉ XX, Dân ca quan họ Bắc Ninh được thực hành ở 49 làng mà cộng đồng xác định là làng quan họ cổ, 44 làng hiện nay thuộc tỉnh Bắc Ninh: Bái Uyên, Duệ Đông, Hạ Giang, Hoài Thị, Hoài trung, Lũng Giang, Lũng Sơn, Ngang Nội, Vân Khám (huyện Tiên Du); Tam Sơn, Tiêu (huyện Từ Sơn); Đông Mai, Đông Yên (huyện Yên Phong); Bồ Sơn, Châm Khê, Cổ Mễ, Dương Ô, Đẩu Hàn, Điều Thôn, Đông Xá, Đỗ Xá, Hòa Đình, Hữu Chấp, Khà Lễ, Khúc Toại, Ném Đoài, Ném Sơn, Ném Tiền, Niềm Xá, Phúc Sơn, Thanh Sơn, Thị Chung, Thị Cầu, Thọ Ninh, Thượng Đồng, Trà Xuyên, Vệ An,Viêm Xá, Xuân Ái, Xuân Đồng, Xuân Ô, Xuân Viên, Y Na, Yên Mẫn (thành phố Bắc Ninh). Chỉ có 05 làng thuộc tỉnh Bắc Giang: Giá Sơn, Hữu Nghi, Nội Ninh, Mai Vũ, Sen Hồ (huyện Việt Yên).

27

Ngoài ra ở 13 làng: Đình Cả, Đông Long, Khả Lý Thượng, Núi Hiếu, Mật Ninh, Quang Biểu, Tam Tầng, Thần Chúc, Tiên Lát Hạ, Tiên Lát Thượng, Thổ Hà, Trung Đồng, Vân Cốc (huyện Việt Yên) của tỉnh Bắc Giang, Dân ca quan họ Bắc Ninh cũng được thực hành. Đây là những làng nằm trong vùng lan tỏa của di sản này.

Đặc thù của quan họ: Dân ca quan họ Bắc Ninh là hát đối đáp nam nữ. Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng về thời điểm ra đời của dân ca quan họ trong lịch sử. Đối chiếu lời của các bài quan họ trong sự phát triển của Tiếng Việt, có thể nghĩ rằng dân ca quan họ phát triển đến đỉnh cao vào giữa thế kỉ XVIII, Chủ nhân của quan họ là những người nông dân Việt (Kinh), chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước.

Mỗi làng quan họ đều có lễ hội riêng, Quan họ tồn tại song hành cùng lễ hội làng, nơi mà người dân thờ thành hoàng, nữ thần, một đôi trường hợp là tín ngưỡng phồn thực.

Trong số các lễ hội làng quan họ, hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) mở vào 13 tháng giêng âm lịch, là hội lớn nhất. Những lễ hội này là những tài nguyên du lịch văn hóa đặc sắc của tỉnh giúp cho việc xây dựng sản phẩm du lịch thêm phong phú và hấp dẫn hơn.

Lễ hội truyền thống tiêu biểu: Lễ hội truyền thống là đối tượng du lịch văn hóa tiêu biểu của tỉnh Bắc Ninh. Tính đến nay, trong số hơn 600 lễ hội lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng hơn 40 lễ hội quan trọng, được duy trì tổ chức hàng năm. Trong đó có 10 lễ hội có ý nghĩa đặc biệt và có tầm ảnh hưởng lớn có thể kể đến bao gồm:

1. Lễ hội chùa Phật Tích – huyện Tiên Du, tổ chức vào ngày 4 tháng giêng.

2. Lễ hội Lim – thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tổ chức vào ngày 13 tháng giêng hàng năm, có tổ chức thi hát dân ca Quan họ Bắc Ninh.

28

3. Lễ hội đền Bà Chúa Kho – thành phố Bắc Ninh tổ chức vào ngày 14 – 15 tháng giêng.

4. Lễ hội Kinh Dương Vương – huyện Thuận Thành tổ chức ngày 18 tháng giêng.

5. Lễ hội Diềm – Viêm Xá, thành phố Bắc Ninh thổ chức vào ngày 07/02 âm lịch.

6. Lễ hội Tam Đảo – Phú Lâm – Tiên Du, tổ chức vào ngày 10/02 âm lịch hàng năm, kỷ niệm ngày sinh của ông bà Phụ Quốc Đại Vương Trần Quý và Minh Phúc Hoàng Thái Hậu Phương Dung, tưởng nhớ hai vị tướng Đào Lại Bộ - người có công giúp thục phán An Dương Vương đánh Triệu Đà xâm lược.

7. Lễ hội Đền Đô – Đình Bảng, thị xã Từ Sơn để kỷ niệm ngày đăng quang của vua Lý Thái Tổ - 15/03 năm Canh Tuất 1010 và tưởng niệm các vị vua nhà Lý.

8. Lễ hội Thập Đình của 10 xã thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Bình tổ chức từ ngày 05 – 09/02 âm lịch để kỷ niệm trạng nguyên đầu tiên của Việt Nam tức Thái sư Lê Văn Thịnh và Doãn Công (Cao Doãn Công). 9. Lễ hội Đền Cao Lỗ Vương tổ chức vào ngày 10/03 ở làng Tiểu Than

(làng Dựng) xã Vạn Ninh và làng Đại Than (làng Lớ) xã Cao Đức, huyện Gia Bình.

10. Lễ hội chùa Dâu tổ chức vào ngày 08/04 hàng năm với ý nghĩa quan trọng nhất của hội Dâu là cầu cho mưa thuận gió hòa, ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp.

Nhiều di tích lịch sử văn hóa trên đia bàn tỉnh Bắc Ninh, trong đó phần lớn là các đình, đền là nơi thờ các vị danh nhân tiền bối có công với đất nước, với địa phương, các vị trạng nguyên khoa bảng đã làm rạng danh quê hương, đất nước, tạo dựng truyền thống học tập cho quê hương ngày nay. Các lễ hội

29

tổ chức tại các đền, đình này hàng năm cũng là dịp để tưởng nhớ và tôn vinh các vị danh nhân này. Các đối tượng này nếu khai thác tốt sẽ trở thành những sản phẩm du lịch giáo dục lịch sử và truyền thống hấp dẫn, có hiệu quả cao.

Các làng nghề thủ công truyền thống: Bắc Ninh từ xa xưa đã nổi tiếng là nơi có nhiều nghề thủ công với hơn 60 làng nghề khác nhau như làng nghề làm tranh, làm giấy rèn, đúc đồng, khảm trai, chạm khắc, dệt, sơn mài… Các nghề này không những làm giàu cho người dân Kinh Bắc mà còn góp phần quan trọng hình thành nên hình ảnh của những người “con gái Kinh Bắc” mà khi nhắc đến là người ta hình dung ra những người con gái xinh đẹp, đảm đang, tháo vát, khéo léo và hát hay.

Nhiều nghề truyền thống ở Bắc Ninh hiện nay đã mai một do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, một số nghề còn tồn tại nhưng quy mô nhỏ, chỉ góp phần cải thiện kinh tế gia đình. Làng nghề thủ công truyền thống là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nhưng không phải làng nghề nào cũng có thể tổ chức đưa khách đến. Nhiều nghề nếu được gìn giữ, khôi phục sẽ góp phần phát triển kinh tế của cả làng, xã và một số nghề còn có khả năng khai thác để phục vụ nhu cầu hiểu biết, tham quan của khách du lịch như nghề khảm trai, sơn mài, làm tranh, mây tre đan, dệt, gỗ mỹ nghệ, đồ đồng mỹ nghệ.

Trên thực tế, những nghề có thể khai thác phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh không còn làng nghề mà chỉ còn một đến một vài gia đình giữ được nghề. Vì vậy rất khó khăn để xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Hiện nay, một số gia đình còn giữ được nghề truyền thống như nghề tranh ở Đông Hồ, nghề làm gốm ở Phù Lãng, mặc dù quy mô nhỏ nhưng do tính chất độc đáo của nghề và sản phẩm nên vẫn tạo dựng được thương hiệu với khách du lịch. Nếu các nghề này được khôi phục thành làng như khởi thủy thì giá trị đối với du lịch sẽ rất lớn. Công nghệ in tranh bằng bản khắc gỗ

30

như tranh Đông Hồ chỉ còn một loại tranh Hàng Trống – Hà Nội nhưng mẫu mã và phương thức, nguyên liệu khác biệt nên về cơ bản, làng tranh Đông Hồ không có sự trùng lặp về sản phẩm. Nghề làm gốm ở Phù Lãng có khó khăn hơn do có nét tương đồng về sản phẩm với làng gốm Bát Tràng ở Hà Nội và làng gốm Đông Triều ở Quảng Ninh, thêm vào đó, 3 làng gốm này đều nằm trên hoặc gần trục đường quan trọng đón khách du lịch nên có sự cạnh tranh trong khai thác hoặc phục vụ du lịch. Tuy nhiên, nếu có định hướng rõ ràng để phát huy những nét độc đáo, khác biệt của sản phẩm gốm thì sẽ tiếp tục khẳng định tên tuổi trong lĩnh vực du lịch và mang lại hiệu quả cao cho người làm nghề.

Nhìn chung, tài nguyên du lịch của Bắc Ninh khá phong phú và có giá trị, đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn với 7 nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu là: quê hương của dân ca Quan họ - Di sản văn hóa thế giới; văn hóa tâm linh; lịch sử văn hiến; lễ hội; khoa bảng; làng nghề và kiến trúc. Đây là những giá trị nền tảng cho du lịch Bắc Ninh phát triển.

Văn hóa ẩm thực: Mảnh đất Bắc Ninh là cái nôi văn hoá xứ Kinh Bắc với những làng Việt cổ, những lễ hội truyền thống và những làn điệu dân ca quan họ. Ẩm thực nơi đây cũng vì thế mà mang phong vị riêng đậm đà, hấp dẫn và quyến rũ như chính cái duyên của người Quan họ. Chính vì thế khi nói đến văn hóa ẩm thực món ăn không chỉ đơn thuần là nói đến các món ăn đặc sản nổi tiếng như: bánh phu thê Đình Bảng, bánh khúc làng Diềm hay gà Đông Cảo hoặc món gà Hồ ngon nổi tiếng mà khi nói đến văn hóa ẩm thực Bắc Ninh nhất thiết phải đề cập đến không gian của làng quê Kinh Bắc với phong tục cổ của người Việt. Trong mỗi bữa tiệc liên hoan hay những hội hè, đình đám đều không thể thiếu những liền anh liền chị, trong chiếc áo mớ ba mớ bảy ngân nga làn điệu quan họ “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Làn điệu mời trầu của anh hai, chị ba quan họ đón chào bạn ngay khi bạn tham gia

31

các buổi tiệc tại đây. Ngoài ra, trong các lễ hội văn hóa dày đặc của miền quê Kinh Bắc không thể thiếu được các món ăn truyền thống để phục vụ người tham dự như một món quà thể hiện sự hiếu khách khi bạn đến với vùng quê giàu truyền thống này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)