0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Đặc trưng về thành phần loài và thành phần kiểu dạng sống ở các điểm

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC THẢM CỎ TỈNH ĐẮK LẮK VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ (Trang 82 -82 )

4. Những điểm mới của luận án

4.2.2. Đặc trưng về thành phần loài và thành phần kiểu dạng sống ở các điểm

nghiên cứu

* Điểm nghiên cứu thứ nhất (xã Ea Trang, huyện M’Đrắk)

Các thảm cỏ tự nhiên ở đây có nguồn gốc từ rừng, chỉ mới chuyển thành thảm cỏ do nhiều yếu tố tác động khác nhau (do chặt phá, đốt rừng hàng năm, tập quán canh tác lạc hậu trên đất dốc hay nương rẫy mới bỏ hoá). Thảm cỏ ở xã Ea Trang có độ dốc khá lớn, phân tán trên nhiều dạng địa hình, độ phì của đất còn khá tốt.

- Đặc trưng về thành phần loài

Với vùng không chăn thả, thảm cỏ có độ che phủ 100 %, chiều cao trên 1,5 mét. Ở vùng chăn thả, thảm cỏ có độ che phủ 95 %, chiều cao từ 30 - 40 cm. Các loài ưu thế thuộc họ Lúa (Poaceae) như Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Chè vè (Miscanthus floridulus), Lau (Saccharum arundinaceum), Chít (Thysanolaena maxima). Ở vùng chăn thả gia súc, có thêm Cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus). Họ Cói gồm các loài thuộc chi Carex, Cyperus,…Nhóm cây thân thảo gồm có loài Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides),

Rau tàu bay (Crassocephalum crepidioides), Cỏ lào (Chromolaena odorata), Cỏ đĩ (Sigesberkia orientalis). Nhóm cây bụi nhỏ có loài Trinh nữ (Mimosa pudica),

Mâm xôi (Rubus alcaefolius). Nhóm cây gỗ thường gặp gồm Thàu táu (Aporosa dioica), Chòi mòi chua (Antidesma acidum), Dẻ (Lithocarpus fordianus).

- Đặc trưng về kiểu dạng sống

Điểm nghiên cứu này có 16 kiểu dạng sống, trong đó có 3 kiểu có số lượng lớn là kiểu Cây thảo mọc thành bụi dày sống lâu năm (kiểu 13), kiểu cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài (kiểu 14) và kiểu Cây thảo 1 năm có rễ cái (kiểu 16). Những kiểu dạng sống này có số lượng loài chiếm ưu thế như Chè vè

(Miscanthus floridulus) chiếm 40,3 % (kiểu 13), Cỏ tranh (Imperata cylindrica)

chiếm 13,3 % (kiểu 14), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides) chiếm 35 % (kiểu 16). Các kiểu dạng sống khác có số lượng loài ít hơn hoặc rất ít. Ở điểm này không có các dạng sống như kiểu Cây thảo một năm có hệ rễ cái, có thân bò (kiểu 17) và kiểu Cây thảo một năm có hệ rễ chùm (kiểu 18).

* Điểm nghiên cứu thứ hai (khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, huyện Ea Kar)

Các thảm cỏ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô có độ phủ chung là 100 %, với độ cao của cỏ từ 100 - 120 cm.

- Đặc trưng về thành phần loài

Các loài thực vật chiếm ưu thế thuộc họ Lúa (Poaceae): Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ mỹ lá nhỏ (Heteropogon contortus), Cỏ đuôi gà (Pseudosorghum zollingeri), Chè vè (Miscanthus floridulus) và Sậy đồi (Phragmiter karka). Họ Cói (Cyperaceae) có các loài thuộc chi Carex, Cyperus. Nhóm cây thảo gồm có Cúc sao (Aster ageratoides), Tràng quả lá nhỏ (Desmodium microphylum), Dạ cẩm (Hedyotis capitellata)...Nhóm cây gỗ có Me rừng (Phyllanthus emblica),

Thàu táu (Aporosa dioica), Thành ngạnh nam (Cratoxylum cochinchinensis),

Gáo rừng (Neonauclea purpurea) và Chòi mòi chua (Antidesma acidum)

- Đặc trưng về kiểu dạng sống

Điểm nghiên cứu trong Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô cũng có 16 kiểu dạng sống, trong các kiểu dạng sống ở điểm này thì kiểu Cây có hệ rễ chùm sống lâu năm (kiểu 10), kiểu Cây thảo mọc thành bụi dày sống lâu năm (kiểu 13) và kiểu Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài (kiểu 14) là những kiểu có số lượng loài lớn. Những loài chiếm ưu thế ở điểm này gồm Cỏ đuôi gà (Pseudosorghum zollingeri) chiếm 23 - 28 % (kiểu 10). Cỏ mỹ lá nhỏ (Heteropogon contortus)

chiếm 25 - 36 % (kiểu 13). Cỏ tranh (Imperata cylindrica) chiếm 25 - 33 % (kiểu 14). Các kiểu dạng sống khác cũng tồn tại trong vùng nghiên cứu nhưng không

nhiều bằng 3 kiểu dạng sống trên và ở điểm này có 2 kiểu dạng sống cũng không tồn tại đó là kiểu 17 và kiểu 18.

* Điểm nghiên cứu thứ ba (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn)

Tại địa điểm này, các nghiên cứu tiến hành ở các thảm cỏ trên 3 vị trí khác nhau (Khu bảo tồn, khu vườn Điều và bãi bồi ven sông). So với các điểm nghiên cứu khác, các thảm cỏ ở đây tồn tại trong môi trường đất đai khô cằn hơn, nhưng độ dốc không lớn.

- Đặc trưng về thành phần loài

Thảm cỏ ở Khu bảo tồn có chăn thả gia súc nhưng không thường xuyên, có độ phủ chung khoảng 90 %, chiều cao thảm cỏ từ 30 - 40 cm.

Các loài thực vật chiếm ưu thế chủ yếu ở đây là họ Lúa (Poaceae): Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ chân nhện (Digitaria abludens), Cỏ sâu róm

(Setaria viridis), Xuân thảo đỏ (Eragrostis unioloides)Họ Cói có nhiều loài thuộc chi Carex, Cyperus…Nhóm cây thảo gồm có Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ đĩ (Sigesbeckia orientalis). Nhóm cây bụi nhỏ có Trinh nữ không gai (Mimosa diplotricha), Ké hoa đào (Urena lobata), Đại bi (Blumea balsamifera),

Thảm cỏ khu vườn Điều (Anacardium occidentale), do chăn thả gia súc thường xuyên, nên cỏ có chiều cao rất thấp (dưới 10 cm), dạng sống của các loài cỏ biến đổi do dẫm đạp tạo ra chồi rút ngắn, thân rễ ngắn và lá hoa thị. Các loài ưu thế thuộc họ Lúa (Poaceae): Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum), Cỏ công viên (Paspalum conjugatum), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Xuân thảo đỏ (Eragrostis unioloides). Họ Cói (Cyperaceae) chủ yếu gồm chi Fimbistylis, Cyperus,... Nhóm cây thân thảo thường gặp các loài Tràng quả lá nhỏ (Desmodium microphyllum), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Muồng (Cassia tora). Ngoài cây Điều (Anacardium occidentale), nhóm cây gỗ còn có Thành ngạnh nam (Cratoxylum cochinchinensis), Chòi mòi chua (Antidesma acidum)

Bãi bồi ven sông do mới được bỏ hoá 1 năm, nên đất đai tơi xốp có pha nhiều cát. Chiều cao của thảm cỏ đạt từ 20 - 40 cm và độ phủ chung là 85 %. Các loài thực vật chiếm ưu thế thuộc họ Lúa (Poaceae): Cỏ chỉ (Eriachne chinensis), Cỏ mần trầu (Eleusine indica), Cỏ chân vịt (Dactylocterium eagyptiacum), Xuân thảo đỏ

(Eragrostis unioloides), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum) vàCỏ công viên (Paspalum conjugatum). Nhóm cây thân thảo có Vòi voi (Heliotropium indicum), Lu lu đực (Solanum nigrum), Mào gà trắng (Celosia argentea), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia)

- Đặc trưng về kiểu dạng sống

Điểm nghiên cứu ở huyện Buôn Đôn có 16 kiểu dạng sống, trong đó kiểu Cây thảo có hệ rễ chùm sống lâu năm (kiểu 10), kiểu Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò (kiểu 11) và kiểu Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài (kiểu 14) là ba kiểu có số lượng loài lớn trong vùng nghiên cứu. Những loài có số cá thể nhiều và thường gặp là Cỏ chân vịt (Dactyloctenium eagyptiacum) chiếm 16 % (kiểu 10). Cỏ chân nhện (Digitaria abludens), Cỏ mần trầu (Eleusine indica) và Cỏ may (Chrysopogon aciculatus) chiếm 18 - 45 % (kiểu 11). Cỏ tranh (Imperata cylindrica) chiếm 40 % (kiểu 14) và kiểu dạng sống này chỉ có ở khu du lịch sinh thái, thuộc vùng bảo tồn.

Ở điểm nghiên cứu này không tồn tại 2 kiểu dạng sống đó là dạng Cây thảo mọc thành bụi thưa, sống lâu năm (kiểu 12) và dạng Cây thảo mọc thành búi dày, sống lâu năm (kiểu 13).

* Nhận xét

Các thảm cỏ ở tỉnh Đắk Lắk có nguồn gốc thứ sinh từ thảm thực vật rừng do tác động của con người. Trong các thảm cỏ ở đây, đã thống kê được 374 loài thuộc 76 họ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao có mạch (ngành Polypodiophyta, ngành Magnoliophyta). Các loài thực vật chiếm ưu thế chủ yếu tập trung trong các họ: họ Lúa (Poaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Trinh nữ (Mimosaceae), họ Dâu tằm (Moraceae) và họ Cà phê (Rubiaceae). Trong 18 kiểu dạng sống cơ bản đã phân loại được, thì các kiểu dạng sống chiếm ưu thế thuộc về: Cây thảo có hệ rễ chùm sống lâu năm; Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò; Cây thảo sống lâu năm mọc thành bụi thưa; Cây thảo sống lâu năm mọc thành bụi dày và Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài.

Thành phần loài và dạng sống thực vật của các thảm cỏ ở tỉnh Đắk Lắk phụ thuộc rất lớn vào phương thức tác động và mức độ sử dụng của con người. Mức độ chăn thả gia súc trên các thảm cỏ càng cao, thì số lượng loài và dạng

sống càng phức tạp. Ở những thảm có ít chăn thả gia súc, các loài cây có giá trị chăn thả tốt thuộc họ Poaceae và họ Fabaceae. Nếu cường độ chăn thả gia súc cao, thì số lượng loài cây bụi và cây nửa bụi tăng lên, đặc biệt những loài chịu được dẫm đạp của gia súc bằng cách hình thành chồi rút ngắn, lá hoa thị và thân rễ ngắn: Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum),

Cỏ mật (Paspalum longifolium), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Xuân thảo đỏ

(Eragrostis unioloides)... Điều đó đã làm giảm năng suất và chất lượng của thảm cỏ trong mục đích chăn nuôi gia súc.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC THẢM CỎ TỈNH ĐẮK LẮK VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ (Trang 82 -82 )

×