Kết quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nhân rộng mô hình kinh tế trang trại để thoát nghèo bền vững ở các tỉnh miền núi (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hòa Bình (Trang 66)

9. Kết cấu luận văn

2.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh

2.2.4.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại

KTTT ngày càng khẳng định giá trị trong nông nghiệp, điều đó thể hiện nền nông nghiệp nƣớc ta đã có những bƣớc chuyển mình tích cực trong ứng dụng những thành tựu khoa hoc kĩ thuật tiên tiến, ở Hòa Bình “Quy mô trang trại còn nhỏ với tổng diện tích đất sử dụng là 4.557,34 ha, vốn đầu tư của các trang trại là 68.292,1 triệu đồng, doanh thu đạt 45.965,1 triệu đồng và số lao động làm việc trong các trang trại là 5.906 lao động”[19;3].

Tổng giá trị sản lƣợng hàng hóa năm 2007 các loại hình KTTT mang lại

là 45,141 tỉ đồng (Doanh thu bình quân 86,64 triệu đồng/năm/ trang trại), trong đó mô hình kinh tế trang trại mang lại giá trị sản xuất hàng hóa lớn nhất là trang trại tổng hợp với 21,953 tỉ đồng chiếm 48% giá trị tổng doanh thu, tiếp đến là trang trại lâm nghiệp với 7,284 tỉ đồng chiếm 16%, trang trại trồng trọt chiếm 7,064 tỉ đồng chiếm 15,6%, trang trại chăn nuôi chiếm 6,307 tỉ

65

đồng chiếm 14% và cuối cùng là trang trại thủy sản 2,532% tỉ đồng chiếm 6,4% [19;4].

Về doanh thu bình quân trên đồng vốn đầu tƣ của trang trại cho kết quả

bằng 0,7 lần trong đó trang trại trồng trọt 0,9 lần, trang trại chăn nuôi 1,11 lần, trang trại lâm nghiệm 0,73 lần, trang trại thủy sản 0,60 lần, trang trại tổng hợp 0,66 lần. Nhƣ vậy, doanh thu bình quân thấp hơn chi phí đầu tƣ và điều đó cũng có nghĩa là kết quả sản xuất thấp dẫn tới việc thu hồi vốn rất chậm, với lý do những năm đầu xây dựng trang trại, chủ yếu chủ trang trại đầu tƣ nguồn vốn lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng, sản phẩm chƣa thu hoạch đƣợc nhiều, chƣa tƣơng sứng với đồng vốn bỏ ra.

Bảng 2.5: Tổng giá trị sản xuất kinh doanh của trang trại nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 chia theo địa phƣơng

Đơn vị: Triệu đồng STT Địa phƣơng Giá trị tổng dịch vụ nông, thủy sản Giá trị SX Nông nghiệp Giá trị SX Thủy sản Giá trị Dịch vụ nông, lâm, thủy sản Cả nƣớc 39092092 31168776 7798304 38157827 TD&MN phía Bắc 1709681 1641888 59659 1655774 1 Hà Giang 4668 4654 8 4572 2 Tuyên Quang 51839 47993 1421 51424 3 Sơn La 72929 72894 35 71205 4 Yên Bái 13789 13666 104 12981 5 Hòa Bình 131613 128836 823 131042 6 Thái Nguyên 850985 845572 4954 824566 7 Lạng Sơn 4904 4866 34 4713 8 Bắc Giang 421 393195 27519 413071 9 Phú Thọ 615 130213 24760 142202 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Giá trị sản xuất của các loại hình KTTT ở trong tỉnh ngày càng có năng xuất cao, trong đó giá trị sản xuất thủy sản là 823 triệu đồng có tổng giá trị thấp nhất trong các loại hình sản xuất nông nghiệp ở địa phƣơng do diện tích

66

mặt nƣớc để sử dụng cho ngành thủy sản chƣa đƣợc ngƣời dân địa phƣơng chú trọng đầu tƣ.

Giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phƣơng so với các tỉnh khác trong vùng thì tổng giá trị có năng xuất bình quân khá cao, điều này thể hiện sự quan tâm đầu tƣ của ngƣời dân trong tỉnh đối với loại hình sản xuất nông nghiệp mang tính ứng dụng cao.

Về giá trị sản xuất bình quân của 01 trang trạinông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 thì tổng giá trị bình quân của 01 trang trại ở các tỉnh miền núi có tổng giá trị cao hơn sơ với mặt bằng chung tổng giá trị của cả nƣớc. Giá trị bình quân trong tỉnh ở mức khá cao so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, giá trị sản xuất thủy sản đạt giá trị quá thấp, đây là mặt bằng chung và cũng là nhƣợc điểm chung của các tỉnh miền núi.

Bảng 2.6: Kết quả sản xuất kinh doanh bình quân của 1 trang trại nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2010 chia theo địa phƣơng

Đơn vị: Triệu đồng TT Địa phƣơng Giá trị tổng dịch vụ nông, thủy sản Giá trị SX Nông nghiệp Giá trị SX Thủy sản Giá trị Dịch vụ nông, lâm, thủy sản Cả nƣớc 1952 1556 389 1905 TD&MN phía Bắc 2898 2783 101 2806 1 Hà Giang 1167 1163 2 1143 2 Tuyên Quang 2254 2087 62 2236 3 Sơn La 2515 2514 1 2455 4 Yên Bái 1970 1952 15 1854 5 Hòa Bình 2483 2431 16 2472 6 Thái Nguyên 3152 3132 18 3054 7 Lạng Sơn 2452 2433 17 2356 8 Bắc Giang 3077 2870 201 3015 9 Phú Thọ 2421 2003 381 2188 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Về tổng bình quân giá trị sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng thủy sản thu

đƣợc tính trên 01 ha đất ở trong tỉnh có giá trị khá cao so với bình quân chung trong khu vực nhƣng nằm ở mức rất thấp so với giá trị bình quân của cả nƣớc.

67

Điều này cho thấy đối với các tỉnh đồng bằng, ven biển thì giá trị sản xuất thủy sản là thế mạnh, chiếm ƣu thế cao. Ngƣợc lại, đối với các tỉnh miền núi thì giá trị sản xuất thủy sản lại là rất thấp nhƣng lại chiếm ƣu thế cho sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi.

Bảng 2.7: Giá trị sản phẩm trồng trọt, nuôi trồng thủy sản thu đƣợc trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản phân theo địa phƣơng

Đơn vị: Triệu đồng

TT Địa phƣơng Giá trị sản phẩm qua các Năm/1 ha đất

2008 2009 2010 2011 Cả nước 47,21 49,49 59,23 78,44 TD&MN phía Bắc 25,36 28,89 33,14 40,40 1 Hà Giang 17,80 22,24 22,15 27,26 2 Cao Bằng 18,69 22,25 24,20 25,48 3 Bắc Kạn 14,90 23,40 32,50 39,15 4 Tuyên Quang 36,91 39,85 50,20 58,87 5 Lào Cai 24,63 30,53 32,43 38,03 6 Yên Bái 28,16 32,46 34,17 38,84 7 Thái Nguyên 35,14 39,74 44,17 52,46 8 Lạng Sơn 22,37 26,30 39,77 40,88 9 Bắc Giang 38,91 41,04 47,01 57,25 10 Phú Thọ 43,77 47,84 51,62 61,13 11 Điện Biên 15,39 18,36 23,63 28,10 12 Lai Châu 8,98 9,92 10,47 13,14 13 Sơn La 16,08 18,71 19,99 31,68 14 Hòa Bình 39,93 45,82 55,09 65,29 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Về trang trại trồng trọt; giá trị sản phẩm trồng trọt thu đƣợc tính trên 01 ha đất trong tỉnh có giá trị tƣơng đối cao so với các tỉnh miền núi khác, tính theo giá trị bình quân trên 01 ha đất thì giá trị trong tỉnh đạt mức khá cao so với mặt bằng chung của các tỉnh miền núi khác, nhƣng so với mặt bằng chung của cả nƣớc thì giá trị tính trên 01 ha đất trong tỉnh vẫn còn ở mức thấp.

68

Bảng 2.8: Giá trị sản phẩm trồng trọt thu đƣợc trên 1 ha đất trồng trọt phân theo địa phƣơng

Đơn vị: Triệu đồng

TT Địa phƣơng Giá trị sản phẩm qua các Năm/1 ha đất

2008 2009 2010 2011 Cả nước 43,89 45,52 54,56 72,24 TD&MN phía Bắc 25,17 28,62 32,78 39,91 1 Hà Giang 17,72 22,17 22,00 27,12 2 Cao Bằng 18,64 22,19 24,15 25,41 3 Bắc Kạn 14,88 23,38 32,62 39,18 4 Tuyên Quang 37,26 39,67 50,21 58,61 5 Lào Cai 24,23 30,08 31,71 37,01 6 Yên Bái 27,98 32,22 33,79 38,35 7 Thái Nguyên 35,48 40,10 44,43 52,86 8 Lạng Sơn 22,31 26,28 39,90 40,82 9 Bắc Giang 39,48 41,05 46,75 57,29 10 Phú Thọ 43,90 48,34 51,64 61,23 11 Điện Biên 15,31 18,28 23,66 28,02 12 Lai Châu 8,60 9,54 10,14 12,69 13 Sơn La 15,76 18,32 19,47 30,86 14 Hòa Bình 39,99 46,11 55,47 65,68 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo số liệu thống kê cho thấy giá trị sản lƣợng tính trên 01 ha đất trong tỉnh năm 2008 là 39,99 triệu đồng, trong các năm tiếp theo giá trị này liên tục tăng cao và lên tới 65,68 triệu đồng tính trên 01 ha diện tích đất, so với mặt bằng chung của cả nƣớc đây vẫn là mức thấp. Giá trị sản xuất tính trên 01 ha đất trong 2 năm 2009 và 2010 đạt mức bình quân trung bình so với cả nƣớc.

Về trang trại thủy sản; giá trị sản xuất thu đƣợc tính trên 01 ha đất của địa phƣơng có mặt bằng trung so với các tỉnh miền núi là khá cao, so với mặt bằng giá trị chung bình quân của cả nƣớc thì giá trị sản xuất thu đƣợc tính trên 01 ha đất là tƣơng đối thấp, điều này cho thấy loại hình trang trạithủy sản ở trong tỉnh còn mang tính manh mún, chƣa quan tâm tới năng xuất của sản phẩm.

69

Bảng 2.9: Giá trị sản phẩm thủy sản thu đƣợc trên 1 ha nuôi trồng thủy sản phân theo địa phƣơng

Đơn vị: Triệu đồng

TT Địa phƣơng Giá trị sản phẩm qua các Năm/1 ha đất

2008 2009 2010 2011 Cả nước 77,37 87,07 103,84 135,17 TD&MN phía Bắc 32,61 39,02 47,12 58,56 1 Hà Giang 22,49 25,85 30,81 34,94 2 Cao Bằng 30,84 35,40 34,96 43,61 3 Bắc Kạn 15,76 24,23 28,83 38,03 4 Tuyên Quang 26,53 45,65 49,72 67,58 5 Lào Cai 41,60 48,65 64,21 86,40 6 Yên Bái 32,57 38,27 44,71 53,79 7 Thái Nguyên 26,69 30,83 37,39 41,82 8 Lạng Sơn 28,02 28,15 29,62 46,83 9 Bắc Giang 27,08 40,90 52,26 56,51 10 Phú Thọ 42,04 41,83 51,38 60,02 11 Điện Biên 18,64 21,91 22,42 31,57 12 Lai Châu 57,58 60,30 61,77 84,85 13 Sơn La 48,65 56,27 76,51 120,25 14 Hòa Bình 37,66 37,00 43,78 53,21 Nguồn: Tổng cục Thống kê

Giá trị sản phẩm thu đƣợc tính trên 01 ha diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản trong tỉnh năm 2008 là 37,66 triệu đồng, tính đến năm 2009 giá trị ngành thủy sản trong tỉnh giảm nhẹ xuống còn 37,00 triệu đồng/ 01 ha diện tích mặt nƣớc, các năm tiếp theo giá trị sản phẩm ngành tăng liên tiếp đạt 43,78 triệu đồng năm 2010 và tăng lên cao lên đến 53,21 triệu đồng năm 2011, so với giá trị của cả nƣớc và các tỉnh trong vùng giá trị trong tỉnh vẫn còn ở mức khá thấp.

Trong những năm qua, một số trang trại đã sản xuất và cung ứng giống, làm dịch vụ, kĩ thuật, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng, việc lựa chọn hƣớng sản xuất kinh doanh của trang trại mà lƣợng vốn cần thiết ban đầu, phƣơng pháp tĩnh lũy vốn của từng chủ trang trại có sự khác biệt nhau, kể cả hình thức tích góp sức lao động, khai thác thêm tiềm năng đất đai để phát triển KTTT.

70

Có thể nói, phát triển và nhân rộng mô hình KTTT trong những năm gần đây đã thu đƣợc những kết quả nhất định, nó tạo ra động lực lớn đối với sự phát triển kinh tế của các địa phƣơng và sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Nhiều hộ nông dân có tiềm lực về vốn, kinh nghiệm đã mạnh dạn đấu thầu hoặc thuê lại diện tích đất tập trung, quy mô lớn để xây dựng trang trại, đầu tƣ chiều sâu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngày nay, phát triển KTTT đã là cơ hội cho việc khai thác tiềm năng ở khu vực sinh thái, vốn, sức lao động trong dân, đặc biệt là kinh nghiệm của các chủ trang trại. Quan trọng hơn, KTTT chính là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội nông thôn phát triển bởi KTTT đã mang lại rất nhiều lợi ích cho xã hội nông thôn; giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn và XĐGN. Ngoài ra, KTTT còn góp phần khai hoang đất trống, đồi núi trọc, diện tích mặt nƣớc, đất hoang hóa biến vùng này thành vùng kinh tế trù phú.

2.2.4.2. Kết quả thu hút lao động và tạo việc làm cho người lao động

Tính đến hết năm 2008 “Các trang trại ở Hòa Bình đã sử dụng 5.772 lao động, hầu hết các trang trại ở trong tỉnh đều có quy mô sản xuất nhỏ nên chủ yếu sử dụng lao động thường xuyên trong gia đình là chính, với 1.860 lao động thuộc gia đình, số lao động làm việc theo thời vụ cho các trang trại là 3.912 lao động, chiếm tỉ lệ bình quân là 7,5 lao động/trang trại” [12;4], trang trại sử dụng lao động hiện nay chủ yếu là lao động phổ thông và chƣa qua đào tạo, bồi dƣỡng về kĩ thuật chuyên môn nên hiệu quả sử dụng lao động chƣa cao.

Hiện nay “Sản xuất nông nghiệp mang tính chất mùa vụ nên đổi công là tình trạng khá phổ biến ở những nông hộ quy mô vừa và nhỏ để giải quyết tình trạng khan hiếm lao động lúc thời vụ căng thẳng” [32;29] trang trại hiện nay chƣa chú ý quan tâm tới chất lƣợng chuyên môn của ngƣời lao động, chủ yếu lao động phổ thông, chƣa qua đào tạo ở địa phƣơng dẫn đến năng xuất và sản lƣợng chƣa cao, quá trình sản xuất và ứng dụng còn mang tính thủ công.

71

Để khắc phục tình trạng trên cần chú trọng đào tạo và bồi dƣỡng chuyên môn cho ngƣời lao động, đảm bảo sử dụng và phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.

2.2.4.3. Kết quả khai thác và sử dụng đất nông nghiệp

Về quy mô diện tích và tình hình sử dụng đất; tổng diện tích đất trang trại hiện đang sử dụng là 4.354,62 ha đất, bình quân một trang trại có 8,36 ha đất, trong đó số trang trại sử dụng nhiều diện tích đất nhất là trang trại tổng hợp sử dụng là 2.272,84 ha chiếm tỉ lệ 52%, tiếp đến là trang trại lâm nghiệp sử dụng là 1.343,6 ha chiếm tỉ lệ 31%, trang trại trồng trọt sử dụng 370,8 ha chiếm 8,5%, trang trại thủy sản sử dụng 216,2 ha chiếm tỉ lệ 4,9% và sử dụng ít đất nhất là trang trại chăn nuôi sử dụng 151,2 ha chiếm tỉ lệ 3,6% [19;3]. 2.2.4.4. Kết quả ứng dụng khoa học kĩ thuật và thâm canh

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của KTTT, nền sản xuất nông nghiệp trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến trong công cuộc ứng dụng những tiến bộ khoa học, đặc biệt đã “Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt như mô hình cải tạo đàn lơn bằng cách cho lai giống với lợn rừng, mô hình thâm canh cây lạc..., và một số lớp tập huấn phổ biến kiến thức sản xuất cho hộ nghèo” [16;4] là kết quả bƣớc đầu trong quá trình hoàn thiện và đổi mới nền nông nghiệp. Đây là tín hiệu cho thấy tiềm năng ứng dụng các tiến bộ khoa học trong nông nghiệp nông thôn là rất lớn, đó là yêu cầu cấp bách của sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nƣớc.

2.2.4.5. Một số hạn chế của KTTT ở Hòa Bình

Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, KTTT của tỉnh Hòa Bình vẫn còn một số hạn chế nhƣ:

- KTTT chủ yếu vẫn là kinh tế hộ gia đình nông dân làm ăn giỏi và một tỉ lệ đáng kể của cán bộ, công nhân, viên chức… đã nghỉ hƣu, quy mô còn nhỏ, hiệu quả đầu tƣ thấp, mức độ tích lũy vốn để tái đầu tƣ chƣa cao.

72

- Quỹ đất của các trang trại có nguồn gốc rất đa dạng, phần lớn là đất chƣa thầu của nông, lâm trƣờng, chủ dự án hoặc đang làm cho các chủ trang trại chƣa thật yên tâm bỏ thêm vốn đầu tƣ để khai thác có hiệu quả quỹ đất này. Hiện nay, vẫn còn nhiều trang trại chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài. Vấn đề này có nhiều lý do, dù chủ trang trại có phƣơng án sản xuất kinh doanh hợp lý nhƣng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế chấp cho ngân hàng, dẫn đến không vay đƣợc vốn để mở rộng quy mô sản xuất.

- Vốn để đầu tƣ phát triển KTTT là yếu tố còn hạn chế, do chƣa đƣợc cấp đất ổn định lâu dài nên các chủ trang trại chƣa tiếp cận đƣợc vay vốn từ nguồn tín dụng, ngân hàng để đầu tƣ.

- Một số trang trại đã có quy mô sản xuất tƣơng đối lớn, nhƣng đang đặt ra một số vấn đề về chế biến, bảo quản, thị trƣờng tiêu thụ sau thu hoạch, nhất là đối với hàng tƣơi sống khó bảo quản nên việc đầu tƣ phát triển sản xuất mang lại nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, các trang trại chƣa chủ động triển khai quy hoạch sản xuất, thiếu sự gắn bó giữa các trang trại với sự hình thành các vùng sản xuất tạo trung va định hƣớng phát triển chung của tỉnh; nhƣ hệ thống thủ lợi, giao thông, điện nƣớc, thông tin liên lạc, thị trƣờng kém phát triển, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nên trang trại chƣa góp phần tích cực phát

Một phần của tài liệu Giải pháp nhân rộng mô hình kinh tế trang trại để thoát nghèo bền vững ở các tỉnh miền núi (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hòa Bình (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)