9. Kết cấu luận văn
3.1. Phƣơng hƣớng của tỉnh về nhân rộng mô hình kinh tế trang trại
3.1.1. Ưu tiên tạo nguồn lực phát triển kinh tế tại chỗ
Với ƣu thế về điều kiện tự nhiên của các tỉnh TD&MN phù hợp với những loại hình KTTT, điều này cho thấy nguồn tiềm lực để phát triển rất dồi dào, qua đó vấn đề phát huy tiềm năng là rất quan trọng. Việc tìm ra và khai thác các tiềm lực đó là yếu tố quyết định trong việc phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và nông nghiệp của từng địa phƣơng nói riêng phát triển. Quan điểm của tỉnh là “Khuyến khích phát triển KTTT, mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa trên cơ sở đầu tư khoa học kĩ thuật vào phát triển sản xuất” [28;3].
Trên quan điểm đó, mục tiêu của tỉnh là tập trung phát triển KTTT, xác định các loại hình KTTT có thế mạnh nhƣ; trồng rừng, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi đại gia súc, khai thác có hiệu quả mặt nƣớc ao, hồ để nuôi trồng thủy sản. Phát triển KTTT gắn liền với phát triển thị trƣờng tiêu thụ và chế biến nông sản kết hợp với du lịch sinh thái. Từng bƣớc chuyển dịch sản xuất theo hƣớng phát triển hàng hóa gắn với thị trƣờng, đầu tƣ, phát triển KTTT có quy hoạch phù hợp với điều kiện từng vùng để khai thác triệt để tiềm năng của mỗi địa phƣơng, nhằm từng bƣớc cải thiện, nâng cao đời sống ngƣời dân trong toàn tỉnh.
Cụ thể: phát triển trang trại đồng đều ở tất cả các địa phƣơng trong toàn tỉnh; song song với việc củng cố các trang trại đã có “Đẩy mạnh phát triển trang trại ở các huyện như Đà Bắc, Mai Châu, Lạc Thủy…nâng quy mô sử dụng đất ở các trang trại bình quân từ 10 ha trở lên, khuyến khích các trang trại có quy mô lớn. Nâng diện tích đất của các trang trại trong toàn tỉnh lên từ 9000 ha đến 12.000 ha” [20;8]. Phấn đấu tất cả các trang trại trong tỉnh đều đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận sản xuất kinh doanh trong trang trại.
87
Hòa Bình là một tỉnh miền núi với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, phát triển KTTT là khâu đột phá trong nông nghiệp nông thôn trong tỉnh, từng bƣớc hoàn thiện và phát triển, xây dựng tiềm lực mới. Qua đó, tỉnh Hòa Bình tập trung các vấn đề nhƣ sau:
Trang trại lâm nghiệp: đối với trang trại lâm nghiệp thời gian kinh doanh dài, đầu tƣ lớn nên trang trại lâm nghiệp cần tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của trung ƣơng, tỉnh để tiếp tục thực hiện các chƣơng trình, dự án trồng rừng. Tập trung trồng mới kết hợp bảo vệ, khoanh nuôi, chăm sóc và chế biến gỗ rừng trồng, chú trọng trồng rừng kinh tế và điều chế, khai thác. Phấn đấu tăng số lƣợng trang trại lâm nghiệp lên từ 150 đến 200 trang trại; tăng giá trị sản xuất của trang trại lâm nghiệp bình quân hàng năm 12-13%, cơ cấu giá trị lâm nghiệp có sự chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng giá trị trồng rừng, chăm sóc rừng.
Trang trại trồng trọt: chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hƣớng sản xuất có giá trị hàng hoá, tập trung phát triển một số cây trồng chính có giá trị cao. Tập trung cải tạo vƣờn tạp (trồng mới, trồng bổ sung), nâng cao chất lƣợng và giá trị sản phẩm các loại.
Trang trại chăn nuôi: phát huy lợi thế bãi chăn để phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hƣớng trang trại nhƣ; trâu, bò, dê; phấn đấu tăng trƣởng bình quân hằng năm. Mở rộng diện tích trồng cỏ để chăn nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh, phát triển chăn nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hoá.
Trang trại thuỷ sản: tiến hành quy hoạch diện tích nuôi trồng thuỷ sản, tận dụng diện tích mặt nƣớc hồ đập để nuôi các loại thuỷ sản, tăng diện tích cá ao, hồ. Thâm canh và đa dạng con nuôi, tạo điều kiện cho nông dân đầu tƣ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển phƣơng thức nuôi quảng canh sang nuôi công nghiệp, nâng cao chất lƣợng sản phẩm.
88
Trang trại tổng hợp: hiện nay trang trại tổng hợp chiếm một phần lớn trong tổng số các trang trại của tỉnh, giá trị sản lƣợng của trang trại tổng hợp đã đem lại một nguồn lợi không nhỏ đối với kinh tế của toàn tỉnh.