Tác động tích cực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh (Trang 92)

7. Đóng góp của luận văn

2.7.1. Tác động tích cực

Kinh tế phát triển: Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ và được các quốc gia trên thế giới ưu tiên phát triển, là “con gà trống đẻ trứng vàng” nên có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế trong đó có tác động đến những yếu tố sau:

Nâng cao thu nhập người dân: Du lịch phát triển sẽ mang lại công ăn việc làm cho những người trực tiếp hoạt động trong ngành du lịch. Theo nguồn của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Ninh thì trong năm 2011, nhân lực hoạt động trực tiếp trong ngành du lịch của tỉnh là: 1.470 người trong tổng số hơn 900 nghìn người của tỉnh. Dự tính năm 2015 con số này tăng lên rất nhiều lần do du lịch vẫn sẽ tiếp tục phát triển. Hiện nay thu nhập bình quân đầu người hoạt động trong ngành du lịch của tỉnh đạt trên 3,6 triệu đồng/người/tháng, đảm bảo cuộc sống với mức khá cho bản thân và góp phần vào xây dựng kinh tế gia đình. Ngoài đối tượng lao động trực tiếp hưởng nguồn thu nhập từ ngành du lịch thì người dân tại nơi có điểm đến có thêm thu nhập từ việc bán các dịch vụ bổ sung như quà lưu niệm, đồ ăn, thức uống cho du khách… Hiện chưa có con số thống kê chính thức của ngành du lịch Bắc Ninh về số lao động gián tiếp này nhưng chắc chắn con số này là không nhỏ so với đối tượng lao động trực tiếp.

Thay đổi cơ cấu nghề nghiệp: Phát triển du lịch cũng góp phần làm thay đổi cơ cấu nghề nghiệp. Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước nhưng tốc độ đô thị hóa thuộc dạng nhanh so với các địa phương khác. Số diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp lại nhường chỗ cho công nghiệp, dịch vụ và đô thị hóa. Chính điều này đem lại sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp từ chỗ số người thuộc độ tuổi lao động trước đây chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thì nay chuyển hướng sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Điều

93

này phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia và chính sách phát triển của tỉnh: phấn đấu từ nay đến năm 2020 về cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp trong đó hơn 75% dân số trong độ tuổi lao động hoạt động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ; chính sách phát triển của tỉnh là phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ là chủ yếu trong đó du lịch được ưu tiên hàng đầu.

Kích thích các ngành nghề khác: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp trong đó liên quan đến nhiều ngành kinh tế khác như xây dựng, sản xuất hàng hóa, thương mại…Riêng sản xuất tiểu thủ công nghiệp thì liên quan trực tiếp đến du lịch bao gồm các sản phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống như gốm Phù Lãng (xưa kia đã bị mai một nay được phục hồi và phát triển), làng tranh Đông Hồ…hay như các làng nghề sản xuất đặc sản như làm bánh Phu Thê, làm bánh khúc Làng Diềm…Lĩnh vực xây dựng phát triển thông qua việc xây dựng các công trình, các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch như xây dựng khách sạn: khách sạn Phú Sơn Resort, khách sạn Phượng Hoàng… hay các khu du lịch. Không những các ngành nghề liên quan trực tiếp đến kinh tế mà các ngành nghề như y tế, giáo dục vv… cũng có điều kiện phát triển theo.

Tăng cường đầu tư cở sở hạ tầng: Một điểm du lịch chỉ được coi là phát triển khi có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt. Chính vì vậy, du lịch phát triển tạo tiền đề cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước, các công trình cảnh quan, nhà ga, bến cảng…Thời gian gần đây, trong chiến lược phát triển của tỉnh Bắc Ninh, tỉnh đã ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ du lịch với một lượng kinh phí lớn như tác giả đã nêu ra ở mục thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch văn hóa tỉnh.

94

Văn hóa phát triển: trong mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch, không chỉ riêng du lịch lấy nguyên liệu để tạo ra sản phẩm là văn hóa mà thông qua hoạt động du lịch cũng góp phần thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển văn hóa.

Giao lưu làm cho văn hóa trở nên đa dạng và phong phú: Thông qua hoạt động du lịch, con người được thay đổi môi trường, có ấn tượng và cảm xúc mới, có điều kiện tiếp xúc với những thành tựu văn hoá phong phú và lâu đời của các dân tộc khác, đồng thời mở mang kiến thức đáp ứng lòng ham hiểu biết từ đó tăng thêm lòng yêu quê hương, tinh thần đoàn kết quốc tế, hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp như lòng yêu lao động… góp phần hình thành phương hướng đúng đắn trong mơ ước sáng tạo, trong kế hoạch tương lai của con người. Điều này quyết định sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội.

Trong thời gian du lịch, khách du lịch thường tiếp xúc với người dân địa phương và sử dụng các sản phẩm của địa phương nơi họ đến tham quan, lưu trú. Thông qua các cuộc tiếp xúc đó, khách và dân bản địa đều được trau dồi và nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau về văn hoá, lịch sử, những phong tục tập quán của khách và cả chủ nhà.

Bảo tồn văn hóa: Sự phát triển của du lịch có tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc chấn hưng và bảo tồn các di sản văn hoá. Du lịch đã tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế xã hội của các địa phương và của các dân tộc phát triển. Nói một cách khác, du lịch đã có tác động quan trọng vào đời sống văn hoá của xã hội.

Doanh thu từ các hoạt động du lịch được sử dụng một phần cho việc tu bổ di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục các làng nghề truyền thống như gốm Phù Lãng, tranh Đông Hồ… biến chúng trở thành hàng hoá bán cho khách tham quan.

95

Đối với các giá trị văn hoá phi vật thể, hoạt động du lịch đã phục hồi và làm sống lại những lễ hội dân gian, văn nghệ dân gian, sinh hoạt tín ngưỡng… phục vụ du khách như hội Lim, di sản văn hóa Quan họ…Với việc bảo tồn di sản văn hóa thông qua hoạt động du lịch đó đã tạo điều kiện phát huy bản sắc văn hóa, tạo điều kiện để văn hóa phát triển.

Giáo dục:

Nâng cao dân trí: Thông qua giao tiếp với du khách, người dân địa phương hiểu biết thêm kiến thức bốn phương - những kiến thức xã hội ngoài nơi cư trú của họ. Ngoài ra, việc tổ chức các buổi tập huấn về kỹ năng phục vụ khách, các buổi nói chuyện về bảo vệ môi trường, cảnh quan, tuyên truyền hiểu biết pháp luật cho người dân địa phương tại các khu du lịch được tổ chức thường xuyên cũng góp phần nâng cao dân trí.

Bồi dưỡng nhân lực: Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cả về số lượng cũng như chất lượng, tỉnh Bắc Ninh đã liên kết đào tạo nhiều hệ, nhiều trường, nhiều hình thức nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Hiện tại nhân lực cho du lịch tỉnh Bắc Ninh là: 1.470 người năm 2011 phục vụ trực tiếp trong ngành du lịch và đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo ông Hiếu – phó phòng Xúc tiến du lịch Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, để đáp ứng được yêu cầu cho du lịch tỉnh trong tương lai, ngoài những chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực về tỉnh thì việc đào tạo tại chỗ được ưu tiên hàng đầu.

2.7.2.Tác động tiêu cực

Trong quá trình phát triển, ngoài những tác động tích cực như đã nói ở trên thì du lịch cũng có những tác động tiêu cực nhất định đến những yếu tố sau:

Sức chứa của các điểm du lịch: Sức chứa là yếu tố chứng minh sự sẵn sàng đón khách trong du lịch của các khía cạnh như: hạ tầng, sinh thái, tâm lý, kinh tế, xã hội và quản lý.

96

Về hạ tầng du lịch: là tất cả các yếu tố về điện, đường, các cơ sở y tế giáo dục, các cơ sở lưu trú, ăn uống…Khi các yếu tố này bị quá tải thường xuyên hoặc quá tải cục bộ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách. Hầu hết các lễ hội ở Bắc Ninh được tập trung vào mùa xuân, đây là thời điểm du khách đi du xuân giã hội rất lớn nên có thể tác động tiêu cực đến yếu tố hạ tầng du lịch.

Về tâm lý sẵn sàng đón tiếp khách: Các địa phương có điểm đến nếu không chuẩn bị tốt cũng sẽ dẫn đến xáo trộn tâm lý xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách. Người Bắc Ninh hiền hòa mến khách và đi đâu chúng ta cũng thấy được nụ cười chào đón du khách và những cái lúng liếng đưa tình qua lời bài hát của các liền anh, liền chị của những làn điệu dân ca Quan họ như muốn nhắn nhủ với du khách “người ơi người ở đừng về”. Tuy nhiên, về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ như cơ sở lưu trú còn hạn chế, các dịch vụ vui chơi giải trí chưa nhiều để níu chân du khách hoặc có tình trạng du lịch mùa vụ ở Bắc Ninh. Mùa lễ hội thì các cơ sở lưu trú, ăn uống thường quá tải còn các mùa khác thì vắng khách. Cần có những biện pháp để thay đổi tình trạng này của du lịch Bắc Ninh.

Môi trƣờng tự nhiên: Khi đánh giá những tác động qua lại giữa môi trường và hoạt động du lịch, cần xem xét đến những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên bao gồm:

Tác động đến môi trường nước: Bắc Ninh có nguồn nước ngọt tương đối dồi dào với hệ thống các sông như tác giả đề cập ở chương 1. Tuy nhiên chất lượng nguồn nước chưa thực sự được quan tâm. Việc thoát nước và xử lí nước thải mặc dù được chính quyền và ngành ưu tiên đầu tư nhưng tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại nhiều nơi có di tích văn hóa và điểm du lịch (đặc biệt vào mùa lễ hội) còn đang có nhiều nhức nhối. Việc sử dụng các chất bảo vệ thực vật, cũng như xử lí chất thải của các khu, cụm công nghiệp cũng cần được lưu ý những điểm sau:

97

- Khi xây dựng, đất đá và các chất nạo vét sông, suối, ao hồ để tạo cảnh quan cho các khu du lịch làm cho chất lượng nước giảm đi rất nhiều, nước bị đục, quá trình trầm lắng tăng. Sinh vật đáy bị huỷ diệt, chất bẩn do nạo vét tạo nên. Đất bị nhiễm độc bởi chất thải, việc giải phóng mặt bằng và san ủi đất để xây dựng các công trình và làm đường có thể gây ra xói mòn và sụt lở đất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước mặt. Việc vứt rác và đổ nước thải bừa bãi vào các nguồn nước cũng như thải ra một lượng xăng dầu nhất định trong quá trình vận hành các thiết bị xây dựng cũng sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, các làng nghề sản xuất những sản phẩm du lịch để phục vụ khách du lịch đang xả thải ra môi trường làm ô nhiễm nặng đất và nguồn nước như làng tranh Đông Hồ, làng giấy Phong Khê – TP Bắc Ninh, làng nghề dệt Lũng Giang (Tương Giang - TX Từ Sơn), làng nghề Đồng Kỵ…Các làng nghề như gốm Phù Lãng cũng đang sử dụng một lượng lớn nguyên liệu đất làm xói mòn đất, làm mất chất dinh dưỡng từ đất…Tác động lâu dài do việc vận hành và bảo dưỡng các công trình du lịch: đất bờ bị sụt lở hoặc rác rưởi trôi dạt sẽ làm tăng thêm hàm lượng bùn và các chất cặn vì thế mà chất lượng nguồn nước kém đi, độ nhiễm độc tăng.

- Hoạt động du khách cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước như: xả thải rác bừa bãi diễn ra ở hầu hết khác điểm du lịch, khu du lịch, nguồn cấp nước bị nhiễm bẩn, nhiều sinh vật gây bệnh hại cho sức khoẻ, dẫn đến nhiễm độc nặng, chất lượng nước kém đi.

- Việc thay đổi mục đích sử dụng đất dẫn đến mất cân bằng sinh thái như lấy đất nông nghiệp để xây dựng các khu du lịch như Phú Sơn resort hay các khách sạn nhà hàng lớn khác phục vụ du lịch, thay đổi cảnh quan, đẩy nhanh quá trình xói mòn, tạo nên sự bạc màu của đất. Các hoạt động khác: giao thông tấp nập, có quá nhiều du khách làm chất lượng không khí kém đi. Vào mùa lễ hội, ở hầu hết các điểm di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng như

98

chùa Dâu, chùa Bút Tháp, Chùa Phật Tích, Đền Đô, Thành Cổ Luy Lâu... các giá trị du lịch bị xuống cấp.

- Tác động đến việc ô nhiễm không khí: Bụi và các chất gây ô nhiễm không khí xuất hiện chủ yếu là do các hoạt động giao thông vào mùa du lịch lễ hội, do sản xuất và sử dụng năng lượng phục vụ cho các khách sạn, nhà hàng, các làng nghề truyền thống phục vụ khách du lịch như làng gốm Phù Lãng, làng tranh Đông Hồ... Khu vực dọc quốc lộ 18 với rất nhiều cụm công nghiệp và lưu lượng phương tiện giao thông là nguyên nhân đáng kể gây nên bụi bặm và ô nhiễm môi trường. Trạng thái ồn ào phát sinh do việc tăng cường sử dụng các phương tiện cơ giới như xe máy, ô tô…cũng như hoạt động của du khách tại các điểm du lịch tạo nên những hậu quả trước mắt cũng như lâu dài.

Hậu quả trước mắt:

+ Ô nhiễm môi trường có thể xảy ra khi thi công các công trình du lịch và do sự hoạt động tập trung của các phương tiện giao thông.

+ Ô nhiễm không khí do khí thải từ các loại máy xây dựng các công trình cho du lịch.

+ Ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông phục vụ xây dựng, du lịch. + Tăng tiếng ồn do máy thiết bị xây dựng ( như máy đóng cọc), các phương tiện giao thông phục vụ xây dựng, hoạt động của các nhà hàng karaoke, các quán bar dịch vụ ăn uống, đặc biệt trong trường hợp khi các cơ sở dịch vụ này kề sát nhau.

+ Hoạt động dịch vụ ăn uống thường diễn ra vào cùng một thời điểm dẫn đến việc gia tăng bụi khói, làm nóng bầu không khí hơn.

Hậu quả lâu dài:

+ Ô nhiễm không khí do tăng số lượng xe cộ và các phương tiện giải trí.

+ Ô nhiễm không khí do quá trình đốt ( củi, than, dầu, ga) để đáp ứng nhu cầu về năng lượng của các cơ sở, dịch vụ du lịch.

99

Ô nhiễm đất: Mặc dù là một tỉnh đồng bằng song Bắc Ninh không phải là một tỉnh có quỹ đất lớn. Vì vậy việc phát triển du lịch cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề sử dụng đất do du lịch kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng, khách sạn và công trình dịch vụ du lịch. Điều này tất yếu dẫn đến việc xâm lấn những diện tích đất trước đây là những cảnh quan thiên nhiên, những khu đất trồng trọt và chăn nuôi. Hoạt động phát triển các khu du lịch thường dẫn đến việc giảm quỹ đất canh tác nông nghiệp.

Tác động đến hệ động thực vật:

- Ô nhiễm môi trường sống cùng với việc mất đi những cảnh quan thiên nhiên, những khu đất chăn nuôi là những nhân tố làm cho một số loài thực vật và động vật dần dần bị mất nơi cư trú như giống gà Hồ hay gà Đông Cảo đang có nguy cơ tuyệt chủng.

- Các yếu tố ô nhiễm như là rác thải sinh hoạt hoặc do du khách và nước thải không được xử lí đúng mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái ở dưới nước qua hệ thống kênh mương và ra sông suối. Tại các khu vực phát triển du lịch hiện nay ở Bắc Ninh, đặc biệt là các cơ sở dịch vụ du lịch khu vực TP. Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn xử lí rác thải cần được đặc biệt quan tâm, cần có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)