Ứng dụng kĩ thuật vào sản xuất và nuôi trồng giống cây trồng, vật

Một phần của tài liệu Giải pháp nhân rộng mô hình kinh tế trang trại để thoát nghèo bền vững ở các tỉnh miền núi (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hòa Bình (Trang 95)

9. Kết cấu luận văn

3.2.2.3. Ứng dụng kĩ thuật vào sản xuất và nuôi trồng giống cây trồng, vật

Khoa học kĩ thuật là yếu tố tiên phong trong mọi lĩnh vực, nó có vai trò quyết định đối với năng xuất trong quá trình lao động sản xuất, quá trình đó là quá trình tích tụ những tri thức, kinh nghiệm để ứng dụng vào sản xuất cho năng xuất cao nhất, đối với tỉnh nhƣ Hòa Bình việc ứng dụng tiến bộ kĩ thuật còn nhiều hạn chế, chƣa thể tiếp cận đƣợc các kĩ thuật tiên tiến mà chỉ là ứng dụng những khoa học kĩ thuật thông dụng nhƣ:

- Các thiết bị máy công nghiệp, chế biến, sản xuất tại chỗ trong trang trại đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh theo đúng chu kì vòng đời của giống

94

cây trồng, vật nuôi sao cho thời gian là nhanh nhất mà hiệu quả mang lại cao nhất.

- Tiếp cận các loại giống cây trồng, vật nuôi cho năng xuất cao, có sức miễn dịch và khả năng đề kháng, phòng ngừa các loại sâu, bệnh đảm bảo cho cây trồng, vật nuôi phát triển nhanh theo chu kì.

- Linh hoạt trong cách tiếp cận thị trƣờng, công nghệ thông tin để có thể thích nghi và tiếp cận những tri thức, kinh nghiệm mới trong sản xuất nhằm ứng dụng linh hoạt vào mô hình trang trại.

- Với trang trại tổng hợp: trang trại này đòi hỏi thiết bị đa năng đảm bảm cho chu kì sản xuất kinh doanh của các loại hình. Vì vậy, quan tâm ứng dụng máy móc kĩ thuật bảo quản sau thu hoạch, thiết bị chuồng trại, phân bón hệ thống tƣới tiêu…tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có trong trang trại để tuần hoàn cho việc đảm bảo nhu cầu của trang trại nhƣ nƣớc trong ao hồ để tƣới tiêu, loại lá, cỏ cho gia súc, cá ăn…

- Với trang trại lâm nghiệp: trang trại này đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật thâm canh tốt nhƣ cây keo, bạch đàn, hồi, quế, luồng, cây lấy gỗ…các yếu tố then chốt là phòng trừ sâu bệnh và các loại phân bón đảm bảo cho cây phát triển tốt.

- Với trang trại trồng trọt: trang trại này chủ yếu là cây công nghiệp nhƣ cam, quýt, vải, xoài, thanh long, mía, cao su…các loại cây lƣơng thực ngắn ngày nhƣ lạc, đậu, lúa, ngô, sắn…với những loại hình này yêu cầu đòi hỏi phải có con giống cho năng xuất cao, bên cạch đó yêu cầu kĩ thuật canh tác tốt, quan tâm đến quá trình chăm sóc cho cây phát triển.

- Với trang trại chăn nuôi: trang trại này có rất nhiều rủi ro, yêu cầu kĩ thuật chăn nuôi cao, vì vậy ngoài việc chú ý tới vấn đề chuồng trại nên quan tâm đặc biệt tới kĩ thuật phòng trừ bênh tật nhƣ các loại dịch, cúm…thƣờng là các loại bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh nếu không có biện pháp kịp thời thì nguy cơ mất trắng sẽ rất cao.

- Với trang trại thủy sản: ứng dụng kĩ thuật chăn nuôi, quy trình chăn nuôi khoa học đảm bảo chu kì phát triển tốt.

95

Một phần của tài liệu Giải pháp nhân rộng mô hình kinh tế trang trại để thoát nghèo bền vững ở các tỉnh miền núi (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hòa Bình (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)