9. Kết cấu luận văn
1.3.6. Mối quan hệ giữa nhân rộng mô hình kinh tế trang trại với thoát
nghèo bền vững
Vai trò của KTTT ở những vùng nghèo, xã nghèo không chỉ là giới hạn ý nghĩa kinh tế đơn thuần mà quan trọng hơn là mở ra hƣớng thoát nghèo ngay tại vùng nghèo trên cở sở khai thác hợp lý tiềm năng đất đai, nƣớc, ao hồ và lao động tại chỗ thúc đẩy tiến trình thoát nghèo bền vững trong nông nghiệp nông thôn.
Trang trại là một bộ phận quan trọng tạo ra khối lƣợng sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp, trang trại là hình thức tổ chức sản xuất có một tập thể lao động gọn nhẹ, tập thể đấy là những thành viên trong gia đình có quan hệ huyết thống nên rất thuận tiện trong việc quản lý điều hành, đem lại hiệu xuất và hiệu quả sử dụng lao động cao hơn hình thức quản lý sử dụng lao động của các tổ chức sản xuất khác trong nông nghiệp. Nhƣ vậy, “Sự phát triển của KTTT trong những năm qua đã góp phần thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn liền với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn” [4; 248].
KTTT có sức chịu đựng lớn trƣớc những biến động của thị trƣờng và môi trƣờng thiên nhiên. KTTT đáp ứng đƣợc yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại là sản xuất tập trung chuyên môn hoá trên cơ sở phát triển tổng hợp, đa dạng để vừa tận dụng tối đa các yếu tố sản xuất, vừa bảo vệ môi trƣờng
44
sinh thái, đồng thời nó đã tỏ rõ hiệu quả kinh tế - xã hội của nó cao hơn so với những mô hình sản xuất chuyên môn hoá độc canh khác.
KTTT đã góp phần huy động đƣợc nguồn vốn trong dân đầu tƣ vào phát triển sản xuất, cải tạo vùng đất hoang hóa, cằn cỗi, ao hồ đầm bỏ hoang thành những rừng cây, vƣờn nhà, cao cá có giá trị kinh tế cao và cải thiện môi trƣờng sống. Đây cũng là cơ sở để hình thành các cùng sản xuất nông sản và tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn. Phát triển và nhân rộng mô hình KTTT đƣợc xem là con đƣờng quan trọng góp phần vào lục tiêu XĐGN nâng cao đời sống cho nhiều tầng lớp dân cƣ ở khu vực nông thôn và miền núi.
Nói chung, phát triển KTTT ở Hoà Bình trong vài năm gần đây đã thu đƣợc những kết quả nhất định, nó tạo ra động lực lớn đối với sự phát triển kinh tế của các địa phƣơng và sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nhiều hộ nông dân có tiềm lực về vốn, kinh nghiệm đã mạnh dạn đấu thầu, thuê lại diện tích đất đai tập trung quy mô lớn để xây dựng trang trại, đầu tƣ chiều sâu, nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh … Có thể nói, ngày nay phát triển KTTT đã mở ra cơ hội cho việc khai thác tiềm năng ở vùng sinh thái, vốn, sức lao động trong dân, đặc biệt là kinh nghiệm của các chủ trang trại. Quan trọng hơn, KTTT chính là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội nông thôn phát triển, bởi KTTT mang lại "lợi ích kép" cho xã hội nông thôn; giải quyết đƣợc việc làm cho lao động nông thôn và XĐGN. Ngoài ra, KTTT còn góp phần khai hoang đất trống đồi trọc, đất trũng, mặt nƣớc… biến những vùng này thành vùng kinh tế trù phú. Mặt khác, nếu nhƣ trƣớc đây, trang trại chủ yếu chỉ tập trung phát triển cây ăn quả thì ngày nay đã phát triển nhiều loại mô hình trang trại nhƣ lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản, trồng trọt, tổng hợp.
45
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI ĐỂ THO ÁT NGHÈO BỀN VỮNG Ở HÒA BÌNH