Phát triển thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp nhân rộng mô hình kinh tế trang trại để thoát nghèo bền vững ở các tỉnh miền núi (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hòa Bình (Trang 65)

9. Kết cấu luận văn

2.2.3.2. Phát triển thị trường

Hòa Bình là tỉnh có tỉ trọng ngành nông nghiệp khá cao, có tính truyền thống sản xuất nông, lâm nghiệp từ rất lâu đời. Tuy nhiên, sản xuất vẫn còn mang tính thuần nông cao, sản xuất hàng hóa có bƣớc phát triển nhƣng tốc độ, quy mô, tỉ trọng lại không cao, kinh nghiệm sản xuất hàng hóa của các hộ nông dân và của trang trại sản xuất hàng hóa còn rất hạn chế, nhất là khâu tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Qua thực tế nghiên cứu đã cho thấy kinh nghiệm phổ biến của các chủ trang trại ở Hòa Bình thƣờng là:

- Các chủ trang trại đều tiến hành sản xuất theo hƣớng sản xuất kinh doanh tổng hợp với cơ cấu chính là cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản…

- Phƣơng thức sản xuất lấy ngắn nuôi dài đƣợc vận dụng một cách phổ biến ở từng trang trại, tận dụng hết khả năng về vốn, lao động, đất đai.

- Các chủ trang trại sử dụng lao động gia đình là chính yếu (đối với trang trạiquy mô nhỏ) đồng thời có thuê lao động mùa vụ để thực hiện khâu thu hoạch.

64

Trong những năm gần đây KTTT phát triển khá mạnh, song chủ yếu là tự phát, chất lƣợng hoạt động chƣa đồng đều, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán không có quy hoạch và chƣa gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

Mặt hàng nông sản của nông dân trong tỉnh hiện nay còn mang tính tự cung, tự cấp cao, mặt hàng nông sản của trang trại với quy mô lớn hƣớng tới tiếp cận thị trƣờng nhƣng chủ yếu thị trƣờng là đại lý nhỏ thu mua tại chỗ hoặc tiểu thƣơng buôn bán nhỏ lẻ thu mua với giá thành thấp, chƣa sứng đáng với giá trị hàng hóa. Các mặt hàng nông sản đƣợc sản xuất ra nhƣng thị trƣờng còn hạn chế, đa số chỉ phục vụ nhu cầu nhỏ lẻ của ngƣời dân địa phƣơng nên nhu cầu tiêu thụ còn thấp, chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển của trang trại, đó là nguyên nhân hầu hết những trang trại trong tỉnh có giá trị bình quân thấp. Trang trại trong tỉnh hầu hết chƣa quan tâm để đáp ứng quá trình phát triển của trang trại cũng nhƣ nhu cầu thị trƣờng, các thị trƣờng lớn lân cận nhƣ thủ đô Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, đó là thị trƣờng tiềm năng, sức tiêu thụ cao mà chủ trang trại nên quan tâm hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhân rộng mô hình kinh tế trang trại để thoát nghèo bền vững ở các tỉnh miền núi (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hòa Bình (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)