- Tổ chức thực hiện hợp đồng Kiểm tra, giám sát hoạt động
5. Gửi bộ chứng từ cần thiết.
3.1.1.1. Phương hướng:
Tiếp tục nhập khẩu phục vụ cho công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.
Việt Nam với dân số trên 80 triệu người đang trong quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá sẽ là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà cung cấp máy móc thiết bị phụ tùng nước ngoài.
Đại hội Đảng khóa XI đã đưa ra mục tiêu tổng quan và mục tiêu chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2011-2020 là:
“Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp.”
Bên cạnh việc tiếp tục thúc đẩy xây dựng ngành công nghiệp cơ khí nội địa để bù đắp nhu cầu đang tăng lên, Việt Nam còn phải huy động máy móc phụ tùng
nhập khẩu từ nước ngoài. Ngoài ra, việc hoạch định chính sách nhập khẩu phải phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Cải thiện cơ cấu nhập khẩu theo hướng nâng cao tỉ trọng nội địa hoá máy móc phụ tùng nhằm phục vụ đầu tư theo chiều sâu đối với các dự án.
Việc lựa chọn ứng dụng, mua các công nghệ thiết bị tiên tiến thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo của máy móc nước ngoài sẽ do chính các doanh nghiệp, tập đoàn tự chủ thực hiện hoặc làm theo nguyên tắc hợp đồng kinh tế với các viện nghiên cứu, các cơ sở nghiên cứu và phát triển.
Tập trung nhập khẩu máy móc phụ tùng một cách có hiệu quả, bền vững trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực bên ngoài. Khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu máy và phụ tùng, kể cả các doanh nghiệp FDI nhằm góp phần phát triển nền kinh tế và khoa học kỹ thuật trong nước.
Khai thác quan hệ với các hãng danh tiếng cung cấp máy thiết bị phụ tùng trên thế giới, đồng thời cũng hạn chế việc nhập khẩu tràn lan những máy móc phụ tùng mà trong nước đã sản xuất được.
Phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Mặt hàng được xuất khẩu có thêm giá trị gia tăng sẽ đem lại lãi cho doanh nghiệp. Xuất khẩu thu được tiền, Việt Nam có thể trả được những khoản tín dụng và tiếp tục chu kỳ mua máy hiện đại hoá dần dần.
Tăng tỉ trọng nhập khẩu máy và phụ tùng từ thị trường có nền công nghiệp hiện đại hoá như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Canada, tiến tới giảm tối đa nhập khẩu máy móc và phụ tùng đã qua sử dụng.
Một nhiệm vụ quan trọng đối với nhập khẩu trong những năm tiếp theo là phấn đấu cải thiện cơ cấu nhập khẩu theo hướng nâng cao nhập khẩu máy móc và phụ tùng đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây nhằm đảm bảo mở rộng sản xuất.
Đẩy mạnh việc tiếp cận công nghệ sản xuất máy móc phụ tùng tiên tiến, hiện đại, song phải kết hợp sử dụng đan xen nhiều tầng công nghệ, phù hợp với thực tế
hiện nay. Như thế sẽ tránh được việc lãng phí tiền của và sử dụng hiệu quả được nguồn vốn bỏ ra.
3.1.1.2. Mục tiêu:
Mục tiêu nhập khẩu máy móc và phụ tùng đến năm 2020 là đáp ứng được 50-60% nhu cầu trong nước. Trong đó, đáp ứng:
+ 60% nhu cầu thiết bị toàn bộ trong nước.
+ 30-40% nhu cầu về máy động lực cỡ trung bình và nhỏ. + 60-65% động cơ thuỷ mã lực 400 trở lên.
+ 40% nhu cầu về xe chuyên dụng, phụ tùng các loại.