Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động nhập khẩu máy móc và phụ tùng:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy và phụ tùng (SPJ) (Trang 95)

IV Thu nhập bình quân Triệu

3.4.2.1.Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động nhập khẩu máy móc và phụ tùng:

móc và phụ tùng:

* Về việc ban hành văn bản pháp luật:

Thứ nhất, phải rà soát lại hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý nhập khẩu để điều chỉnh các quy định không còn phù hợp và không rõ ràng như Luật Thương mại, Luật Thuế xuất nhập, thuế nhập khẩu, Luật khuyến khích đầu tư. Cần bổ sung thêm và quy định rõ ràng về quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Song song với việc rà soát lại các văn bản pháp luật hiện hành, Nhà nước phải ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế mới phát sinh trên phương diện quốc tế như Luật về Tối huệ quốc và Đối xử quốc gia, Luật cạnh tranh và chống độc quyền, Luật phòng vệ khẩn cấp, Luật chống bán phá giá và chống trợ cấp.

Cần phải sớm ổn định các chính sách về thuế, đặc biệt là thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để không gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tính toán phương án kinh doanh và hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh và phát huy đ- ược tính định hướng của các công cụ thuế.

Tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu để tạo ra một môi trường pháp lý ổn định, giúp cho các doanh nghiệp tin tưởng để bỏ vốn đầu tư lâu dài.

Cơ quan Nhà nước chủ quản trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam là Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính với Tổng cục Hải quan. Trong hệ thống các văn

bản pháp luật được ban hành bởi các cơ quan về lĩnh vực này tỏ ra còn nhiều thiếu sót và còn chưa thực sự phù hợp với thông lệ quốc tế, khiến cho nhiều doanh nghiệp làm công tác nhập khẩu máy và phụ tùng phải chịu thua thiệt khi làm việc với đối tác nước ngoài và bản thân bạn hàng nước ngoài cũng gặp phải nhiều vướng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh ở Việt Nam. Vì vậy, các cơ quan trên cần cân nhắc kỹ lưỡng để chuyển đổi phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, không nên chuyển đổi theo hướng áp dụng nguyên mẫu mà chuyển đổi dần dần. Xây dựng hành lang pháp lý thống nhất không chỉ phù hợp luật quốc tế mà còn phù hợp với những đặc thù riêng của nền kinh tế- xã hội nước ta.

Các văn bản pháp quy nước ta ban hành cần tham khảo ý kiến của các Bộ, Ngành cũng như các chuyên gia đủ năng lực, các đơn vị mà phạm vi hoạt động của họ sẽ phải chịu sự điều chỉnh của những văn bản này. Chẳng hạn như tham khảo ý kiến nhận xét về tính phù hợp của văn bản dẫn đến sự hiểu nhầm và ban hành những quy chế chồng chéo, mâu thuẫn khiến cho doanh nghiệp khó thực hiện,… Đặc biệt cần có văn bản quy định thống nhất quyền hạn của cơ quan, tránh những vướng mắc khi có sự mâu thuẫn giữa các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền tương đương.

* Tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng:

Tạo ra luật chơi minh bạch và bình đẳng hơn là điều tối quan trọng đối với các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Các quy định của pháp luật cần phải cụ thể, nhất quán, dễ hiểu, dễ thực hiện để có thể thực hiện thống nhất trong toàn quốc, không tạo điều kiện cho cán bộ thừa hành các cấp tuỳ tiện giải thích và vận dụng theo ý kiến chủ quan của mình. Nhà nước cần phải thường xuyên rà soát lại tất cả các quy định để loại bỏ, sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp. Tăng cường công tác thông tin pháp luật bằng nhiều hình thức, khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp vào việc xây dựng pháp luật và kiểm tra thực hiện pháp luật.

Việc xây dựng luật chơi, tiến tới một sân chơi bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp đòi hỏi phải cải cách mạnh mẽ khu vực doanh nghiệp Nhà nước. Với đặc thù về mặt sở hữu thì việc có các chính sách riêng cho loại hình này là điều khó tránh khỏi cả hiện nay và trong tương lai. Điều quan trọng là phải xác định đúng

đắn vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Về lâu dài không nên duy trì hình thức doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực kinh doanh có tính cạnh tranh vì điều này sẽ tác động xấu đến chính sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, kéo theo đó là toàn bộ nền kinh tế.

Cần thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về sắp xếp, đổi mới, phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. Từng bước loại bỏ chế độ bảo hộ độc quyền trong kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Muốn thế, trước hết phải rà soát lại và hạn chế bớt số lượng các lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước độc quyền kinh doanh, xoá bỏ tư tưởng phân biệt và đối xử trong kinh doanh, nhanh chóng đưa Luật cạnh tranh đi vào cuộc sống.

Ngoài việc tạo khung pháp lý chung cho các doanh nghiệp, Nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách để giảm thiểu chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, đặc biệt là những chi phí mà doanh nghiệp không có khả năng điều chỉnh (điện, nước, viễn thông, vận tải hàng không, đường biển,...). Hoàn thiện hệ thống pháp luật để môi trường kinh doanh ngày một trong sạch, cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở cùng phát triển.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy và phụ tùng (SPJ) (Trang 95)