Khai thác giá trị các di tích lịch sử và những ngôi chùa cổ phục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh (Trang 79)

7. Đóng góp của luận văn

2.2.4.Khai thác giá trị các di tích lịch sử và những ngôi chùa cổ phục

du lịch văn hóa, du lịch hành hương và du lịch tâm linh tại Bắc Ninh

Xứ Kinh Bắc là một trong nhưng trung tâm phật giáo cổ xưa và lớn nhất ở Việt Nam. Trải qua nhiều thế kỷ, mỗi triều đại lại tu bổ hoặc xây mới theo công trình chùa chiền, đền tháp. Vương triều Lý – một vương triều hiển hách về võ công văn trị và rất sùng mộ đạo Phật, tôn đạo Phật là quốc giáo, đã để lại nhiều dấu tích lịch sử làm vẻ vang nề văn hóa dân tộc. Bắc Ninh vì vậy có một hệ thống nhiều ngôi chùa cổ và có giá trị lịch sử sâu sắc, là minh chứng cho thời kỳ Phật giáo thịnh hành trong lịch sử. Du khách đến Bắc Ninh vào những dịp hội chùa để dâng hương, cầu khấn. Cũng có khi đi tham quan và tìm hiểu lịch sử, kiến trúc của những ngôi chùa nơi đây hoặc có thể đi theo chương trình du lịch thiền đang phát triển hiện nay. Du lịch thiền là một hình thức du lịch từng phát triển rất mạnh ở những quốc gia Châu Á nói chung và những quốc gia theo Phật Giáo nói riêng. Nội dung của các chương trình du lịch thiền là tổ chức cho khách tham quan các công trình kiến trúc của đạo Phật, quan sát và tham gia vào cuộc sống của các thiền sư, thưởng thức và chiêm ngưỡng những nét đặc sắc của loại hình nghệ thuật thiền, tham quan, hành hương, lễ hội. Nhiều công ty lữ hành cũng nhận thấy đây là một loại hình du lịch tiềm năng không thể bỏ qua. Chị Phạm Thu Hiền – Giám đốc trung tâm du lịch lữ hành – Công ty Du lịch Công đoàn Việt Nam cho biết du lịch thiền sẽ là một trong mũi nhọn phát triển của doanh nghiệp này trong tương lai. Bởi theo chị Hiền, sự phát triển của du lịch thiền là nhu cầu tất yếu, khi đời sống vật chất được nâng cao, cuộc sống hiện đại bận rộn khiến người ta có nhau cầu tìm đến chốn tĩnh tại và kahms phá những nét đặc sắc trong văn hóa của đạo Phật.

80

Bắc Ninh được coi là nơi phát tích của Phật Giáo Việt Nam, vì vậy, du khách đến đây sẽ có dịp tìm hiểu thêm nhiều thông tin về đạo Phật tại Việt Nam với những truyền thuyết có từ lâu đời, những ngôi chùa thiêng. Mỗi năm Bắc Ninh thu hút hàng nghìn lượt khách tới hành hương, thăm quan hệ thống chùa nơi đây.

Tuy nhiên, du lịch hành hương, lễ hội tại Bắc Ninh nói riêng và tại các ngôi chùa của Việt Nam nói chung đều tòn tại nhiều vấn đề bất cập. Hội chùa diễn ra cũng là lúc nhiều người dân lợi dụng để kiếm tiền bằng chiếc bàn ghi sớ, xem bói, xem tướng, xem chỉ tay, khấn vái thuê… Mặc dù ban quản lý đền đã đưa ra những quy định nghiêm cấm mọi hành vi mê tín dị đoan, nhưng do lượng khách quá đông nên những người khấn vái, rút thẻ vẫn lén lút hành nghề. Hiện tượng này gây ra cái nhìn phản cảm đối với những chốn linh thiêng như thế này.

Bên cạnh đó, bắc Ninh cũng có nhiều di tích lịch sử có giá trị truyền thống như văn miếu Bắc Ninh, thành cổ Bắc Ninh, những quần thể di tích xung quanh chùa… Tuy nhiên nhìn tổng thể thì công tác gắn kết giữa bảo tồn di tích với khai thác tiềm năng du lịch di tích lịch sử văn hóa, giáo dục còn bị lãng quên. Sản phẩm và chất lượng dịch vụ du lịch chưa đuwocj đầu tư đủ phục vụ du khách dừng chân. Tại khu di tích vẫn chưa hề có đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên về kiến trúc cảnh quan, về lịch sử.

Những di tích, danh thắng có sự kết hợp hài hòa giữa phát triển du lịch và có ý nghĩa sống động về giáo dục truyền thống văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng lại không được chú trọng khai thác hết tiềm năng.

2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch văn hóa của tỉnh

Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch là toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hóa nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách du lịch. Nó lập thành một hệ thống trong cơ cấu chung của cơ

81

sở vật chất kỹ thuật trong du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch bao gồm: Hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống, cơ sở vui chơi giải trí, mạng lưới cửa hàng thương nghiệp, cơ sở y tế, văn hóa, cơ sở thể thao và phục vụ các dịch vụ bổ sung khác. Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, sự phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.

2.3.1 Hệ thống lưu trú

Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách và nhu cầu xã hội ngày càng tăng nên các khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Ngành du lịch Bắc Ninh cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lượng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lượng, quy mô. Hiện nay, toàn tỉnh có 178 khách sạn, nhà nghỉ (với 1.792 phòng và 2.279 giường) có thể đưa vào phục vụ kinh doanh du lịch, trong đó có 6 khách sạn được xếp hạng sao (252 phòng và 346 giường), chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn.

Bảng 2.7: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Bắc Ninh (2001 – 2011)

CSLT 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Số KS 6 11 17 15 20 16 2 3 4 5 5

Số NN 57 60 65 88 99 112 119 139 154 173 173

Số phòng 554 584 633 708 897 1.013 1.123 1.382 1.596 1.785 1.785

82

Bảng 2.8: Sự phân bố các cơ sở lưu trú ở Bắc Ninh (đến 31/12/2011)

TT Địa bàn Tổng số CSLT Tổng số buồng Tổng số giƣờng Giá phòng TB (VND) Công suất TB (%) 1 Tp. Bắc Ninh 78 926 1.190 180.000 39% 2 Từ Sơn 52 572 661 150.000 38% 3 Tiên Du 11 94 97 150.000 36% 4 Gia Bình 5 42 42 120.000 35% 5 Lương Tài 9 62 68 130.000 35% 6 Thuận Thành 8 81 89 120.000 36% 7 Quế Võ 10 78 95 130.000 37% 8 Yên Phong 5 37 37 110.000 38% Tổng số 178 1.792 2.279 137.500 36,8%

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)

Bảng 2.9: Phân loại cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Bắc Ninh (Từ 2006 -2011)

HẠNG MỤC Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011

I. Cơ sở lƣu trú Cơ sở 112 119 139 158 178 178

A. Số lượng phòng Phòng 1.047 1.096 1.297 1.596 1.792 1.792 B. Số lượng giường Giường 1.401 1.427 1.690 2.062 2.279 2.279

II. Phân loại cơ sở lƣu trú 1. Phân theo loại hình

- Khách sạn Cơ sở 16 2 3 4 6 6

- Nhà khách, nhà nghỉ nt 96 117 136 154 172 172

2. Phân theo sở hữu

- Nhà nước nt 0 0 0 0 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tư nhân nt 110 117 138 157 177 177

- Cổ phần nt 2 2 1 1 1 1

3. Phân theo quy mô

- Dưới 10 phòng nt 84 84 100 104 128 128

- Từ 10 đến 19 phòng nt 21 27 31 39 39 39

- Từ 20 đến 99 phòng nt 7 8 8 11 11 11

83

2.3.2. Hệ thống các dịch vụ khác (vui chơi giải trí, mua sắm…)

Bao gồm nhà hàng, phòng hội nghị, cơ sở vui chơi giải trí… Hệ thống cơ sở ăn uống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh càng ngày càng đa dạng. Hầu hết các cơ sở lưu trú đều kinh doanh ăn uống. Các nhà hàng ăn uống luôn đáp ứng nhu cầu của du khách. Các cơ sở vui chơi giải trí, thể thao số lượng cũng như chất lượng còn rất hạn chế, mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu của người dân địa phương, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

2.4. Nhân lực phục vụ cho du lịch văn hóa tỉnh

Nguồn nhân lực ở đây là bao gồm tất cả những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các khối doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch hoặc ngay cả đối với cả những người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch. Tính đến 31 tháng 12 năm 2011, toàn tỉnh có 1.470 lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh trong đó các cơ sở kinh doanh lữ hành chiếm 9,7 %, lao động trong các cơ sở vận chuyển khách chiếm 9,8%, lao động trong các điểm kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí là 10,2%; còn lại đa số lao động trong các cơ sở lưu trú chiếm 70,3 %.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch, trong những năm qua, lực lượng lao động Bắc Ninh cũng tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển của ngành du lịch và xu thế hội nhập quốc tế, nhiều vấn đề đang đặt ra đối với sự phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Hiện tại, cán bộ quản lý nhà nước về du lịch cấp huyện, thị xã mới chỉ từ 1 đến 2 cán bộ theo dõi về du lịch theo hướng kiêm nhiệm chuyên môn nhiều lĩnh vực. Do vậy còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý nhà nước, mức độ tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về du lịch còn yếu. Đối với các doanh nghiệp cổ phần, tư nhân, công ty TNHH, lực lượng lao

84

động chưa qua đào tạo du lịch chiếm đến 50%. Tình trạng chung là thừa lao động lớn tuổi, chưa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, thiếu lao động được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ có chất lượng. Đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên tại các điểm du lịch hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do lực lượng mỏng và thiếu cả về kinh nghiệm lẫn chuyên môn nghiệp vụ. Có thể tham khảo điều đó trong bảng số liệu dưới đây.

Bảng 2.10: Lao động trong ngành du lịch tỉnh Bắc Ninh (2001 – 2011)

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng số 455 500 520 535 560 714 730 814 850 1.140 1.470

ĐH và trên ĐH 7 15 17 18 20 26 45 58 72 179 255

CĐ, trung cấp 15 20 25 37 41 48 67 115 130 197 221

Đào tạo khác 30 50 63 63 83 115 135 142 150 164 196

Chưa qua đào tạo 403 415 415 417 416 525 483 499 498 600 798

(Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh)

Nhìn vào bảng số liệu cho chúng ta thấy với tiềm năng đa dạng, phong phú và đặc sắc về du lịch văn hóa như ở Bắc Ninh nhưng lực lượng lao động tại tỉnh còn khá khiêm tốn nhất là lao động đã qua đào tạo. Bảng thống kê cho chúng ta thấy lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm từ 20% đến 50% ở các năm gần đây. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chưa chú trọng đến khâu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực do kinh phí còn hạn hẹp. Dù đã nhận được sự phối kết hợp của các đơn vị đào tạo ở trong cũng như ngoài tỉnh nhưng do không hỗ trợ về kinh tế và thiếu tính bài bản nên vẫn còn hạn chế.

Với một tỉnh có tiềm năm du lịch văn hóa lớn như Bắc Ninh nếu như trong tương lai không có định hướng và chiến lược về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến

85

thị trường khách, đến sản phẩm du lịch khi du khách đến với Bắc Ninh vì phát triển du lịch thì vấn đề nhân lực được đưa lên vị trí quan trọng.

2.5. Tổ chức, quản lí và quy hoạch du lịch văn hóa

2.5.1. Hiện trạng đầu tư phát triển khu, điểm du lịch

Khu du lịch: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Ninh đến năm 2010 xác định 3 dự án ưu tiên đầu tư gồm: khu du lịch văn hóa quan họ Cổ Mễ (Bắc Ninh); khu du lịch văn hóa Đền Đầm (Từ Sơn) và khu du lịch văn hóa Phật Tích (Tiên Du). Dự kiến trong thời gian tới sẽ quy hoạch thêm 3 khu du lịch: Thiên Thai (huyện Gia Bình); Như Nguyệt (huyện Yên Phong); Hàm Long – Núi Dạm (Thành phố Bắc Ninh) để xác định quỹ đất phát triển du lịch và làm động lực phát triển các tuyến du lịch khép kín, liên hoàn trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu du lịch văn hóa quan họ Cổ Mễ: UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết ngày 03/08/1998 với quy mô 73ha đã lập dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Quyết định số 1370/QĐ-CT ngày 19/08/2003 với tổng số vốn đầu tư hơn 108 tỷ đồng. Cuối năm 2004 đã triển khai hai tuyến RD01 và RD05 với tổng số vốn phê duyệt hơn 11 tỷ đồng (trong đó có 6 tỷ đồng hỗ trợ từ nguồn vốn TW). Hiện Công ty Cổ phần đầu tư phát triển An Việt đang triển khai xây dựng theo Giấy chứng nhận đầu tư 21 121 000 084 ngày 15/08/2008 của UBND tỉnh Bắc Ninh với diện tích quy hoạch: 40,77ha và tổng số vốn đầu tư: 585.068.440.283.

Khu du lịch văn hóa Đền Đầm: UBND tỉnh phê duyệt Quyết định số 980/QĐ- CT ngày 28/09/2001 với quy mô 52,2ha và giao cho Công ty xây dựng số 2 Hà Nội làm chủ đầu tư. Quy hoạch khu du lịch đã được điều chỉnh theo Quyết định số 94/QĐ-UB ngày 21/06/2004. Hiện nay, UBND tỉnh Bắc Ninh giao cho Công ty Cổ phần Solatech và Công ty Cổ phần sân golf ngôi sao Chí Linh thực hiện dự án theo hình thức BT (theo QĐ số 1058/QĐ-UBND tỉnh ngày

86

12/08/2010) với tổng diện tích quy hoạch: khoảng 62ha. Tổng vốn đầu tư: 1.319.281.930.000đ.

Khu du lịch văn hóa Phật Tích: UBND huyện Tiên Du có tờ trình số 417/TTr-CT ngày 03/09/2005 về việc đầu tư hệ thống đường giao thông cho dự án. UBND tỉnh Bắc Ninh có Quyết định số 1900/QĐ-CT ngày 23/09/2005 phê duyệt dự án gồm 7 tuyến đường nhánh có tổng chiều dài hơn 5.000m và vốn đầu tư gần 11 tỷ đồng. Năm 2006 đã giao vốn 4 tỷ và năm 2008 giao 1 tỷ đồng vốn hỗ trợ từ chương trình mục tiêu của trung ương. Khu du lịch văn hóa Phật Tích hiện nay đang tiếp tục mời gọi các nhà đầu tư.

Điểm du lịch: Theo quy hoạch phát triển du lịch tỉnh đến năm 2011 có một số điểm di tích lịch sử, văn hóa, xác định là chủ đạo trong khai thác phát triển du lịch. Hiện tại, có Văn Miếu Bắc Ninh, chùa Dâu, Lăng Kinh Dương Vương, chùa Phật Tích, đền Đô là một trong những điểm du lịch đã được lập quy hoạch, lập dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng theo hướng phục vụ mục đích du lịch. Còn những điểm du lịch còn lại hiện đang trong quá trình lập dự án đầu tư để trùng tu tôn tạo là chính.

Thành phố Bắc Ninh

Văn Miếu Bắc Ninh: được lập quy hoạch và đã đầu tư cơ sở hạ tầng khoảng 12,5 tỷ đồng; khách đến Văn Miếu trải đều các tháng trong năm. Lượng khách quốc tế đến không đáng kể. Chủ yếu là khách nội địa chiếm tới 80% tổng lượt khách. Các dịch vụ du lịch chưa phát triển.

Đền Bà Chúa Kho: Hiện do BQL địa phương quản lý và đầu tư tôn tạo, nâng cấp. Hiện chưa có quy hoạch. Khách đến với mục đích tâm linh là chủ yếu và tập trung vào tháng 12 của năm trước đến tháng 2 âm lịch hàng năm. Lượt khách trung bình đạt 40.000 lượt/năm – 50.000 lượt/năm. Các dịch vụ chủ yếu là đồ thờ cúng.

87

Các điểm Đền Vua Bà, đình làng Diềm, chùa Hàm Long – chùa Dạm, đền thờ 18 vị tiến sĩ họ Nguyễn cũng trong tình trạng đầu tư tôn tạo là chính, chưa có quy hoạch phát triển du lịch. Các dịch vụ chủ yếu phát sinh trong mùa lễ hội.

Huyện Tiên Du:

Chùa Hồng Ân – núi Lim: Một số hạng mục đang tiến hành xây dựng. Dự án đường vòng núi Lim, dự án lăng tướng công Nguyễn Đình Diễn với giá trị đầu tư dự kiến hơn 3 tỷ đồng. Hàng năm thu hút khoảng 80 – 100 nghìn lượt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh (Trang 79)