Thị trường khách du lịch nội địa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh (Trang 115)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.1.2. Thị trường khách du lịch nội địa

Khách Hà Nội:

Đây là đối tượng khách đến Bắc Ninh có số lượng lớn nhất và thường tăng đột biến vào các năm nhất là trong mùa lễ hội. Đặc điểm: khách du lịch Hà Nội thường đến Bắc Ninh đột biến vào 02 thời điểm, thời điểm đầu năm vào mùa du xuân lễ hội đẻ sử dụng các tour văn hóa tâm linh, mặc dù có chi trả không cao vào mùa này, song họ thường đi theo đoàn lớn và sử dụng dịch vụ trọn gói qua tour ở nơi đến. Thời điểm thứ hai là rải rác vào mùa thu và mùa đông và thường đi nhóm nhỏ và sử dụng dịch vụ tham quan phong cảnh, tín ngưỡng tâm linh, sử dụng sản phâm diễn xướng dân gian nhất là dân ca quan họ kết hợp với mua săm, đây là yếu tố quyết định để Bắc Ninh lập chủ trương xây dựng các khu nghỉ dưỡng cuối tuần kết hợp với các hoạt động văn hóa tâm linh và gần khu mua sắm.

Khách các tỉnh thành lân cận:

Khách đến Bắc Ninh ở các tỉnh lân cận thường chủ yếu từ các tỉnh như

Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang, Vĩnh Phúc vv…Thời điểm

đến Bắc Ninh thường vào mùa xuân với mục đích du xuân và thẩm nhận những giá trị văn hóa tâm linh. Mặc dù đối tượng khách này có chi trả thấp nhưng thường đi theo đoàn với số lượng rất đông nên cần nghiên cứu kỹ thị trường này để có mục tiêu phát triển.

Khách khu vực phía Nam và TP.Hồ Chí Minh:

Khách phía Nam và TP.Hồ Chí Minh đến Bắc Ninh rải rác quanh năm với mục đích du lịch kết hợp với công vụ hoặc thăm thân tại Hà Nội và ghé thăm Bắc Ninh. Đây là đối tượng khách có chi trả cao nhưng thường đi với

116

nhóm nhỏ. Sản phẩm đối tượng khách này sử dụng thường là tham quan phong cảnh, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, tham gia lễ hội vào mùa xuân (nhất là hội Lim), mua sắm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ nhưng chỉ ở mức trung bình. Tỉnh cần hiểu rõ đặc tinh của đối tượng khách này nhằm khai thác tốt.

3.2.2. Giải pháp về xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù

Căn cứ vào kết quả phân tích về đặc điểm tài nguyên du lịch; về hạn chế của du lịch Bắc Ninh thời gian qua đứng từ góc độ sản phẩm du lịch, một số sản phẩm du lịch đặc thù mà du lịch Bắc Ninh chưa có, cần tập trung xây dựng và phát triển trong giai đoạn 2011 – 2030 nhằm góp phần tạo bước phát triển đột phá về du lịch bao gồm ( xếp theo thứ tự ưu tiên ):

- Khu du lịch Làng quê miền Quan họ tại xã Hòa Phong (Thành phố Bắc Ninh): Một trong những giá trị tạo sự khác biệt của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch đồng bằng sông Hồng là du lịch làng quê – cái nôi của nền văn minh lúa nước Việt Nam. Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng ở đây sẽ khác với nghỉ dưỡng núi hay các vùng sinh thái nông nghiệp khác tại các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, là sự trải nghiệm và khám phá các giá trị văn hóa làng quê vùng Kinh Bắc với cây đa, bến nước, sân đình, triền đê, nương bãi ven sông, chiến tuyến aoong Như Nguyệt, và đặc biệt là thưởng thức nghệ thuật chơi quan họ và cuộc sống ngày thường của các bọn quan họ, các liền anh, liền chị. Đây thực sự sẽ là những trải nghiệm thú vị không chỉ đối với khách du lịch quốc tế mà ngay cả đối với khách du lịch nội địa từ các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Phát triển sản phẩm du lịch này, ngoài ý nghĩa như một sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn còn góp phần tích cực bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Cần đầu tư đường tiếp cẩn đến khu vực và bãi đỗ xe, xây dựng các khu nhà nghỉ sinh thái theo lối kiến trúc ba gian hai chái của vùng đồng bằng Bắc Bộ, cung cấp các

117

tiện nghi chăm sóc sức khỏe và nghỉ dưỡng cho khách du lịch nghỉ dưỡng tại khu du lịch này.

Lễ hội đình Hòa Phong Ảnh: http://wikimapia.org

- Khu vui chơi giải trí – thể thao Đền Đầm (Từ Sơn): cần được phát triển với tầm cỡ khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu về vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần ngày một tăng của thị trường du lịch Hà Nội và các địa phương đồng bằng sông Hồng. Với khoảng cách lý tưởng và điều kiện tiếp cận tốt, Bắc Ninh nói chung và Từ Sơn nói riêng sẽ là điểm đến thích hợp cho nhu cầu rất lớn này của Hà Nội, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội chưa có được khu du lịch – vui chơi giải trí tầm cỡ nào có thể đáp ứng được, ngay cả khu du lịch Thiên Đường Bảo Sơn vừa khai trương không lâu.

- Khu du lịch Làng quê Việt Vạn Ninh (Gia Bình): Với hoạt động trước mắt là du lịch nghỉ dưỡng tại nhà dân (Home Stay). Khu vực này có thể phát triển thành khu du lịch với mô hình du lịch cộng đồng đặc thù của Bắc Ninh nói riêng và toàn vùng đồng bằng sông Hồng nói chung. Khu du lịch này sẽ nối

118

với các chương trình tour du khảo đồng quê và tuyến du lịch đường sông (sông Đuống) từ lăng Kinh Dương Vương (Thuận Thành) đến đền Cao Lỗ Vương (Gia Bình). Trong tương lai còn có them khu du lịch – đô thị Rồng Việt ( Gia Bình) là điểm đến du lịch vui chơi giả trí và mua sắm không chỉ của Bắc Ninh mà còn của toàn vùng, biến khu vực này trở thành cụm du lịch quan trọng nhất của không gian du lịch phía Đông tỉnh Bắc Ninh.

- Khu du lịch sinh thái tâm linh Phật Tích: Đầu tư trên cơ sở mở rộng chùa Phật Tích hiện tại gắn kết với khu sinh thái rừng Phụ Cận ( Núi Lạn Khan – Tiên Du). Trong tương lai cần thiết kế xây cầu kết nối sang khu vực Lăng Kinh Dương Vương – Chùa Bút Tháp – Chùa Dâu.

Chùa Phật Tích Ảnh: Trung Thu

- Khu du lịch văn hóa – lễ hội Đền Bà Chúa Kho (thành phố Bắc Ninh): Với tầm vóc là lễ hội tín ngưỡng cấp quốc gia, không gian của khu vực này cần được đầu tư mở rộng với những điều kiện về hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thật đồng bộ nhằm phát triển các dịch vụ du lịch cần thiết có liên quan đến hoạt động lễ hội và giới thiệu cho khách về những giá trị đích thực của lễ hội này.

119

Đền bà chúa Kho

Ảnh: http://www.vietnamtourism.com

- Không gian lễ hội Lim ( Tiên Du): Theo đó cần được đầu tư tương xứng với tầm vóc là nơi du khách được trải nghiệm và hiểu dduwwocj những giá trị văn hóa phong phú của di sản quan họ Bắc Ninh. Tuy nhiên cần nghiên cứu phát triển không gian này trong mối tương quan với Khu du lịch làng quê miền Quan họ (làng Diềm) trên địa bàn trọng điểm TP. Bắc Ninh và phụ cận nhắm tránh những hoạt động trùng lặp.

Khu cảnh Hội Lim Ảnh: http://vi.wikipedia.org

120

- Xây dựng khu du lịch – vui chơi giải trí – thể thao hiện đại quy mô vùng tại núi Dạm (TP. Băc Ninh): Hiện nay nhu cầu vui chơi giải trí là rất lớn, đặc biệt ở các đô thị, trung tâm dân cư như Hà Nội. Tuy nhiên cho đến nay Hà Nội còn rất ít khu vui chơi giải trí và mới đưa vào hoạt động như như khu vui chơi giải trí “Thiên Đường Bảo Sơn” với một số hạn chế ngay từ ngày đầu khai trương. Việc phát triển sản phẩm du lịch – vui chơi giải trí quy mô cấp vùng là trước hết để phục vụ nhu cầu của người dân Bắc Ninh và khách du lịch khi tới Bắc Ninh, tuy nhiên đây cũng là sản phẩm du lịc rất hấp dẫn góp phần thu hút khách du lịch, đặc biệt là từ Hà Nội đến với Bắc Ninh. Ngoài các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt và bảo tồn như chùa Hàm Long, chùa Dạm … để thu hút và phục vụ khách du lịch tâm linh, các khu vực khác thuộc hệ thống núi Dạm (4 khu đối núi sót nằm cạnh nhau) cần được quy hoạch và đầu tư cảnh quan ( trồng rừng cảnh quan, tạo hồ sinh thái và hệ thống kênh mương cảnh quan) và xây dựng cơ sở hạ tầng (đường tiếp cận, đường nội khu, bãi đỗ xe, cấp điện, cấp thoát nước và cơ sở xử lý chất thải) để phục vụ cho việc kêu gọi thực hiện đầu tư xây dựng các khu du lịch, các phương tiện vui chơi giải trí hiện đại tại đây.

- Các chương trình tour du khảo đồng quê và tuyến du lịch đường sông từ Đền Cao Lỗ Vương đến Lăng Kinh Dương Vương (sông Đuống)

- Dự án khu du lịch – đô thị Rồng Việt: Đây sẽ là điểm đến du lịch vui chơi giải trí và mua sắm không chỉ của Bắc Ninh mà còn là của toàn vùng.

- Khu chiến tuyến lịch sử Như Nguyệt: Cần được quy hoạch và đầu tư theo mô hình thăm chiến trường lịch sử chống Tống của dân tộc.

121

Đền Tam Phủ - Phía trên bãi Nguyệt Bàn Ảnh: http://hatvan.vn

- Khu đền và Lăng Kinh Dương Vương: Đây sẽ là điểm nhấn của toàn bộ khu vực không gian huyện Thuận Thành, là điểm hành hương về với Tổ tiên đất Việt.

Cổng Tứ Trụ tại đền thờ An Dƣơng Vƣơng Ảnh: http://thuanthanh.bacninh.gov.vn

3.2.3. Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch văn hóa

Phát triển hệ thống cơ sở vật chất du lịch ở Bắc Ninh nên tập trung vào các nội dung cơ bản như sau:

Thứ nhất, phát triển hệ thống cơ sở lưu trú đảm bảo đáp ứng nhu cầu theo các mục tiêu định hướng phát triển du lịch của Quy hoạch.

122

Thứ hai, phát triển hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng và các dịch vụ bổ trợ khác như hệ thống cơ sở văn hóa, ngân hàng… đáp ứng nhu cầu du khách.

Thứ ba, tăng cường trang thiết bị cho các hệ thống kỹ thuật phục vụ khách du lịch. Đầu tư trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp. Xây dựng Trung tâm Công nghệ cao ở tỉnh, thành lập Trung tâm Thông tin Du lịch thuộc Cơ quan quản lý du lịch tại địa phương, tăng cường triển khai và ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của tỉnh Bắc Ninh.

3.2.3.1.Về cơ sở lưu trú

- Đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng chữa bệnh, các khu thể thao, vui chơi giải trí, các khu hội thảo – hội nghị với các phòng họp đầy đủ tiện nghi, các siêu thị và trung tâm thương mại, dịch vụ… Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng một số nhà hàng đạt tiêu chuẩn và một số cụm điểm du lịch để phục vụ khách du lịch.

- Xây dựng các công trình du lịch tại các khu điểm du lịch văn hóa lịch sử ở Bắc Ninh cần phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về kiến trúc xây dựng, phù hợp với cảnh quan môi trường của khu vực.

- Xây dựng và tăng số phòng khách sạn theo dự báo, nâng cấp hệ thống khách sạn, nhà hàng hiện có để đáp ứng nhu cầu du lịch. Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% trong tổng số phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao theo phân hạng của Tổng cục du lịch.

- Khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài, các nhà đầu tư lớn đầu tư xây dựng hệ thống các khách sạn cao cấp tại các trung tâm du lịch của tỉnh, các khu du lịch mang tầm quốc gia.

123

3.2.3.2.Cơ sở vui chơi giải trí du lịch

Một trong những mặt còn yếu kém của du lịch Việt Nam nói chung và của các địa phương nói riêng là chưa có hoặc có ở mức đơn giản loại hình và quy mô các khu vui chơi giải trí. Bắc Ninh cũng nằm trong tình trạng đó dẫn đến những hạn chế về việc thu hút khách và kéo dài thời gian lưu trú của khách ở địa phương. Vì vậy, một trong những hướng quan trọng để phát triển du lịch Bắc Ninh là tập trung xây dựng một số khu vui chơi giải trí tổng hợp với nhiều loại hình kết hợp giữa tính dân tộc và hiện đại, với nhiều hình thức vui chơi giải trí độc đáo, hấp dẫn để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của các thành phần khác nhau và theo hướng đảm bảo cân đối đầu tư giữa phát triển du lịch biển, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái.

Đối với hệ thống dịch vụ vui chơi giải trí cần ưu tiên xây dựng các loại hình giải trí tổng hợp hiện đại, các hoạt động thể thao như sân Golf, dã ngoại…

Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ở các làng nghề truyền thống, các lễ hội, các làng chèo truyền thống… để cải tạo, đầu tư mới một số dụng cụ, trang thiết bị và có chính sách giáo dục để bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống tạo nên sự đa dạng, phong phú về sản phẩm du lịch văn hóa tại địa phương.

Đối với làng nghề du lịch cần đầu tư phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Đây là giải pháp có hiệu quả, vốn đầu tư ít mà lại giải quyết được nhiều lao động, đồng thời có thể tranh thủ nhanh được công nghệ hiện đại và thích hợp. Các doanh nghiệp này làm đầu mối hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho các hộ làng nghề phát triển.

3.2.4. Giải pháp về phát triển nhân lực trong du lịch văn hóa

Du lịch là ngành kinh tế đòi hỏi có sự quan hệ rộng, giao tiếp nhiều. Do đó, trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của con người trong lĩnh vực này vô cùng quan trọng. Nhìn chung trong thời gian qua, nguồn nhân

124

lực của tỉnh Bắc Ninh đã đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch. Tuy nhiên đứng trước những nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch và đòi hỏi của thị trường thì nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu du lịch của tỉnh Bắc Ninh cần phải tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề theo hướng chuyên nghiệp hơn. Để làm được điều đó, cần thực hiện những biện pháp sau:

- Hướng nghiệp du lịch tại các trường phổ thông trung học, thậm chí từ năm cuối của cấp trung học cơ sở.

- Khuyến khích mở các cơ sở đào tạo du lịch, tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ du lịch trong tỉnh song song với việc khuyến khích việc tham gia các chương trình đào tạo về du lịch ở các cơ sở đào tạo du lịch ở Hà Nội và các địa phương khác.

- Tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của ngành du lịch và các dự án quốc tế.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh chủ động tổ chức khóa đào tạo nâng cao nhận thức và trang bị các kỹ năng kinh doanh, giao tiếp du lịch cho cộng đồng người dân tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch.

- Yêu cầu chủ đầu tư các dự án du lịch lớn xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực ngay từ khi triển khai xây dựng.

- Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực với các địa phương và các tổ chức quốc tế.

3.2.5. Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa

3.2.5.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển du lịch văn hóa

- Lập quy hoạch phát triển du lịch: Du lịch là một ngành kinh tế có tính liên ngành và liên vùng. Chính vì vậy cần chú trọng việc xây dựng các quy hoạch mạng lưới, đặc biệt là quy hoạch giao thông, xây dựng phát triển đô thị và các khu vực nông thôn và các ngành liên quan khác để tạo tiền đề và hỗ trợ

125

cho phát triển du lịch Bắc Ninh. Cần quy hoạch phân khu các khu vực tổ chức hoạt động du lịch để tập trung đầu tư phát triển có trọng điểm và đồng thời xúc tiến điều chỉnh các phương án quy hoạch sử dụng đất của các địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)