0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Yếu tố địa hình

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC THẢM CỎ TỈNH ĐẮK LẮK VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ (Trang 53 -53 )

4. Những điểm mới của luận án

3.1.2. Yếu tố địa hình

Địa hình Đắk Lắk có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, địa hình khá đa dạng, được phân thành 4 dạng chính:

Địa hình vùng núi:

Vùng núi cao: Nằm phía Đông Nam của tỉnh với diện tích xấp xỉ bằng 1/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, vùng có nhiều dãy núi cao trên 1500 mét, cao nhất là đỉnh Chư Yang Sin 2445 mét, so với mực nước biển.

Vùng núi thấp, trung bình: Nằm ở phía Tây Bắc và Đông Bắc của tỉnh, ngăn cách thung lũng sông Ba (Gia Lai) và cao nguyên Buôn Ma Thuột, độ cao trung bình từ 600 - 700 mét.

Địa hình cao nguyên: Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, toàn tỉnh có 2 cao nguyên lớn đó là: cao nguyên Buôn Ma Thuột và cao nguyên M’Đrắk.

Địa hình bán bình nguyên Ea Súp: là một vùng đất rộng lớn nằm về phía Tây và Tây Bắc tỉnh. Bề mặt địa hình khá bằng phẳng, với độ cao trung bình từ 200 - 300 mét, độ dốc từ 0 - 80.

Địa hình vùng bằng trũng Krông Pách - Lắk: Nằm ở phía Đông Nam của tỉnh, giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy núi Chư Yang Sin, có độ cao trung bình từ 400 - 500 mét [58].

Tóm lại: Địa hình Đắk Lắk khá phức tạp, có cả núi cao, vùng đồi, xen lẫn các thung lũng và được phân chia thành những tiểu vùng tương đối khác biệt, với những đặc trưng riêng. Sự đa dạng của các kiểu địa hình ở Đắk Lắk là điều kiện để phát triển các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp và quy hoạch các thảm cỏ tự nhiên, thảm cỏ trồng. Tuy nhiên, địa hình ở một số huyện (Lắk, M’Đrắk và Krông Bông) có độ cao tương đối và độ dốc lớn cũng phần nào gây khó khăn trong sản xuất, chăn nuôi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC THẢM CỎ TỈNH ĐẮK LẮK VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ (Trang 53 -53 )

×