Chuyển đổi mục đích sử dụng đất tự nhiên để quy hoạch trang

Một phần của tài liệu Giải pháp nhân rộng mô hình kinh tế trang trại để thoát nghèo bền vững ở các tỉnh miền núi (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hòa Bình (Trang 97)

9. Kết cấu luận văn

3.2.3.1.Chuyển đổi mục đích sử dụng đất tự nhiên để quy hoạch trang

trại tại chỗ theo hướng đa dạng môi trường sinh học và bảo vệ môi trường.

Căn cứ vào quỹ đất của gia đình và quỹ đất trống, đồi núi trọc, diện tích đất hoang hóa, mặt nƣớc ao hồ…ở địa phƣơng và nhu cầu, khả năng đầu tƣ cho trang trại, tận dụng triệt để quỹ đất để định hƣớng cho nhu cầu phát triển trang trại. Đồng thời, quy hoạch khoanh vùng, lựa chọn mô hình KTTT phù hợp với điều kiện sinh thái, đặc điểm tự nhiên của từng địa phƣơng.

Việc chuyển đổi diện tích đất tự nhiên để phát triển KTTT nhằm tạo điều kiện cho ngƣời dân phát triển đồng đều trên cơ sở hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và liên kết giữa các địa phƣơng, tạo nên sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trên địa bàn, cụ thể:

- Đối với vùng núi cao trong tỉnh: nhƣ huyện Mai Châu, Đà Bắc, một số xã của huyện Cao Phong và huyện Tân Lạc mật độ dân cƣ thƣa thớt, chủ yếu là rừng tự nhiên có chức năng phòng hộ là chính. Về cơ bản, mô hình trang trạiở vùng này là trang trại lâm nghiệp, trồng rừng kinh tế, cây bản địa lấy gỗ có giá trị kinh tế cao, mô hình trang trại nông - lâm kết hợp cho hiệu quả kinh tế cao hù hợp với địa phƣơng.

- Đối với vùng đồi núi thấp trong tỉnh: nhƣ huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong, Yên Thủy với chức năng vừa phòng hộ, vừa khai thác kinh tế nên các thành phần trong mô hình KTTT ở đây có thể kết hợp nông - lâm nghiệp, vừa khoanh nuôi bảo vệ rừng, vừa trồng cây công nghiệp (mía, chè, keo...), cây ăn quả (cam, quýt, vải, thanh long…), vừa phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê, lợn rừng…). Phát triển trang trại trồng rừng kinh tế (cây lấy gỗ), cây công nghiệp lâu năm kết hợp với chăn nuôi đại gia súc, trồng cây ngắn ngày theo phƣơng thức lấy ngắn nuôi dài.

- Đối với vùng trung tâm của tỉnh: nhƣ Thành phố Hòa Bình, huyện Kì Sơn, huyện Lƣơng Sơn, huyện Lạc Thủy với nhiệm vụ chiến lƣợc là vùng kinh tế trọng điểm, đảm bảo vững chắc an toàn lƣơng thực cho cả tỉnh, tạo sản

96

phẩm hàng hoá đạt chất lƣợng cao cho thị trƣờng, phát triển mô hình trang trại nông nghiệp toàn diện nhƣ; trang trại trồng trọt (thâm canh cây lúa chất lƣợng cao, cây thực phẩm, hoa màu), chăn nuôi (lợn, gia cầm), nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ hoặc kết hợp các mô hình trên.

- Chủ trang trại hoặc những ngƣời có tâm tƣ nguyện vọng phát triển KTTT chú trọng khai thác sử dụng triệt để diện tích đất hoang hóa, đất trống, đồi núi trọc, diện tích mặt nƣớc, ao hồ…để cải tạo phát triển KTTT. Thực hiện chủ trƣơng dồn điền đổi thửa để tích tụ đất đai, khắc phục tình trạng manh mún đất đai trong nông nghiệp nhằm tạo môi trƣờng và tiềm lực cho quá trình sản xuất hàng hóa nông sản của trang trại.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhân rộng mô hình kinh tế trang trại để thoát nghèo bền vững ở các tỉnh miền núi (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hòa Bình (Trang 97)