- Tổ chức thực hiện hợp đồng Kiểm tra, giám sát hoạt động
b. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch đàm phán:
Quá trình kiểm tra kế hoạch đàm phán có thể tiến hành theo trình tự sau: - Phân tích tình huống đàm phán.
- Kiểm tra tính hợp lý của kế hoạch, xác định những nội dung bất hợp lý cần điều chỉnh.
- Xác định nguyên nhân. - Xác định mức độ điều chỉnh.
- Kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm: Sau mỗi lần đàm phán, phải kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm để xem xét kết quả của cuộc đàm phán so với mục tiêu đề ra, từ đó phân tích những ưu điểm tồn tại và rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần đàm phán tiếp theo.
Các nhà đàm phán có thể tiến hành theo các bước sau:
- Xác định nội dung kiểm tra.
- Hình thành hệ thống chỉ tiêu để đánh giá. - Xác định hệ số quan trọng của các chỉ tiêu. - Xác định giá trị các chỉ tiêu.
- Phân tích những thành công. - Phân tích những tồn tại.
- Phân tích những nguyên nhân.
- Phân tích đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm.
Hiệu quả của công tác đàm phán thể hiện qua mức độ thành công của các hợp đồng của Công ty với các đối tác, điều đó lại phụ thuộc vào khả năng của đội ngũ cán bộ tham gia ký kết hợp đồng. Do vậy đánh giá công tác này chính là đánh giá được trình độ chuyên môn của họ thông qua các lớp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và các bài học thực tiễn.