Hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá của Công ty:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy và phụ tùng (SPJ) (Trang 86)

IV Thu nhập bình quân Triệu

3.3.1.5.Hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá của Công ty:

Nhập khẩu là một hoạt động hết sức phức tạp. Trong cơ chế thị trường, Công ty thực hiện chính sách giao việc theo từng bộ phận chuyên môn. Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động xuất nhập khẩu nên phải chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động đó trên các mặt kinh tế và tính hợp pháp.

Các chủ trương, chính sách của Nhà nước về ngoại thương không phải là cố định, do đó người làm công tác xuất nhập khẩu luôn phải nắm bắt các tập quán thương mại đối với các thị trường mà mình hoạt động. Điều này đòi hỏi họ phải luôn có thông tin tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. Mỗi cán bộ phải luôn trau

dồi bản thân qua việc rút kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động nhập khẩu đã thực hiện.

Trong nghiệp vụ nhập khẩu thì việc giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng cần được chú trọng. Bất kỳ một sơ ý nào trong việc xác định các điều khoản hợp đồng đã ký kết thì sửa lại là một vấn đề phức tạp nếu không xem xét cẩn thận thì dẫn tới hậu quả không thể lường trước được. Những cuộc đàm phán thương lượng tốt đẹp là biện pháp đảm bảo giá cả cạnh tranh, thương lượng tốt sẽ đi đến một giá cả hợp lý với số lượng mua và các điều khoản thanh toán, giao nhận thuận lợi.

Công ty cần có kế hoạch đào tạo cán bộ trực tiếp tiến hành đàm phán giao dịch, đảm bảo họ không những có đủ kiến thức về ngoại thương mà còn là người có kinh nghiệm làm ăn với bạn hàng nước ngoài. Họ phải nắm được các tình huống đàm phán, những cơ hội có lợi cho doanh nghiệp để giành lấy điều kiện có lợi nhất. Trong thời gian qua, công tác đàm phán giao dịch của Công ty bị kéo dài nên ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh. Để khắc phục nhược điểm trên, các cán bộ trực tiếp đàm phán giao dịch có thể vận dụng một số sách lược sau:

- Tạo sự cạnh tranh: Cần cho đối phương biết rõ rằng họ không phải là bạn hàng cung cấp duy nhất.

- Từng bước tiến tới: Khi mục tiêu của Công ty đặt ra nên thực hiện từng bước một, không nóng vội, đồng thời nêu mục tiêu cao hơn dự tính để có thể thỏa hiệp.

- Gây áp lực.

- Đề cao mục tiêu của mình.

- Không bộc lộ suy nghĩ của mình: Dù tình hình có diễn biến thế nào cũng không nên bộc lộ suy nghĩ của mình, nên quan sát thái độ của đối phương.

- Tuỳ cơ ứng biến với mọi khả năng xảy ra.

- Tránh việc thoả thuận nhanh chóng: Tránh việc thỏa thuận xảy ra quá nhanh chóng khiến cho đối phương bất ổn và cảm thấy lo lắng.

- Phải làm cho đối phương nhượng bộ từng vấn đề mà vẫn đảm bảo thể diện của họ.

Để đàm phán thương lượng đạt hiệu quả mong muốn, cần vận dụng tổng hợp tất cả sách lược nêu trên, biến hoá khôn lường để dễ dàng đi đến sự nhất trí chung. Ngoài ra còn cần phải khéo léo sử dụng các kỹ thuật khác như nghệ thuật trả giá, nghệ thuật hỏi và trả lời,... để đạt được kết quả thương lượng đàm phán tốt nhất.

Hợp đồng nhập khẩu nên được ký kết ngay tại bàn, khi đã có sự nhất trí chung về các điều kiện giá cả, chất lượng, chủng loại. Hợp đồng nhập khẩu phải đ- ược ký kết bằng văn bản, đây là điều tiên quyết cho các bên thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm, nếu chỉ là những thoả thuận miệng thì họ có thể không thực hiện những gì thoả thuận.

Một vấn đề nữa là trong thời gian qua, một số hợp đồng nhập khẩu lại không đề cập đến chọn nguồn luật giải quyết khi tranh chấp xảy ra. Đây là điều nguy hiểm cho các doanh nghiệp, nếu họ không thực hiện hợp đồng đã ký kết thì sẽ gây khó khăn cho khiếu nại, kiện tụng. Để hạn chế và khắc phục vấn đề trên, Công ty cần phải xác định rõ các điều kiện về hàng hoá và giám định chất lượng, số lượng, đồng thời lựa chọn nguồn luật giải quyết tranh chấp và quy định cụ thể trong hợp đồng với sự nhất trí của đôi bên. Tốt nhất nếu được nên chọn luật Việt Nam để nâng cao được uy tín của chúng ta trên thương trường và giảm thời gian, chi phí xảy ra khi giải quyết tranh chấp.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, Công ty cần chú ý đến khâu giao nhận hàng hoá, thường xuyên bám sát thực tế để kịp thời phát hiện hư hỏng, sai sót, từ đó đề ra những biện pháp thích hợp.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy và phụ tùng (SPJ) (Trang 86)