Đặc trưng của nghèo đói

Một phần của tài liệu Giải pháp nhân rộng mô hình kinh tế trang trại để thoát nghèo bền vững ở các tỉnh miền núi (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hòa Bình (Trang 39)

9. Kết cấu luận văn

1.2.3.2.Đặc trưng của nghèo đói

a) Người nghèo thường tập trung ở miền núi, nông thôn, vùng sâu, vùng xa

Ở miền núi, vùng sâu, vùng xa ngƣời dân sinh sống chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, do điều kiện tiếp cận các dịch vụ, công nghệ thông tin chƣa đƣợc đảm bảo, do đó đời sống ngƣời dân manh mún, dân trí thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn.

Ở vùng nông thôn ngƣời dân chủ yếu làm nông nghiệp, chƣa có điều kiện tiếp cận với những ngành nghề công nghiệp và dịch vụ, điều kiện phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Do đó công việc thƣờng xuyên phải phụ thuộc vào thiên nhiên, năng xuất thất thƣờng, không ổn định.

b) Đông con

Thông thƣờng do ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, đời sống của ngƣời dân không đƣợc tuyên truyền và tiếp cận với những biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Vì vậy, việc sinh con thƣờng cao hơn so với những hộ bình thƣờng, dẫn đến việc đẻ nhiều, đẻ dày việc chăm sóc con cái không đủ. Mặt khác một số bộ phận ngƣời dân cổ hủ, lạc hậu thƣờng mê tín dị đoan nên muốn sinh nhiều con, gây gánh nặng cho gia đình và xã hội.

c) Lười, nhác

Một bộ phận ngƣời nghèo thƣờng hay ỉ lại vào ngƣời thân hay sự trợ giúp của xã hội, qua đó thƣờng hay trốn tránh công việc, không chịu lao động nuôi con cái và gia đình. Mặt khác lại đâm đầu vào các hình thức cờ bạc, rƣợu chè…dẫn tới các tệ nạn xã hội, gây la nhiều hệ lụy xã hội.

d) Tiếp cận giáo dục còn hạn chế

Đông con nên thông thƣờng ở nhà phụ giúp công việc gia đình, mải mê kiếm cái ăn để sinh tồn, bên cạnh việc mƣu sinh khó khăn, vấn đề nhân khẩu và tiền đi học lại là gánh nặng cho gia đình. Từ hệ lụy đó không đƣợc đi học là sự thiệt thòi, thiếu hiểu biết, không có kiến thức…đó là vòng luẩn quẩn của nghèo đói.

38

f) Không có địa vị xã hội

Thông thƣờng ngƣời nghèo đói đa số là học vấn thấp, không có kinh nghiệm làm ăn, giao tiếp kém, quá trình phân hóa xã hội ngày càng cao, nên thông thƣờng ngƣời nghèo ít ngƣời đƣợc coi trọng, từ đó không có tiếng nói và địa vị xã hội thấp.

Các tỉnh TD&MN có địa hình địa thế không thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội. Địa hình núi non hiểm trở, ở độ cao lớn so với mặt nƣớc biển và bị chia cắt mạnh nên đi lại thông thƣơng và giao lƣu với vùng thấp rất khó khăn. Khí hậu và điều kiện thời tiết khắc nghiệt làm cho cây trồng vật nuôi không phát triển, đặc biệt là về mùa đông giá rét. Hầu nhƣ tất cả các tỉnh TD&MN cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển kinh tế và phát triển xã hội đều không đáp ứng. Hệ thống điện, đƣờng, trƣờng học, trạm xá, thủy lợi, nƣớc sinh hoạt, khu vực hạ tầng phúc lợi công cộng nhiều nơi chƣa đƣợc xây dựng kiên cố. Chăm sóc sức khỏe, sinh sản không đƣợc đảm bảo nên bệnh tật hay sảy ra nhiều, các hủ tục lạc hậu chƣa đƣợc xóa bỏ triệt để. Đời sống nhân dân TD&MN còn gặp nhiều khó khăn, do vậy tỉ lệ nghèo đói khu vực này là cao nhất nƣớc. Mặc dù đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng nhƣng tình trạng nghèo đói vẫn còn tồn tại ở diện rộng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhân rộng mô hình kinh tế trang trại để thoát nghèo bền vững ở các tỉnh miền núi (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hòa Bình (Trang 39)