9. Kết cấu luận văn
2.1.1.2. Đất đai, thổ nhưỡng
Do đặc điểm địa hình và khí hậu nên đất đai Hoà Bình chia thành hai vùng rõ rệt: Vùng núi cao trung bình, gồm đất feralít vàng đỏ có hàm lƣợng mùn 6 - 7%; do độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, vùng này rất thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Vùng đồi và núi thấp, gồm đất feralít vàng đỏ và vùng cỏ thứ sinh, trong đó đất bạc màu chiếm 45 - 80%. Vùng ven sông Đà và những suối
46
khác do hàng năm đƣợc bồi một lớp phù sa khá dày nên rất thuận lợi cho việc trồng lúa, trồng màu.
Tỉnh Hòa Bình có 466.252,86 ha diện tích đất tự nhiên, trong đó; diện tích đất nông nghiệp là 66.759 ha, chiếm 14,32%; diện tích đất lâm nghiệp là 194.308 ha, chiếm 41,67%; diện tích đất chuyên dùng là 27.364 ha, chiếm 5,87%; diện tích đất ở là 5.807 ha, chiếm 1,25%; diện tích đất chƣa sử dụng và sông suối đá là 172.015 ha, chiếm 36,89%.
Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 45.046 ha, chiếm 67,48%, trong đó diện tích trồng lúa là 25.356 ha, chiếm 60,51% diện tích đất trồng cây hàng năm; diện tích đất trồng cây lâu năm là 4.052 ha, chiếm 6,06%; diện tích đất có mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản là 900 ha. Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 135.010 ha; diện tích đất bằng chƣa sử dụng là 3.126 ha; diện tích đất có mặt nƣớc chƣa sử dụng là 6.385 ha. Quỹ đất trong tỉnh còn rất phong phú vì vậy, theo nhận định chủ quan, đất đai, thổ nhƣỡng tỉnh Hòa Bình hội tụ đầy đủ yếu tố để phát triển và nhân rộng mô hình KTTT.