0
Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý chỉ đạo hoạt động nhập khẩu máy móc phụ tùng:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY VÀ PHỤ TÙNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU MÁY VÀ PHỤ TÙNG (SPJ) (Trang 101 -101 )

IV Thu nhập bình quân Triệu

3.4.2.6. Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý chỉ đạo hoạt động nhập khẩu máy móc phụ tùng:

khẩu máy móc phụ tùng:

* Tăng cường quan hệ với các quốc gia trên thế giới:

Trong môi trường kinh tế “mở cửa có điều kiện” của hầu hết các nước hiện nay, đẩy mạnh công tác ngoại giao và liên kết hợp tác công nghệ là vô cùng cần thiết. Việt Nam cũng nên tận dụng cơ hội này để đổi mới và trang bị những công nghệ mới, tiên tiến. Ở đây, cần tập trung vào hai khía cạnh của hợp tác kinh tế quốc tế:

Thứ nhất, Việt Nam cần tận dụng và lôi cuốn luồng vốn hỗ trợ và chuyên gia kỹ thuật máy từ nước ngoài, từ các tổ chức Chính phủ và phi chính phủ.

Thứ hai, Việt Nam tăng cường chuyển giao công nghệ theo hướng liên doanh liên kết với nước ngoài dưới hình thức các dự án FDI. Hình thức kinh tế này cho phép chúng ta khai thác được nguồn vốn của chủ đầu tư nước ngoài. Quan trọng là dùng vốn của họ để nhập khẩu máy móc phụ tùng về hiện đại hoá đất nước. Như vậy chúng ta vừa giải quyết được bài toán về vốn, vừa giải quyết được bài toán về công nghệ.

* Củng cố và đào tạo cán bộ quản lý xuất nhập khẩu:

Thực tế công tác quản lý nhập khẩu máy móc, thiết bị phụ tùng thường vất vả hơn quản lý các loại hàng hoá khác. Vì vậy, cơ quan chức năng mà đặc biệt là Hải quan lại càng phải chú trọng hơn tới các khâu của quá trình này. Hiện nay, ở Việt Nam bộ phận hải quan trực tiếp nhận hồ sơ nhập khẩu của doanh nghiệp vẫn còn có nhiều tiêu cực. Một phần do trình độ nghiệp vụ thấp, phần lớn là do đạo đức nghề nghiệp chưa được nêu cao.

Quản lý tốt công tác nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các Chi cục, Tổng cục hải quan cần đẩy mạnh thực hiện đổi mới ở những khâu sau đây:

Tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng:

Lãnh đạo nên chú trọng tới việc củng cố lại công tác tổ chức cán bộ. Cán bộ được phân công, bố trí nhân sự hợp lý, đúng trình độ, năng lực đảm bảo đáp ứng tốt cho yêu cầu công tác. Tăng cường lực lượng đầy đủ cho các đội nghiệp vụ, các khâu quan trọng đặc biệt trong việc triển khai quy trình thủ tục hải quan mới.

Việc chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương trong toàn đơn vị phải được thực hiện từ cấp lãnh đạo đơn vị và phải được quan tâm đẩy mạnh. Mọi công tác quản lý cần được thực hiện minh bạch, công bằng và dân chủ, tinh thần đoàn kết nội bộ được chú trọng.

Công tác nghiệp vụ:

Các buổi tập huấn nâng cao nghiệp vụ và rút kinh nghiệm công tác thường xuyên được tổ chức cho cán bộ, công chức từng đội, tổ, bộ phận. Những vướng mắc nghiệp vụ luôn được tập hợp báo cáo lên cấp trên để có ý kiến chỉ đạo kịp thời.

Vai trò của các đội, tổ phải được nâng cao triệt để trong công việc kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, sâu sát tình hình, nắm bắt thông tin kịp thời tham mưu, xử lý các tình huống phát sinh và giải quyết vướng mắc về thủ tục cho các doanh nghiệp.

Trên đây là một số các kiến nghị đối với Chính phủ nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra của Công ty.

Nền kinh tế nước ta vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chính vì vậy, hầu hết các hoạt động kinh tế đều nằm dưới sự hướng dẫn và kiểm soát của Nhà nước. Hoạt động nhập khẩu vì thế cũng không nằm ngoài sự quản lý đó. Việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu và quản trị tốt hoạt động nhập khẩu muốn đạt kết quả cao thì không những đòi hỏi nỗ lực của các doanh nghiệp, mà còn đòi hỏi Chính phủ phải ban hành các chính sách, chế độ trong điều hành nhập khẩu một cách hợp lý.

KẾT LUẬN

Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại nhằm đạt được mục tiêu công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa đang ngày càng lan rộng. Để hội nhập được với nền kinh tế thế giới thì Việt Nam cần có các chính sách kinh tế thích hợp, đặc biệt là về chính sách thương mại quốc tế, mà kinh doanh xuất nhập khẩu là một nội dung chủ yếu, cốt lõi của thương mại quốc tế từ đó giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản trị trong hoạt động nhập khẩu. Việt Nam là một nước đang phát triển nên nhu cầu nhập khẩu các loại máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước hiện nay là hết sức cần thiết

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng (SPJ) trong những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, cũng giống như hoạt động nhập khẩu chung ở Việt Nam, hiện nay hoạt động nhập khẩu máy móc và phụ tùng vẫn còn nhiều tồn tại vướng mắc. Đặc biệt trong cơ chế thị trường khi mà cạnh tranh là tất yếu khách quan. Muốn tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải tự thân vận động cho phù hợp và phản ứng nhanh nhạy hơn với những biến đổi của thị trường nhằm tận dụng cơ hội và lợi thế của mình.

Mục tiêu của việc hoàn thiện hiệu quả quản trị trong hoạt động nhập khẩu máy móc phụ tùng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng cũng chính là góp một phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, giúp cho Công ty ngày càng vững vàng hơn trong cuộc cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường.

Với cố gắng khai thác những khía cạnh khác nhau của hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị phụ tùng tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng, luận văn đã nêu lên được thực trạng quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty trong hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng, từ đó đưa ra được những phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng, giúp hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng hiệu quả.

Dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS.TS. Doãn Kế Bôn trong quá trình nghiên cứu đề tài “Quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty

cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ tùng (SPJ)”, tác giả đã cố gắng rất cao để

nghiên cứu, tìm tòi để hoàn thành luận văn. Tuy nhiên, với trình độ và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót, tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ các nhà khoa học, các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU MÁY VÀ PHỤ TÙNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU MÁY VÀ PHỤ TÙNG (SPJ) (Trang 101 -101 )

×