Xóa đói, giảm nghèo là yêu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp nhân rộng mô hình kinh tế trang trại để thoát nghèo bền vững ở các tỉnh miền núi (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hòa Bình (Trang 40)

9. Kết cấu luận văn

1.2.4. Xóa đói, giảm nghèo là yêu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế

hội ở nông thôn hiện nay

Đói nghèo và lạc hậu thƣờng đi liền nhau, trói buộc ngƣời nghèo, vùng nghèo, nƣớc nghèo, là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay mà cộng đồng xã hội phải cùng hợp sức để giải quyết. XĐGN không phải chỉ là một giải pháp tình thế, không phải là một vấn đề thuần túy, mà là một chƣơng trình trong toàn bộ chiến lƣợc phát triển của đất nƣớc. Thực hiện XĐGN không chỉ bằng cách tăng trƣởng kinh tế, mà còn phải thực hiện công bằng xã hội. Về thực chất, nó nằm trong tiến trình cải tạo sâu sắc về mọi mặt đối với toàn bộ xã hội. Nếu nói đói nghèo là lực cản của phát triển; thì XĐGN là con đƣờng phá vỡ lực cản đó, tạo tiền đề cho sự phát triển.

39

Bƣớc sang thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới, xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp để chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Việc giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế làm cho thu nhập, đời sống của đại đa số nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện. Nhƣng do điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, lại chịu hậu quả to lớn của chiến tranh và thiên tai, dịch bệnh, kèm theo tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trƣờng, nên sự phân hóa thu nhập, đời sống giữa nông thôn, thành thị, giữa các vùng ngày càng tăng nhanh. Trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, bộ phận dân nghèo kể cả những gia đình có công với cách mạng, chịu nhiều thua thiệt. Vì vậy, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu, nghèo và trợ giúp ngƣời nghèo đã trở thành nhu cầu bức thiết, và là một trong những biểu hiện bản chất xã hội chủ nghĩa.

XĐGN ngoài việc phân phối lại thu nhập một cách thụ động mà phải tạo ra động lực tăng trƣởng tại chỗ, chủ động tự vƣơn lên thoát nghèo. XĐGN còn là sự trợ giúp một chiều của tăng trƣởng kinh tế đối với các đối tƣợng có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng tƣơng đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm một lực lƣợng sản xuất dồi dào và bảo đảm sự ổn định cho cho sự phát triển. Vì vậy, XĐGN nhằm ổn định, phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhân rộng mô hình kinh tế trang trại để thoát nghèo bền vững ở các tỉnh miền núi (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hòa Bình (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)