Phân tích theo nhóm chỉ tiêu định tính:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy và phụ tùng (SPJ) (Trang 40)

- Tổ chức thực hiện hợp đồng Kiểm tra, giám sát hoạt động

2.1.2.1.Phân tích theo nhóm chỉ tiêu định tính:

c. Giám sát và điều hành thực hiên hợp đồng nhập khẩu: * Giám sát thực hiện hợp đồng nhập khẩu:

2.1.2.1.Phân tích theo nhóm chỉ tiêu định tính:

* Mặt hàng kinh doanh:

Trước đổi mới, do phân cấp quản lý của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương), mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là phụ tùng ô tô, xe máy (săm lốp, vòng bi, buzi, xéc măng...), các loại máy móc như: Máy xúc đào, máy xúc lật, xe cẩu, xe nâng hàng, máy phát điện, máy chế biến thức ăn gia súc, xe ô tô đã qua sử dụng.

Từ năm 1995 trở lại đây, do sự chuyển đổi từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh làm cho thị trường trở lên cạnh tranh gay gắt. Đứng trước tình hình đó, Công ty đã một mặt tiếp tục duy trì kinh doanh các mặt hàng truyền thống, mặt khác chuyển dần sang đa dạng hoá các sản phẩm, kinh doanh một số loại vật tư nguyên vật liệu như phôi thép, thép cuộn, inox, tôn,....

* Thị trường nhập khẩu:

Khi hệ thống các nước XHCN Đông Âu còn tồn tại, Liên Xô là thị trường nhập khẩu chủ yếu của công ty. Sau đó, một phần do những biến động, một phần do sự mở rộng quan hệ kinh tế, Công ty chuyển sang nhập khẩu từ nhiều thị trường trên toàn thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore,...

* Thị trường tiêu thụ máy móc phụ tùng:

Trước đổi mới, là một doanh nghiệp nhà nước được giao làm đầu mối cung cấp thiết bị, phụ tùng theo chỉ tiêu, mệnh lệnh của Nhà nước, Công ty Cổ phần XNK Máy và Phụ Tùng (SPJ) thực hiện phân phối hàng nhập khẩu theo chỉ tiêu kế hoạch của Bộ Vật tư (nay là Bộ Công Thương) cho các nhà máy xí nghiệp toàn miền Bắc. Từ sau khi thực hiện đổi mới kinh tế năm 1986, Công ty tiến hành kinh

doanh nhập khẩu trên cơ sở tự tìm nguồn tiêu thụ. Thị trường của công ty lúc này là các nhà máy, xí nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh khác khắp cả nước. Công ty mở chi nhánh ở TP. Hồ Chí Minh nhằm khai thác có hiệu quả mạng lưới thị trường rộng.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy và phụ tùng (SPJ) (Trang 40)