7. Đóng góp của luận văn
3.2.3. Giải pháp về phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch văn hóa
Phát triển hệ thống cơ sở vật chất du lịch ở Bắc Ninh nên tập trung vào các nội dung cơ bản như sau:
Thứ nhất, phát triển hệ thống cơ sở lưu trú đảm bảo đáp ứng nhu cầu theo các mục tiêu định hướng phát triển du lịch của Quy hoạch.
122
Thứ hai, phát triển hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí, hệ thống nhà hàng và các dịch vụ bổ trợ khác như hệ thống cơ sở văn hóa, ngân hàng… đáp ứng nhu cầu du khách.
Thứ ba, tăng cường trang thiết bị cho các hệ thống kỹ thuật phục vụ khách du lịch. Đầu tư trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý doanh nghiệp. Xây dựng Trung tâm Công nghệ cao ở tỉnh, thành lập Trung tâm Thông tin Du lịch thuộc Cơ quan quản lý du lịch tại địa phương, tăng cường triển khai và ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của tỉnh Bắc Ninh.
3.2.3.1.Về cơ sở lưu trú
- Đầu tư xây dựng các khu nghỉ dưỡng chữa bệnh, các khu thể thao, vui chơi giải trí, các khu hội thảo – hội nghị với các phòng họp đầy đủ tiện nghi, các siêu thị và trung tâm thương mại, dịch vụ… Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng một số nhà hàng đạt tiêu chuẩn và một số cụm điểm du lịch để phục vụ khách du lịch.
- Xây dựng các công trình du lịch tại các khu điểm du lịch văn hóa lịch sử ở Bắc Ninh cần phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về kiến trúc xây dựng, phù hợp với cảnh quan môi trường của khu vực.
- Xây dựng và tăng số phòng khách sạn theo dự báo, nâng cấp hệ thống khách sạn, nhà hàng hiện có để đáp ứng nhu cầu du lịch. Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% trong tổng số phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng 3 sao theo phân hạng của Tổng cục du lịch.
- Khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài, các nhà đầu tư lớn đầu tư xây dựng hệ thống các khách sạn cao cấp tại các trung tâm du lịch của tỉnh, các khu du lịch mang tầm quốc gia.
123
3.2.3.2.Cơ sở vui chơi giải trí du lịch
Một trong những mặt còn yếu kém của du lịch Việt Nam nói chung và của các địa phương nói riêng là chưa có hoặc có ở mức đơn giản loại hình và quy mô các khu vui chơi giải trí. Bắc Ninh cũng nằm trong tình trạng đó dẫn đến những hạn chế về việc thu hút khách và kéo dài thời gian lưu trú của khách ở địa phương. Vì vậy, một trong những hướng quan trọng để phát triển du lịch Bắc Ninh là tập trung xây dựng một số khu vui chơi giải trí tổng hợp với nhiều loại hình kết hợp giữa tính dân tộc và hiện đại, với nhiều hình thức vui chơi giải trí độc đáo, hấp dẫn để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của các thành phần khác nhau và theo hướng đảm bảo cân đối đầu tư giữa phát triển du lịch biển, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái.
Đối với hệ thống dịch vụ vui chơi giải trí cần ưu tiên xây dựng các loại hình giải trí tổng hợp hiện đại, các hoạt động thể thao như sân Golf, dã ngoại…
Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ở các làng nghề truyền thống, các lễ hội, các làng chèo truyền thống… để cải tạo, đầu tư mới một số dụng cụ, trang thiết bị và có chính sách giáo dục để bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống tạo nên sự đa dạng, phong phú về sản phẩm du lịch văn hóa tại địa phương.
Đối với làng nghề du lịch cần đầu tư phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Đây là giải pháp có hiệu quả, vốn đầu tư ít mà lại giải quyết được nhiều lao động, đồng thời có thể tranh thủ nhanh được công nghệ hiện đại và thích hợp. Các doanh nghiệp này làm đầu mối hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho các hộ làng nghề phát triển.
3.2.4. Giải pháp về phát triển nhân lực trong du lịch văn hóa
Du lịch là ngành kinh tế đòi hỏi có sự quan hệ rộng, giao tiếp nhiều. Do đó, trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của con người trong lĩnh vực này vô cùng quan trọng. Nhìn chung trong thời gian qua, nguồn nhân
124
lực của tỉnh Bắc Ninh đã đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch. Tuy nhiên đứng trước những nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch và đòi hỏi của thị trường thì nguồn nhân lực phục vụ cho nhu cầu du lịch của tỉnh Bắc Ninh cần phải tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề theo hướng chuyên nghiệp hơn. Để làm được điều đó, cần thực hiện những biện pháp sau:
- Hướng nghiệp du lịch tại các trường phổ thông trung học, thậm chí từ năm cuối của cấp trung học cơ sở.
- Khuyến khích mở các cơ sở đào tạo du lịch, tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ du lịch trong tỉnh song song với việc khuyến khích việc tham gia các chương trình đào tạo về du lịch ở các cơ sở đào tạo du lịch ở Hà Nội và các địa phương khác.
- Tranh thủ sự hỗ trợ của các dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch của ngành du lịch và các dự án quốc tế.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh chủ động tổ chức khóa đào tạo nâng cao nhận thức và trang bị các kỹ năng kinh doanh, giao tiếp du lịch cho cộng đồng người dân tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch.
- Yêu cầu chủ đầu tư các dự án du lịch lớn xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực ngay từ khi triển khai xây dựng.
- Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực với các địa phương và các tổ chức quốc tế.
3.2.5. Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa
3.2.5.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển du lịch văn hóa
- Lập quy hoạch phát triển du lịch: Du lịch là một ngành kinh tế có tính liên ngành và liên vùng. Chính vì vậy cần chú trọng việc xây dựng các quy hoạch mạng lưới, đặc biệt là quy hoạch giao thông, xây dựng phát triển đô thị và các khu vực nông thôn và các ngành liên quan khác để tạo tiền đề và hỗ trợ
125
cho phát triển du lịch Bắc Ninh. Cần quy hoạch phân khu các khu vực tổ chức hoạt động du lịch để tập trung đầu tư phát triển có trọng điểm và đồng thời xúc tiến điều chỉnh các phương án quy hoạch sử dụng đất của các địa phương trong tỉnh để dành đủ quỹ đất cho đầu tư phát triển du lịch. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng cần ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước để thực hiện quy hoạch sử dụng đất càng sớm càng tốt, với kết quả là cắm các mốc chỉ giới các khu đất quy hoạch cho đầu tư phát triển du lịch. Việc đầu tư các cơ sở hạ tầng xã hội liên quan như trường học, bệnh viện, các thiết kế văn hóa và cơ sở thể thao sẽ góp phần đa dạng hóa loại hình du lịch và thu hút đáng kể các thị trường khách du lịch đến Bắc Ninh.
Sau khi quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh được phê duyệt và công bố, cần tiếp tục triển khai các quy hoạch tổng thể và chi tiết cho các huyện thị và khu điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cƣờng công tác quản lý đầu tƣ, kinh doanh phát triển du lịch văn hóa: Để đảm bảo phát triển theo đúng định hướng đưa du lịch Bắc Ninh phát triển mạnh về du lịch văn hóa thì vấn đề tăng cường công tác quản lý đầu tư, kinh doanh phát triển du lịch văn hóa cũng là một vấn đề quan trọng. Theo đó cần tập trung vào việc khắc phục những tồn tại và nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch thông qua việc củng cố, tăng cường hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành du lịch để tăng thu nhập cho du lịch tỉnh Bắc Ninh; Đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp tạo thêm các sản phẩm du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh; Thành lập hiệp hội du lịch, khách sạn.
- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh ban hành, kiến nghị cơ chế chính sách có liên quan đến phát triển du lịch văn hóa:
+ Rà soát hệ thống các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch văn hóa nhằm mục đích phát hiện những bất cập, hạn chế, những điểm không phù hợp trong điều
126
kiện hiện nay làm cơ sở nghiên cứu ban hành những cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện của tỉnh.
+ Tiếp tục nghiên cứu tham mưu đề xuất UBND tỉnh đổi mới các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, lễ hội, quan họ… Trước mắt, đề nghị các cấp, các ngành thực hiện tốt chính sách hiện hành như chính sách đất đai, chính sách đầu tư, chính sách tín dụng và thuế, chính sách lao động và đào tạo…
+ Đối với những cơ chế chính sách ở cấp quốc gia, cần có kiến nghị với chính phủ và cơ quan có thẩm quyền, đề xuất những phương hướng sửa đổi phù hợp với điều kiện của tỉnh.
+ Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích, duy trì phát triển làng nghề, lễ hội, quan họ, các phong tục tập quán; Giải quyết tốt các vấn đề về môi trường của các làng nghề trong quá trình phát triển. Xây dựng phát triển làng nghề mới gắn với quy hoạch nông thôn. Các địa phương cần chủ động lập các dự án đầu tư xây dựng các làng nghề mới, xác định sản phẩm truyền thống, sản phẩm chính của làng nghề, kết hợp với các ngành công nghiệp hình thành sự phân công theo hướng chuyên môn hoa và hợp tác hóa. Lựa chọn, bồi dưỡng, hỗ trợ một số hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, năng động, làm nòng cốt nhằm thu hút lao động nhàn rỗi trong địa phương, dần hình thành các cụm, điểm sản xuất tiểu thủ công nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh năng động.
- Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc về du lịch văn hóa:
+ Đẩy mạnh các thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho phát triển du lịch văn hóa, đơn giản hóa các thủ tục ra, vào, đi lại, lưu trú, tham quan của khách du lịch quốc tế, đảm bảo an ninh trật tự, vừa thuận lợi, văn minh, lịch sự; cải
127
cách thủ tục hành chính đối với vấn đề có liên quan đến nhà đầu tư du lịch theo hướng đơn giản hóa, nhanh gọn, đúng pháp luật.
+ Phát huy hiệu quả chỉ đạo, điều hành về phát triển du lịch của Ban chỉ đạo của tỉnh; tăng cường sự phối hợp đồng bộ. chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tổ chức, quản lý phát triển du lịch. Tranh thủ sự chỉ đạo, ủng hộ, hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các bộ, ngành trung ương.
+ Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, thành phố Bắc Ninh và các huyện có khả năng phát triển du lịch để thực hiện tốt các chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về quản lý, phát triển du lịch. Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về du lịch.
Các cơ quan quản lý về du lịch địa phương cần có sự kết hợp với các cơ quan quản lý về môi trường, an ninh trật tự,bảo tồn di sản và các ngành nghề khác và chính quyền đưa nội dung giáo dục và đào tạo về văn hóa môi trường, an ninh trật tự, bảo tồn di sản… vào chương trình phát triển du lịch và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình.
Các cơ quan quản lý về văn hóa địa phương cần có những dự án khôi phục, bảo tồn, lưu giữ và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương mình (lễ hội, trò chơi dân gian, các điệu hát dân gian…) góp phần làm gia tăng sự hấp dẫn của các điểm du lịch.
Các cơ quan quản lý về xây dựng cần kết hợp với chính quyền địa phương để kiểm soát chặt chẽ các công trình xây dựng mới, đảm bảo rằng các công trình đó không phá vỡ cảnh quan môi trường xung quanh và có đầy đủ phương án xử lý rác thải và nước rác thải theo đúng tiêu chuẩn của cơ quan quản lý về môi trường.
128
3.2.5.2. Các cơ sở, đơn vị du lịch
Các cơ sở dịch vụ du lịch (nhà hàng, khách sạn, khu du lịch…) cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của mình và tuân thủ quy định pháp luật của nhà nước về du lịch.
- Các cơ sở, đơn vị du lịch cần định kỳ thay đổi, bảo trì trang thiết bị đảm bảo máy móc, trang thiết bị hoạt động tốt đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch tại cơ sở mình.
- Về đào tạo nguồn nhân lực tại doanh nghiệp: Tổ chức đợt tuyển dụng nhân viên có đào tạo tay nghề cao phục vụ tại các bộ phận: lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp… Mở các lớp ngắn hạn đào tạo về nghiệp vụ du lịch tại chỗ hoặc gửi đi giao lưu học hỏi với các doanh nghiệp địa phương khác để nâng cao tay nghề. - Về xử lý hệ thống rác thải và nước rác thải ra môi trường, cần có cán bộ phụ trách về môi trường, phải có báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý về môi trường về tình trạng môi trường của doanh nghiệp mình.
Các công ty lữ hành cũng cần phải hiểu rõ và nhận trách nhiệm về phía mình trong việc nghiên cứu phát triển du lịch thông qua các công việc cụ thể như:
- Huấn luyện đội ngũ hướng dẫn viên như những người tiên phong về kiến thức văn hóa, ngoại ngữ, du lịch, y tế, an ninh trật tự, môi trường. Hướng dẫn viên cần phải là người thấm nhuần ý thức văn hóa môi trường, du lịch văn hóa… họ là những tấm gương về sự thân thiện với môi trường, luôn hướng dẫn, nhắc nhở, giám sát đoàn khách của mình để có thể hạn chế đến mức tối đa những hậu quả xấu do khách du lịch gây ra đối với môi trường tại các điểm du lịch văn hóa nhạy cảm như hệ thống các đền, chùa, lễ hội và làng nghề truyền thống.
- Công ty phải có quy định bắt buộc đối với hướng dẫn viên về việc nhắc nhở du khách những nguy cơ mất an toàn từ môi trường và những phương pháp để
129
họ có thể tự phòng tránh. Ở đây cần nhấn mạnh vai trò của các doanh nghiệp lữ hành là đem lại cho du khách một chuyến đi du lịch với chất lượng cao và điều này sẽ góp phần nâng cao lòng cảm kích của họ trước những di sản thiên nhiên và văn hóa, mà điều này trước hết phải thể hiện bằng văn hóa môi trường của doanh nghiệp lữ hành.
3.2.5.3. Chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương cùng với các cơ quan quản lý về du lịch, môi trường, xây dựng, văn hóa… cần có những quy định về việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm những quy định về môi trường, quy định luật du lịch, luật di sản… trong du lịch đối với tất cả các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch như: khách du lịch, người dân địa phương, các cơ sở dịch vụ du lịch và các công ty lữ hành.
Chính quyền địa phương cần hiều rõ vai trò và trách nhiệm của mình về tầm quan trọng trong việc phát triển du lịch văn hóa là nhằm góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Các cơ quan chức năng ở địa phương cần tổ chức giáo dục, tuyên truyền rộng rãi cho người dân về quy định của luật du lịch, quan tâm tạo điều kiện về vốn đầu tư cho hộ kinh doanh du lịch đặc biệt là làng nghề truyền