Nguyên nhân chủ quan:

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy và phụ tùng (SPJ) (Trang 73)

- Tổ chức thực hiện hợp đồng Kiểm tra, giám sát hoạt động

2.4.3.2.Nguyên nhân chủ quan:

5. Gửi bộ chứng từ cần thiết.

2.4.3.2.Nguyên nhân chủ quan:

* Nguồn lực phục vụ hoạt động nhập khẩu máy móc phụ tùng:

Trong những năm vừa qua, hoạt động nhập khẩu của công ty gặp nhiều khó khăn. Hoạt động nghiên cứu thị trường nhập khẩu của công ty còn yếu, việc nắm bắt thông tin trên thị trường nước ngoài chưa được đầy đủ và hoàn thiện. Công tác dự báo nhu cầu, xác định nhu cầu thị trường còn chưa thực sự bám sát, nhạy bén để đưa ra chiến lược thích hợp. Hoạt động mở rộng thị trường còn chậm, chưa tích cực nghiên cứu các thị trường tiềm năng ở các nước có nền công nghiệp phát triển về máy móc và phụ tùng như Mỹ, Úc, Pháp....

Một khó khăn nữa của công ty trong hoạt động nhập khẩu là tình trạng thiếu vốn kinh doanh nhập khẩu. Nguồn vốn điều lệ của công ty chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu vốn kinh doanh. Công ty phải tạo vốn bằng cách vay ngân hàng nhưng lãi suất vay còn quá cao và nhất là trong giai đoạn hiện tại, lãi suất biến động từng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh. Riêng việc trả lãi vay

ngân hàng đã chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng số chi phí kinh doanh. Khó khăn này còn xuất phát từ việc ứ đọng hàng hoá nhập khẩu do tiêu thụ chậm dẫn đến ứ đọng vốn.

* Về tổ chức quản lý của công ty:

Công ty có một bộ máy khá phức tạp, công tác điều hành còn hạn chế, thiếu khoa học. Sự phân cấp quá nhiều quyền hạn không ràng buộc trách nhiệm cho đơn vị thành viên khiến cho nguồn vốn kinh doanh đã bị thiếu lại bị phân tán, manh mún, dẫn đến sự mất kiểm soát các hoạt động, buông lỏng quản lý kinh tế, khi cần tập trung vốn thì không thực hiện được.

Nhân lực của công ty chưa hợp lý về kết cấu lẫn mặt bằng trình độ. Trình độ chuyên môn của cán bộ và nhân viên còn hạn chế, trình độ cán bộ nhân viên giỏi ngoại ngữ và chuyên môn kỹ thuật còn thiếu. Tuổi trung bình của cán bộ công nhân viên tương đối lớn. Lực lượng lao động chủ yếu từ thời bao cấp chuyển sang nên chưa phù hợp với vị thế chức năng của công ty xuất nhập khẩu về máy móc và phụ tùng. Công ty còn thiếu những cán bộ có kinh nghiệm, thực sự giỏi kinh doanh và quản lý kinh tế. Trình độ ngoại ngữ, kiến thức kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ xuất nhập khẩu còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong giai đoạn mới.

* Về thị trường tiêu thụ:

Thị trường kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Máy và Phụ Tùng ngày càng bị thu hẹp. Trước kia công ty là một doanh nghiệp Nhà nước. Trong thời kỳ bao cấp, hầu như công ty kinh doanh độc quyền nhóm mặt hàng máy móc phụ tùng. Nhưng từ khi nhà nước ta chuyển sang kinh tế thị trường, rất nhiều các doanh nghiệp khác cũng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này. Người mua thì ít mà người bán thì nhiều, cạnh tranh gay gắt, Công ty buộc phải chia sẻ thị trường, chia sẻ khách hàng. Từ chỗ là nguồn cung duy nhất cho toàn Miền Bắc, hiện nay thị trường của công ty bị thu hẹp lại chỉ còn Hà Nội, Hải Phòng và một số vùng lân cận. Sự gia tăng số lượng bán chưa tương xứng với sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ, kéo theo đó là số lượng hợp đồng được thực hiện chỉ tăng lên một cách chậm chạp.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị hoạt động nhập khẩu máy và phụ tùng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy và phụ tùng (SPJ) (Trang 73)