HÌNH 4.3 QUI TRÌNH HOẠCH ĐỊNH TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu bài giảng quản lý tiếp thị (Trang 90)

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC

HÌNH 4.3 QUI TRÌNH HOẠCH ĐỊNH TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC

PHÂN TÍCH BỐI CẢNH TIẾP THỊ HIỆN TẠI

Đây là bước nền tảng, vì nó có trách nhiệm thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho cả qui trình. Logic đơn giản nằm ở chỗ, các nhà quản lý sẽ không thể thực hiện chức năng hoạch định nếu thiếu thông tin. Các mục tiêu cũng không thể thiết lập nếu như công ty không biết vị trí cũng như hiện trạng của thị trường. Bước này bao gồm hai phần cơ bản là: phân tích nội vi (internal analy- sis) và phân tích ngoại vi (external analysis)

Phân tích nội vi

Thu thập các thông tin bên trong nội bộ công ty. Các thông tin này cho biết các nguồn lực, các khả năng của công ty. Thông qua phân tích nội vi, công ty xác định được các thế mạnh cũng như yếu điểm của mình. Thông thường các công ty tiến hành các phân tích sau:

Các nguồn tài nguyên và các năng lực về tài chính. Hạ tầng cơ sở, trang thiết bị hoạt động.

Các sức mạnh cạnh tranh cũng như yếu điểm của công ty. Các giả định về thị trường của các thành viên trong công ty. Dự báo và dự án.

Các đặc tính của tổ chức.

Mô hình Value Chain của Michael E. Porter thường được sử dụng để nghiên cứu nội vi. Đây là một mô hình rất nổi tiếng, Porter định nghĩa công ty như một đơn vị tạo giá trị. Ông chia các hoạt động của công ty thành hai nhóm chính là các hoạt động trực tiếp tạo giá trị và các họat động hỗ trợ. Theo ông tất cả các hoạt động của công ty từ trực tiếp đến hỗ trợ đều tạo ra giá trị, nhưng điều quan trọng hơn để tạo ra giá trị chính là sự liên kết giữa các hoạt động trong công ty để tạo ra giá trị cộng hưởng. Mô hình này thường dùng trong phân tích chiến lược để đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các công ty.

Một phần của tài liệu bài giảng quản lý tiếp thị (Trang 90)