Giải pháp về xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh (Trang 130)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.6. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa

Để góp phần đẩy nhanh sự phát triển của ngành du lịch Bắc Ninh, trong thời gian tới song song với việc phát triển sản phẩm du lịch cần đẩy mạnh công tác xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá cho du lịch với những đề xuất sau: - Xây dựng và tổ chức hoạt động Trung tâm thông tin và xúc tiến du lịch tỉnh Bắc Ninh.

- Tiến hành nghiên cứu các đặc điểm thị trường trọng điểm của du lịch Bắc Ninh và khả năng “cung” để có kế hoạch xúc tiến quảng bá.

- Hoàn thiện hơn nữa hình ảnh và thương hiệu của du lịch Bắc Ninh trên cơ sở phân tích những lợi thế so sánh và chú trọng tính thân thiện, bản sắc riêng. - Xác định các kênh để đưa thông tin tới thị trường trọng điểm của du lịch Bắc Ninh. Tiến hành hoạt động phát hành các ấn phẩm quảng bá, tổ chức các

131

chuyến FAM trip (các chuyến đi tìm hiểu du lịch Bắc Ninh cho các nhà báo, phóng viên, các hãng lữ hành lớn vv…); xây dựng một bộ phim có chất lượng về du lịch Bắc Ninh; tham gia các hội chợ, triển lãm về du lịch ở quy mô quốc gia, khu vực và quốc tế; xây dựng trung tâm du khách tại TP. Bắc Ninh.

- Xây dựng các chương trình marketing điểm đến cho Bắc Ninh, chương trình này cần được thực hiện một cách chuyên nghiệp để có thể khai thác thị trường du lịch quốc tế và thị trường du lịch cao cấp trong nước đồng thời đảm báo tính thông nhất trong hình ảnh của du lịch Bắc Ninh trên thị trường. Tạo lập và nâng cao thương hiệu du lịch Bắc Ninh gắn liền với những đặc trưng về tiềm năng du lịch, văn hóa, môi trường an toàn ổn định đối với các thị trường mục tiêu trong và ngoài nước.

- Thực hiện các chương trình thông tin, tuyên truyền, công bố các sự kiện thể thao, văn hóa, lễ hội lớn trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các chương trình xúc tiến, phát triển thị trường theo chuyên đề tại các thị trường trọng điểm theo hình thức “Ngày văn hóa du lịch Bắc Ninh”, các sự kiện được tổ chức tại Bắc Ninh trên trang website du lịch Bắc Ninh của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và các doanh nghiệp Bắc Ninh cùng với cả nước để cung cấp thông tin qua mạng điện tử để khách du lịch nắm thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ sự trợ giúp của các chính phủ, tổ chức quốc tế trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Bắc Ninh.

- Mở các hội chợ, triển lãm chuyên đề riêng về du lịch Bắc Ninh tại trung tâm thành phố và các địa phương khách như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh…

- Tổ chức sự kiện du lịch Bắc Ninh hàng năm nhân lễ hội Lim, tạo thành sản phảm độc đáo cho du lịch Bắc Ninh. Thường xuyên tổ chức Festival về du lịch văn hóa của tỉnh.

132

- Xây dựng các trung tâm thông tin tại các trung tâm du lịch, cụm du lịch: thành phố Bắc Ninh, Tiên Du, Thuận Thành, Quế Võ…

- Thiết lập hệ thống đại diện du lịch Bắc Ninh, đại diện các doanh nghiệp du lịch Bắc Ninh tại các trung tâm lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

- Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường khách tiềm năng, khách truyền thống. Đối với du lịch làng nghề: khai thác, phát triển thị trường, chú ý các thị trường có triển vọng; hình thành trung tâm khuyến công hỗ trợ tích cực cho phát triển làng nghề và nghề; tổ chức tham gia các hội trợ triển lãm các sản phẩm làng nghề, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ; xúc tiến thương mại thông qua việc giới thiệu sản phẩm ở nhiều kênh thông tin đại chúng, đặc biệt là Internet.

3.2.7. Giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa và tài nguyên du lịch văn hóa 3.2.7.1.Giải pháp vĩ mô

Việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa thông qua các biện pháp sau: - Tổ chức thực hiện các dự án nghiên cứu, thu thập thống kê.

- Tiến hành sưu tầm, thống kê, phân loại thường xuyên định kỳ về di sản văn hóa.

- Phân loại các di sản văn hóa trong phạm vi toàn tỉnh.

- Tăng cường truyền dạy phổ biến, xuất bản trình diễn và phục dựng các loại hình di sản văn hóa.

- Thực hiện thẩm định miễn phí hướng dẫn nghiệp vụ và hỗ trợ lưu giữ, bảo quản di sản văn hóa theo đề nghị của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hóa đó.

- Đầu tư và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa ngăn chặn nguy cơ làm mai một thất truyền các di sản văn hóa truyền thống.

133

- Mở rộng các hình thức xã hội văn hóa trong lĩnh vực văn hóa bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể.

Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân, nghệ sĩ thông qua các biện pháp:

- Tặng thưởng, truy tặng Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước và thực hiện hình thức tôn vinh khách đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công bảo tồn, phổ biến nghệ thuật truyền thống, bí quyết nghề nghiệp thuộc di sản văn hóa.

- Tạo điều kiện và hỗ trợ một phần chi phí cho các hoạt động sáng tạo, biểu diễn, trưng bày giới thiệu sản phẩm đi với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công bảo tồn, phổ biến nghệ thuật truyền thống.

- Trợ cấp sinh hoạt hàng tháng và có một số ưu đãi khách đối với nghệ nhân, nghệ sĩ đã được phong tặng danh hiệu có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.

3.2.7.2. Giải pháp vi mô

Bảo vệ, giữ gìn vệ sinh tại các khu, điểm du lịch văn hóa khi đưa khách du lịch tham quan.

- Không phá vỡ cảnh quan môi trường tại các di sản văn hóa khi xây các công trình kiến trúc tại các khu, điểm du lịch.

- Tuyền truyền, phổ biến, giáo dục nhân viên và du khách hiểu về giá trị của các di sản, di tích văn hóa.

134

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng nhanh cả về chiều sâu và chiều rộng, vấn đề giữ gìn, phát huy các nét đẹp trong văn hóa truyền thống dân tộc cũng đồng nghĩa với việc thúc đẩy các hoạt động du lịch phát triển. Nhận thức rõ được điều này, công tác khôi phục và bảo tồn của tỉnh Bắc Ninh đã và đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Điều này dựa trên sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và trách nhiệm của những người con trên chính mảnh đất giàu văn hóa này.

Và chúng ta hãy tin rằng con người Bắc Ninh vốn thông minh mẫn cảm, đã sáng tạo ra nhiều giá trị văn hóa tinh thần cũng như vật chất tồn tại xuyên qua bao thăng trầm của lịch sử sẽ mãi làm tốt công tác phát triển các hoạt động du lịch. Bởi chỉ có như vậy mới giúp họ có thêm nhiều động lực để giữ gìn và bảo tồn những nét đẹp của riêng quên hương mình. Và trên hết, đó chính là niềm tự hào của những người con Kinh Bắc với bạn bè trong nước cũng như quốc tế. Đến nay dưới sự chỉ đạo của các cấp, các ngành có liên quan, người dân Bắc Ninh sẽ ra sức bảo tồn bản sắc văn hoá và đẩy mạnh các hoạt động du lịch nhằm phát huy những giá trị cao đẹp nhất của văn hoá truyền thống nước nhà. Đồng thời không ngừng tiếp thu những thành tựu tinh hoa của nền văn minh nhân loại, góp phần xây dựng thành công nền văn hoá Việt Nam thực sự là nền văn hoá dân tộc, hiện đại, nhân văn theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Có lẽ cũng chính vì thế mà hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh Bắc Ninh luôn vận động không ngừng.

135

KẾT LUẬN

Văn hóa Bắc Ninh có mạch nguồn từ rất xa xưa, đóng góp nhiều giá trị văn hóa độc đáo, lớn lao cho nền văn hóa dân tộc. Thừa hưởng một nền tảng văn hóa đồ sộ và cổ xưa, trải qua thời gian, văn hóa Bắc Ninh vừa lan toả vừa tiếp nhận những giá trị của nền văn hóa khác để bồi đắp, làm phong phú cho mình. Do đó, đối tượng mà tác giả hướng tới cho luận văn này là một địa phương có nền văn hóa đặc sắc trong nền văn hóa đồng bằng sông Hồng.

Bắc Ninh vốn có nguồn tài nguyên du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng, hội tụ được nhiều yếu tố quan trọng để hình thành các loại hình, sản phẩm du lịch văn hóa thế mạnh, đặc thù. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.259 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 428 điểm di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng (149 di tích cấp quốc gia và 237 di tích cấp địa phương) đã tạo nên những sản phẩm đặc sắc, hấp dẫn du khách như: Dân ca Quan họ Bắc Ninh, Chùa Bút Tháp, Đền Đô, Đình Bảng, ẩm thực, tranh Đông Hồ, hội Lim…

Trong mối quan hệ tương tác giữa văn hóa và du lịch đó thì văn hóa chính là nguồn lực, là một trong những đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững của các danh lam, làng nghề, nghệ thuật biểu diễn. Đặc biệt với đặc sản văn hóa lễ hội và thưởng thức nghệ thuật đã làm nên thương hiệu cho du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh.

Trước vị trí quan trọng của văn hóa, đặc biệt là các công trình văn hóa lễ hội, di sản văn hóa phi vật thể, trong thời gian qua, Bắc Ninh đã và đang chú trọng công tác bảo tồn, tôn tạo hệ thống di tích lịch sử, phát triển nền văn hóa nghệ thuật dân gian kết hợp với việc khôi phục, phát triển hệ thống làng nghề truyền thống góp phần làm phong phú thêm nguồn tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển, xây dựng các cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch của tỉnh

136

nhà. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch vẫn còn thiếu đồng bộ, chất lượng trang thiết bị, lao động phục vụ tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng, vui chơi giải trí… còn chưa tương xứng với yêu cầu ngày càng cao của du khách. Đây cũng là nỗi trăn trở của ban quản lý ngành, của tỉnh.

Nhìn vào thực trang khai thác sản phẩm du lịch cho thấy các sản phẩm du lịch văn hóa tại Bắc Ninh còn đơn điệu, nghèo nàn, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, thiếu sức hấp dẫn và cạnh tranh nên chưa thể thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến với Bắc Ninh. Tuy nhiên, về cơ bản, tác giả vẫn đặt niềm tin vào công tác đầu tư, điều chỉnh một cách kiên quyết cho định hướng phát triển du lịch văn hóa tỉnh theo hướng phát triển du lịch bền vững được hoàn thành trong tương lai.

Từ những bước khảo sát, nghiên cứu thực trạng ngành du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây, tác giả luận văn đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất giải pháp nhằm phát triển hơn nữa ngành du lịch văn hóa của tỉnh cho xứng đáng với tiềm năng vốn có. Trong đó tác giả tập trung vào các nhóm giải pháp như: cơ sở vật chất phục vụ du lịch văn hóa, nhân lực trong du lịch văn hóa, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù, về tổ chức - quản lý hoạt động du lịch văn hóa, giải pháp về xúc tiến - quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa, giải pháp bảo tồn di sản văn hóa và tài nguyên du lịch văn hóa, giải pháp về bảo vệ tài nguyên - môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch hay giải pháp cho thị trường du lịch văn hóa của tỉnh

Mặc dù luận văn còn nhiều hạn chế song tác giả luôn cố gắng triển khai đề tài theo phương pháp liên ngành, chủ yếu là hoạt động văn hóa và du lịch để từ đó có cái nhìn bao quát, xử lý vấn đề theo chiều sâu và có cái nhìn rộng mở với vấn đề.

137

Thông qua những nghiên cứu, đề xuất bên trên, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch văn hóa thành sản phẩm du lịch đặc sắc mang đậm văn hóa của tỉnh Bắc Ninh, nâng cao khai thác du lịch văn hóa Bắc Ninh thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng riêng có của vùng..

138

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Toan Ánh (1991), Nếp cũ – tín ngưỡng Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Trương Quốc Bình (2010), Việt Nam công tác quản lý di sản văn hoá, Du Lịch Việt Nam, Số 7, tr 58+59.

3. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, NXB TP. Hồ Chí Minh.

4. Đặng Kim Chi (2005), Làng Nghề Việt Nam và môi trường, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.

5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Pháp lệnh tôn giáo, tín ngưỡng.

6. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

7. Đinh Thị Phương Dung (1999), Các di tích lịch sử văn hóa Bắc Ninh, ĐH Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Phạm Văn Đồng (1994), Văn hoá và đổi mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Mai Thanh Hải (1998), Tôn giáo thế giới và Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

10. Nguyễn Duy Hinh ( 2003), Người Việt Nam với Đạo giáo, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

11. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

139

12. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2001), Giáo trình Xã hội học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

13. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu ( 2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

14. Hội Tâm lý học giáo dục Việt Nam (1993), Tâm lý học kinh doanh, NXB TP. Hồ Chí Minh.

15. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Cần bảo tồn văn hóa đúng cách, Tạp chí du lịch Việt Nam, số 10/2012.

16. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Du lịch đêm Hà Nội, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 8/2001.

17.Nguyễn Phạm Hùng (2012), Bảo tồn văn hóa như một hoạt động phát triển du lịch. Hội thảo khoa học “Phát triển du lịch trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế”, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

18. Nguyễn Phạm Hùng (2012), Bảo tồn văn hóa tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, số 3 – 2012.

19. Nguyễn Phạm Hùng (2010), Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11.

20. Nguyễn Phạm Hùng (1999), Du lịch tôn giáo và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 2.

21. Nguyễn Phạm Hùng (1999), Khai thác ẩm thực dân tộc trong du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 5.

140

22. Nguyễn Phạm Hùng ( 2012), Một số vấn đề về văn hóa tôn giáo và việc bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Tư vấn Bảo tồn di sản văn hóa tôn giáo trong giai đoạn hiện nay”, do Trung tâm Bảo tồn Văn hóa tôn giáo, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam.

23. Vũ Ngọc Khánh ( 2001), Đạo thánh ở Việt Nam, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

24. Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý ( 1978), Quan họ - nguồn gốc và quá trình phát triển, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

25. Trần Văn Mậu (1998), Lữ hành du lịch, NXB Giáo dục, Hà Nội

26. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình ( 2001), Kinh tế du lịch và du lịch học (Sách dịch), NXB Trẻ, TP. HCM.

27. Nhiều tác giả (2003), Thông tin văn hóa Bắc Ninh, Sở văn hóa thông tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bắc Ninh (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)