Đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty SPJ:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy và phụ tùng (SPJ) (Trang 41)

- Tổ chức thực hiện hợp đồng Kiểm tra, giám sát hoạt động

c. Giám sát và điều hành thực hiên hợp đồng nhập khẩu: * Giám sát thực hiện hợp đồng nhập khẩu:

2.1.3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của Công ty SPJ:

Công ty SPJ:

Là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập từ trước năm 1975 với truyền thống là nhập khẩu kinh doanh các loại máy móc thiết bị phụ tùng phục vụ nhu cầu sản xuất và kinh doanh trong nước, Công ty Cổ phần XNK Máy và Phụ Tùng (SPJ) đã từng là đơn vị độc quyền trong việc nhập khẩu và phân phối nhóm hàng máy móc thiết bị phụ tùng khắp miền Bắc. Công ty từng có thời là đơn vị đứng đầu về lợi thế và năng lực cạnh tranh trong hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất trong nước. Công ty đóng vai trò quan trọng trong việc kinh doanh hàng nhập khẩu, kết nối các nhà cung cấp với thị trường tiêu thụ Việt Nam đầy tiềm năng.

Trải qua thời gian, mặc dù đã có nỗ lực trong việc duy trì mặt hàng truyền thống nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan của doanh nghiệp, hiệu quả trong hoạt động nhập khẩu các mặt hàng truyền thống của công ty đã bị ảnh hưởng nhiều. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ đi sâu phân tích thực trạng quản trị hoạt động nhập khẩu máy móc và phụ tùng của Công ty trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây.

Bảng 2.2- Doanh thu nhập khẩu máy móc phụ tùng giai đoạn từ năm 2009 đến 2013

Năm Doanh thu nhập khẩu

Doanh thu từ nhập khẩu

máy móc phụ tùng Tỉ trọng 2009 40.064.000 3.290.000 8,2% 2010 43.804.423 5.243.526 12,0% 2011 52.665.900 5.692.103 10,8% 2012 54.291.645 6.925.488 12,8% 2013 48.683.000 8.062.800 16,6%

(Nguồn: Báo cáo Thống kê- Phòng Kế hoạch Đầu tư)

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy giai đoạn từ năm 2009 đến 2013, hoạt động nhập khẩu máy móc và phụ tùng đã mang lại cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng nguồn doanh thu đáng kể, đóng góp một phần không nhỏ tỉ trọng doanh thu từ nhập khẩu nói chung. Trong giai đoạn này, Công ty đã phát huy đúng sở trường, kinh doanh mặt hàng truyền thống có hiệu quả.

* Khả năng duy trì và mở rộng mặt hàng nhập khẩu:

Những mặt hàng kinh doanh chủ lực của công ty cũng là những mặt hàng mà công ty khai thác thường xuyên bằng hình thức nhập khẩu. Các hàng hoá nhập khẩu chủ yếu của công ty là những loại phụ tùng vòng bi, săm lốp, phụ tùng ô tô, buzi, phớt chắn dầu ... và các loại máy móc thiết bị như băng tải, máy thiết bị các loại....

+ Nhóm hàng máy móc thiết bị:

Nhóm hàng máy móc thiết bị mà công ty kinh doanh bao gồm: ô tô, xe nâng hàng, máy ủi, máy nạp từ, đồng hồ đo điện, máy bơm nước, máy kéo, máy cắt cỏ và các máy móc thiết bị chuyên dụng khác.

Nhóm hàng máy móc thiết bị là loại hàng bao gồm rất nhiều bộ phận cấu thành. Mỗi bộ phận lại bao gồm vô số loại phụ tùng. Do đó, một đặc điểm của hàng hoá dạng này là danh mục hàng hoá rất lớn và phức tạp, nhiều chủng loại quy cách khác nhau. Hơn nữa, chúng lại được sản xuất ở rất nhiều nước nên mã mác cũng khác nhau. Như vậy, để kinh doanh mặt hàng này người kinh doanh cần phải có hiểu biết kỹ thuật sâu sắc về các loại máy móc thiết cũng như nắm rõ các loại danh mục phụ tùng cần thiết. Một đặc điểm quan trọng khác của phụ tùng là yếu tố thay thế lắp lẫn nhau. Do đó nhu cầu về một loại phụ tùng sẽ phụ thuộc vào số lượng và tình trạng của tất cả các loại máy móc thiết bị hiện có lắp loại phụ tùng đó. Điều này

ảnh hưởng đến số lượng bán, từ đó ảnh hưởng đến số lượng và chủng loại hàng hoá nhập khẩu.

Từ số liệu của bảng 2.3 chúng ta thấy máy móc thiết bị đã không còn có giá trị lớn trong doanh thu từ hoạt động nhập khẩu. Trong những năm từ 2001 đến 2004, mặc dù tỉ trọng hàng máy móc thiết bị trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam là tương đối lớn, luôn đạt gần 25% nhưng riêng với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng thì ngược lại với tỉ trọng máy móc nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 7-8%. Nguyên nhân là trong giai đoạn này, do có sự thông thoáng về quy định nhập khẩu cho phép các doanh nghiệp được quyền nhập khẩu trực tiếp, cạnh tranh trở lên gay gắt hơn. Nhập khẩu máy móc thiết bị đòi hỏi nguồn vốn lớn trong khi Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng lại thiếu vốn, thiếu cán bộ có trình độ nghiệp vụ chuyên môn về máy móc thiết bị nên không thể triển khai các dự án nhập khẩu máy móc có giá trị mà dừng ở mức duy trì một số mặt hàng máy móc thiết bị truyền thống.

Từ năm 2005 đến 2008, tỉ trọng hàng máy móc nhập khẩu đã được cải thiện, tăng lên đáng kể từ 3,7% năm 2003 lên 24,2% năm 2004 và duy trì ở mức tương tự trong bốn năm liền. Vào thời điểm này, do nhu cầu máy móc phục vụ sản xuất trong nước tăng mạnh, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng đã tranh thủ thời cơ cũng như cơ cấu lai lao động, tuyển thêm nhân lực có trình độ chuyên môn cao và mạnh dạn đầu tư vào nhập khẩu máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do trình độ cán bộ chuyên môn về máy móc thiết bị còn hạn chế, công tác tiếp thị, tiếp cận các khách hàng là các nhà máy lớn, các dự án xây dựng còn chưa hiệu quả dẫn đến hậu quả là công ty không có khả năng cạnh tranh với những nhà cung cấp mới với chất lượng dịch vụ tốt hơn. Nếu như trước đây, Công ty là nhà cung cấp máy chuyên dụng, thiết bị cho một số nhà máy lớn như Công ty Apatit Lào Cai, Công ty Xi măng Yên Bái, Công ty khai thác than Quảng Ninh thì những năm gần đây, công ty đã dần để mất đi các bạn hàng truyền thống đó.

Từ năm 2009 đến 2013, tỉ trọng hàng máy móc thiết bị nhập khẩu lại giảm sút mạnh, xuống còn khoảng 3-4% trong tổng trị giá hàng nhập. Sở dĩ có tình trạng trên là do sau một thời gian đầu tư vào nhập khẩu máy móc, hiệu quả chưa cao, vốn bỏ ra nhiều, công việc lại phức tạp, công ty có sự chuyển hướng trong cơ cấu mặt hàng và chỉ cố gắng ở mức duy trì mặt hàng truyền thống này.

+ Nhóm hàng phụ tùng các loại:

Phụ tùng là loại hàng hoá dùng để sửa chữa và thay thế, vì vậy số lượng bán phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh và đặc điểm tiêu dùng của sản phẩm chính. Hàng hoá sửa chữa thay thế chỉ được tiêu thụ khi hàng hoá chính gặp trục trặc hư hỏng. Tốc độ hỏng hóc các chi tiết phụ thuộc vào chu kỳ sử dụng và đặc điểm tiêu dùng của sản phẩm, do đó, tốc độ thay thế phụ tùng kéo theo đó là tốc độ bán các loại phụ tùng trên một đơn vị thời gian cũng bị phụ thuộc vào chỉ tiêu này.

Nhóm hàng phụ tùng mà Công ty kinh doanh bao gồm: Vòng bi, săm lốp, bình ắc quy, buzi, gioăng, phớt chắn dầu, động cơ các loại và một số loại phụ tùng khác. Trong đó, chiếm tỉ trọng lớn là các loại vòng bi, bình ắc quy, săm lốp, buzi.

Vòng bi là mặt hàng phụ tùng nhập khẩu chủ lực và có thế mạnh của công

ty, có giá trị nhập khẩu cao và ở mức tương đối ổn định trong tổng kim ngạch hàng nhập khẩu. Mặc dù có sự giảm sút ở năm 2005 với giá trị hàng nhập chỉ đạt 601.000 USD, chiếm 30,7% do có sự giảm sút nhu cầu ở thị trường nội địa, những năm còn lại tỉ trọng giá trị vòng bi nhập khẩu luôn tăng trưởng ở mức tương đối ổn định, mang lại nguồn doanh thu lớn, chiếm từ gần 60% đến gần 90% trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ máy móc thiết bị phụ tùng. Có được sự tăng trưởng trên là do Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng đã tập trung nguồn lực vào việc kinh doanh vòng bi, phát huy truyền thống kinh doanh lâu đời với các nhà cung cấp có uy tín cũng như tạo được lòng tin với người mua trong nước đã giúp công ty mua được với giá thấp và bán được khối lượng lớn, mang lại nguồn doanh thu đáng kể. Mặt hàng này là một trong những thế mạnh đã được công ty chú ý và khai thác có hiệu quả.

Bảng 2.3- Tỉ trọng giá trị nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng Đơn vị: USD Năm DT từ nhập khẩu máy móc phụ tùng Máy móc, thiết bị Tỉ trọng Vòng bi Tỉ trọng Buzi Tỉ trọng Bình ắc quy Tỉ trọng Săm lốp Tỉ trọng Phụ tùng khác (má phanh, xéc măng, phớt, joăng…) Tỉ trọng 2003 2.710.900 200.100 7,4% 1.534.000 56,6% 185.000 6,8% 395.000 14,6% 299.800 11,1% 97.000 3,6% 2004 2.847.303 105.000 3,7% 1.689.300 59,3% 213.500 7,5% 420.903 14,8% 317.600 11,2% 101.000 3,5% 2005 1.957.888 474.390 24,2% 601.000 30,7% 128.550 6,6% 337.000 17,2% 144.640 7,4% 272.308 13,9% 2006 2.004.805 270.000 13,5% 1.370.000 68,3% 140.000 7,0% 88.805 4,4% 5.000 0,2% 131.000 6,5% 2007 4.715.170 1.102.630 23,4% 2.217.600 47,0% 220.000 4,7% 133.140 2,8% 346.800 7,4% 695.000 14,7% 2008 3.747.100 800.000 21,3% 2.250.100 60,0% 300.000 8,0% 67.000 1,8% 228.000 6,1% 102.000 2,7% 2009 3.290.000 102.500 3,1% 2.589.800 78,7% 158.000 4,8% 27.700 0,8% 25.000 0,8% 387.000 11,8% 2010 5.243.526 95.000 1,8% 4.088.100 78,0% 35.822 0,7% 0 0,0% 0 0,0% 1.024.604 19,5% 2011 5.692.103 304.000 5,3% 4.488.103 78,8% 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 900.000 15,8% 2012 6.925.488 225.000 3,2% 5.866.488 84,7% 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 834.000 12,0% 2013 8.062.800 195.000 2,4% 7.143.000 88,6% 0 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 724.800 9,0%

Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của công ty ở các mặt hàng phụ tùng khác bị giảm sút mạnh. Điển hình là mặt hàng săm lốp. Sau một quãng thời gian dài duy trì ổn định ở mức trên dưới 10% trong tổng giá trị máy móc thiết bị phụ tùng nhập khẩu từ năm 2003 đến 2009. Năm 2006 có sự giảm mạnh trong từ 144.640 USD (ứng với ,4%) năm 2005 xuống chỉ còn 5.000 USD (ứng với 0,2%). Nguyên nhân thứ nhất là do ảnh hưởng của nhân tố chủ quan trong công ty là có sự thay đổi nhân sự của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng nên mặt hàng săm lốp nhập khẩu không được chú trọng khai thác, mặt hàng săm lốp nhập khẩu bị giảm sút mạnh xuống còn 0,8% vào năm 2010 và từ những năm sau đó không còn được công ty nhập về kinh doanh. Nguyên nhân thứ hai của tình trạng trên là do mặt hàng này chịu tác động của nguồn viện trợ ODA (không phải chịu thuế nhập khẩu làm nguồn cung cấp của mặt hàng này tăng, cạnh tranh trực tiếp với công ty. Thứ ba là do tình hình nhập lậu mặt hàng này trong thời gian gần đây rất lớn. Hàng săm lốp nhập lậu từ biên giới với giá hạ đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ săm lốp của công ty làm thu hẹp thị trường kinh doanh mặt hàng này. Ngoài ra, do những bất cập và kém linh hoạt trong cơ chế điều hành kinh doanh, khả năng tiếp cận khách hàng, khả năng dịch vụ giảm sút nên khả năng cạnh tranh của mặt hàng săm lốp do công ty nhập khẩu ngày càng trở lên yếu dẫn đến hậu quả là công ty bị loại khỏi cuộc chơi kinh doanh săm lốp nhập khẩu.

Cùng với săm lốp, buzi cũng rơi vào tình trạng tương tự. Việc các công ty được tự do nhập khẩu kinh doanh đã làm cho cuộc cạnh tranh hàng nhập khẩu gay gắt hơn. Từ việc mất vai trò là một nhà phân phối độc quyền của hãng buzi NGK tại thị trường Việt Nam, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng đã phải cạnh tranh với 3 nhà phân phối khác cùng với sự xuất hiện của nhiều nhãn hàng buzi khác như Bosh, Denso,... và sự biến động tỉ giá đồng Việt Nam so với đồng Yên Nhật đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của mặt hàng buzi. Kết cục là đến năm 2011 Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng đã mất hẳn thị trường kinh doanh buzi.

Tình trạng tương tự xảy ra với mặt hàng bình ắc quy. Từ việc độc quyền nhập khẩu và phân phối nhiều nhãn hiệu bình ắc quy nổi tiếng như YUSA, CENE, ROCKET, GLOBE,... công ty đã phải đối diện với sự cạnh tranh khi có sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu của nhà nước. Các doanh nghiệp tư nhân với sự linh hoạt,

cơ chế gọn nhẹ, chi phí thấp đã tham gia vào thị trường. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng lúc này với những thói quen và tư duy cũ thời kế hoạch hoá, bao cấp đã không thể trụ vững và bị loại bỏ hoàn toàn kể từ năm 2009.

Như vậy là mặc dù tính trên cả nước, tỉ trọng hàng máy móc phụ tùng nhập khẩu vẫn ở mức cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhưng với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng, khả năng cạnh tranh của nhóm mặt hàng này đã giảm đi nhiều, các mặt hàng kinh doanh truyền thống, có thế mạnh một thời đã không thể đứng vững. Việc khai thác và mở rộng thêm các mặt hàng mới cũng không được chú trọng, chỉ dừng ở việc duy trì níu kéo một số mặt hàng truyền thống còn thế mạnh như vòng bi và một số máy móc thiết bị.

* Khả năng duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ:

Theo định hướng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng hoạt động chủ yếu là nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng về kinh doanh trong nước phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất trong nước, do đó mà thị trường tiêu thụ của Công ty thường đã được xác định và sau đây là thị trường tiêu thụ của Công ty :

Đơn vị: USD Năm Tổng cộng Hà Nội Tỉ trọng Quảng Ninh Tỉ trọng Đà Nẵng Tỉ trọng Hải Phòng Tỉ trọng Thái Nguyên, Yên Bái Tỉ trọng Một số khu vực khác Tỉ trọng 2003 2.710.900 1.396.114 51,5% 1.187.000 22,3% 154.000 11,0% 344.000 8,0% 188.600 5,0% 55.000 2,2% 2004 2.847.303 1.429.346 50,2% 1.689.300 20,0% 213.500 9,0% 420.903 10,0% 317.600 7,3% 101.000 3,5% 2005 1.957.888 939.786 48,0% 601.000 20,6% 128.550 7,9% 337.000 11,5% 144.640 7,0% 272.308 5,0% 2006 2.004.805 952.282 47,5% 1.370.000 19,0% 140.000 8,2% 88.805 11,0% 5.000 7,3% 131.000 7,0% 2007 4.715.170 2.395.306 50,8% 2.217.600 14,5% 220.000 8,9% 133.140 3,7% 346.800 7,4% 695.000 14,7% 2008 3.747.100 1.948.492 52,0% 2.250.100 13,7% 300.000 12,0% 67.000 4,0% 228.000 6,1% 102.000 12,2% 2009 3.290.000 1.779.890 54,1% 2.589.800 10,9% 158.000 7,6% 27.700 3,8% 25.000 8,0% 387.000 15,6% 2010 5.243.526 2.883.939 55,0% 4.088.100 11,0% 35.822 8,6% 0 0,0% 0 0,0% 1.024.604 25,4% 2011 5.692.103 3.534.796 62,1% 4.488.103 0,0% 0 7,5% 0 0,0% 0 0,0% 900.000 30,4% 2012 6.925.488 4.917.096 71,0% 5.866.488 3,0% 0 8,0% 0 0,0% 0 0,0% 834.000 18,0% 2013 8.062.800 6.611.496 82,0% 7.143.000 0,0% 0 7,0% 0 0,0% 0 0,0% 724.800 11,0%

tỷ trọng lớn và luôn ổn định, chiếm trên 50% tỉ trọng các mặt hàng phụ tùng nhập khẩu. Thị trường Hà Nội ngày càng được mở rộng, mạng lưới đại lý và các nhà phân phối tăng mạnh, đạt đến 82% trong tổng tỉ trọng. Bên cạnh đó thị trường Quảng Ninh và Đà Nẵng mặc dù gần đây đã có sự giảm sút mạnh. Đó là do sự thông thoáng trong chính sách thuế nhập khẩu, nhiều đơn vị nhập khẩu tham gia vào thị trường. Với những lợi thế về khả năng cạnh tranh, về trình độ nghiệp vụ tốt, chuyên nghiệp, các đối thủ cạnh tranh đang dần đánh bật Công ty ra khỏi các thị trường của mình.

Trước đây, phát huy thế mạnh là đơn vị được Bộ Vật tư giao nhiệm vụ là nhà nhập khẩu và phân phối máy móc thiết bị phụ tùng toàn Miền Bắc, Công ty đã chủ động tự kinh doanh hàng nhập khẩu, tận dụng lợi thế và năng lực cạnh tranh vốn có để phát triển thị trường rộng khắp Miền Bắc. Khách hàng của Công ty thường là những khách hàng quen thuộc và lâu năm, điều đó có thể thấy rằng Công ty đã tạo được uy tín đối với các khách hàng của mình.

Từ số liệu bảng 2.4 ta thấy Quảng Ninh, Đà Nẵng và Hải Phòng cũng là một trong những thị trường tiêu thụ máy móc phụ tùng quan trọng của Công ty. Tuy nhiên theo thời gian, các thị trường này đã dần bị thu hẹp. Vài năm trở lại đây, thị phần của

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy và phụ tùng (SPJ) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w