Chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh (Trang 129)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.5.3. Chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương cùng với các cơ quan quản lý về du lịch, môi trường, xây dựng, văn hóa… cần có những quy định về việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm những quy định về môi trường, quy định luật du lịch, luật di sản… trong du lịch đối với tất cả các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch như: khách du lịch, người dân địa phương, các cơ sở dịch vụ du lịch và các công ty lữ hành.

Chính quyền địa phương cần hiều rõ vai trò và trách nhiệm của mình về tầm quan trọng trong việc phát triển du lịch văn hóa là nhằm góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Các cơ quan chức năng ở địa phương cần tổ chức giáo dục, tuyên truyền rộng rãi cho người dân về quy định của luật du lịch, quan tâm tạo điều kiện về vốn đầu tư cho hộ kinh doanh du lịch đặc biệt là làng nghề truyền thống để tránh tình trạng bị xuống cấp, mai một của một số nghề truyền thống địa phương như: làng nghề gốm Phù Lãng, làng nghề mây tre đan Xuân Lai, làng tranh Đông Hồ…

Chính quyền địa phương cần thường xuyên tổ chức sự kiện, lễ hội để thu hút đoàn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan du lịch Bắc Ninh.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, có các biện pháp bảo tồn, nâng cấp, trùng tu các di sản văn hóa tại địa phương.

130

Có những biện pháp kiểm tra chặt chẽ và xử phạt nghiêm khắc với những người dân cố tình vi phạm những quy định của luật du lịch như việc thương mại hóa các giá trị văn hóa truyền thống, làm biến dạng các giá trị văn hóa phi vật thể, việc bán các hàng lưu niệm kém chất lượng, các hàng giả, hàng nhái, việc chạy theo lối sống lai căng của du khách chính là làm cho môi trường văn hóa tại điểm du lịch trở nên xấu đi, kém hấp dẫn hơn. Và ngược lại một môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh, sự hiếu khách của người dân địa phương làm nên sự cuốn hút của điểm du lịch.

Hỗ trợ người dân địa phương phát triển nghề thủ công truyền thống và tổ chức cho họ tham gia trực tiếp và các dịch vụ du lịch để tăng thu nhập.

Cần kiểm soát chặt chẽ việc đầu tư xây dựng các công trình mới, đặc biệt là những cơ sở lưu trú, nhà hàng khách sạn phục vụ du lịch phải tuân theo đòi hỏi về mức độ phù hợp với cảnh quan chung, không làm phá vỡ đi vẻ đẹp của những quần thể kiến trúc đã tồn tại với người dân Bắc Ninh từ hàng trăm năm, gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nơi đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)