4. Những điểm mới của luận án
4.1.1. Phân loại các kiểu thảm cỏ
Vận dụng nguyên tắc phân loại đồng cỏ của Sennhicốp (1941) [100] và Hoàng Chung (2004) [13], có thể chia các thảm cỏ ở tỉnh Đắk Lắk thành 3 lớp quần hệ: Lớp quần hệ đồng cỏ khô, lớp quần hệ savan thứ sinh và lớp quần hệ đồng cỏ thoái hóa. Mỗi lớp quần hệ lại được phân chia thành các nhóm quần hợp và quần hợp theo đặc điểm cấu trúc của từng kiểu thảm cỏ và loài ưu thế của nó, kết quả trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1. Phân loại các thảm cỏ trong đai nhiệt đới ở độ cao từ 400 - 500 mét (tỉnh Đắk Lắk) TT Lớp quần hệ Nhóm quần hợp = quần hệ Quần hợp 1 Lớp quần hệ đồng cỏ khô Thysanolaena maxima
Thysanolaena maxima + Miscanthus floridulus + Imperata cylindrica.
Thysanolaena maxima + Miscanthus floridulus + Ageratum conyzoides Thysanolaena maxima
2 Lớp quần hệ
savan thứ sinh Imperata cylindrica
Heteropogon contortus + Imperata cylindrica + Pseudosorghum zollingeri Imperata cylindrica + Heteropogon contortus + Pseudosorghum zollingeri Imperata cylindrica + Pseudosorghum zollingeri + Heteropogon contortus
Setaria viridis Setaria viridis + Ageratum conyzoides
3
Lớp quần hệ thảm cỏ thoái
hóa
Digitaria abludens Digitaria abludens + Dactylocterium eagyptiacum + Eleusine indica
Chrysopogon aciculatus
Chrysopogon aciculatus + Desmodium microphyllum
Imperata cylindrica + Chrysopogon aciculatus
4.1.1.1. Lớp quần hệ đồng cỏ khô
Thuộc lớp quần hệ này gồm các thảm cỏ ở xã Ea Trang, huyện M’Đrắk. Các thảm cỏ ở đây cao từ 60 cm đến gần 200 cm, phân bố ở các sườn núi có độ cao 500 mét so với mực nước biển, có nguồn gốc từ khai phá rừng rậm nhiệt đới mà
thành, thực vật thuộc lớp quần hệ này phát triển nhanh trong mùa mưa và độ phủ chung cao (85 - 100 %).
Quần hợp: Chè vè (Miscanthus floridulus) + Chít (Thysanolaena maxima) + Cỏ tranh (Imperata cylindrica). Quần hợp này phân bố trên sườn núi cao 500 mét so với mực nước biển, môi trường sống khô và nhanh thoát nước, thảm cỏ phát triển tốt vào mùa mưa, khối lượng thực vật tập trung chủ yếu ở chiều cao từ 150 cm - 180 cm trở xuống và độ phủ chung là 100 %. Ngoài 3 loài chiếm ưu thế trên, những loài thường gặp trong quần hợp này là Lau (Saccharum arundinaceum), Cỏ lào (Chromolaena odorata), Mua bà (Medinilla assamica), Cỏ đĩ (Sigesberkia orientalis), An điền bốn cạnh (Hedyotis tetrangularis),…những loài có độ gặp phong phú thấp hơn là Lác đuôi chồn (Mariscus umbellatus), Trinh nữ
(Mimosa pudica), Ráng lá dừa (Blechnum orientale).
Quần hợp: Chít (Thysanolaena maxima) + Chè vè (Miscanthus floridulus) + Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides). Đây là quần hợp được phân bố cùng môi trường sinh thái với quần hợp trên nhưng lại ở địa hình dốc thấp hơn (dưới 200
) nên quần hợp này có sự chăn thả ở mức độ nhẹ. Đất ở vùng này có độ phì khá vì thế mà quần hợp có độ phủ chung là 85 %, chiều cao của thảm cỏ từ 50 cm - 60 cm. Những loài họ Hòa thảo chính hay gặp ở đây là Chít (Thysanolaena maxima), Chè vè (Miscanthus floridulus), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ lá tre (Acroceras munroanum), Cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum), …Do bị chăn thả nên mật độ cây thuộc họ Hòa thảo giảm và xuất hiện một số loài họ Cúc như Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ đĩ (Sigesberkia orientalis).
Quần hợp Chít (Thysanolaena maxima). Đây là loại hình đồng cỏ khô, phân bố ở nơi có độ dốc từ 250
trở lên, trên độ cao 500 mét trở lên so với mực nước biển, được hình thành sau nương rẫy hay khai phá rừng. Thảm cỏ cao từ 150 cm trở lên, độ phủ chung là 90 - 100 %, các loài thường gặp là Chít (Thysanolaena maxima), Cỏ tranh (Imperata cylindrica) và Chè vè (Miscanthus floridulus), Trúc lá nhỏ
(Amphilophis pertusa), Kiết bạc (Carex cruciata), Kiết ấn (Carex indica)… 4.1.1.2. Lớp quần hệ savan thứ sinh
Lớp quần hệ này bao gồm các thảm cỏ nằm trong Khu bảo tồn Ea Sô, huyện Ea Kar. Thảm cỏ ở đây phân bố ở các đỉnh, sườn đồi có độ cao 400 - 450 mét so
với mực nước biển, đất ở vùng này khá bằng phẳng và cũng còn tương đối tốt, nên thực vật thuộc lớp quần hệ này cao từ 80 - 120 cm và độ phủ chung rất cao (100 %). Lớp quần hệ này được hình thành do khai phá rừng thưa hay rừng rậm bị đốt phá nhiều lần, độ ẩm giảm. Lớp quần hệ gồm có 4 quần hợp và quần hợp phụ, những quần xã của các quần hợp ở đây không được sử dụng làm nơi chăn thả gia súc mà chỉ có những loài động vật hoang sống trong Khu bảo tồn sử dụng mà thôi. Các quần hệ ở đây về mùa khô bị khô héo nên thường bị đốt cháy cuối mùa khô. Những loài thường gặp ở lớp quần hệ này là Cỏ đuôi gà
(Pseudosorghum zollingeri), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ mỹ lá nhỏ
(Heteropogon contortus), Cỏ sâu róm (Setaria geniculata)…
Quần hợp 1, 2, 3 có chung loài ưu thế: Cỏ đuôi gà (Pseudosorghum zollingeri) + Cỏ tranh (Imperata cylindrica) + Cỏ mỹ lá nhỏ (Heteropogon contortus) nhưng khác nhau về độ ưu thế, độ cao phân bố . Nằm trong vùng nghiên cứu số 1, số 2 và số 3 thuộc Khu bảo tồn Ea Sô, ba quần hợp này có cùng đặc điểm sinh thái như nhau, cùng nằm trên độ cao 450 mét so với mực nước biển. Đất của vùng này tốt nên cả 3 quần hợp đều có độ phủ chung là 100 % và thảm cỏ cao tới 120 cm. Những loài chiếm ưu thế trong 3 quần hợp, ngoài 3 loài trên còn có Cỏ lông (Tricholaena chevalieri), Cỏ mỹ lá to (Phragmites australis), Tràm ba lá (Indigofera trifoliata),
Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), An điền 4 cạnh (Hedyotis tetrangularis), Đậu ba lá (Uraria lagopodiodes). Ngoài ra, trong các quần hợp còn có một số loài có độ che phủ khá cao nhưng nằm bên ngoài ô tiêu chuẩn như Me rừng (Phyllanthus emblica), Gáo (Neonauclea purpurea), Thàu táu (Aporosa dioica), Thành ngạnh nam (Cratoxylum cochinchinensis), Vừng khô (Careya arborea) và Táo rừng (Ziziphus oenoplia).
Quần hợp: Cỏ sâu róm (Setaria viridis). Nằm trong vùng nghiên cứu số 4 thuộc Khu bảo tồn Ea Sô, địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc khoảng 50
nhưng vẫn ở độ cao 450 mét so với mực mước biển, độ ẩm thấp hơn 3 quần hợp trên nên độ phủ chung là 95 %, tuy nhiên chiều cao của thảm cỏ cũng đạt tối đa là 120 cm. Loài ưu thế trong quần hợp này là cỏ sâu róm (Setaria viridis) có độ phủ chiếm tới 85 %, hai loài có độ phủ thấp hơn là Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Đậu ba lá (Uraria lagopodiodes), một số loài khác chỉ có từ 1 - 2 cá thể. Quần hợp có thành phần loài khá đơn điệu (8 loài).
4.1.1.3. Lớp quần hệ thảm cỏ thoái hóa
Đây là lớp quần hệ gặp nhiều nơi, chúng tôi nghiên cứu trong vùng thuộc Khu bảo tồn huyện Buôn Đôn gồm có 3 quần hợp. Các thảm cỏ ở đây khá bằng phẳng với độ dốc khoảng 30, ở độ cao là 400 mét so với mực nước biển và có độ phủ chung là 80 - 95 %, độ ẩm đất rất thấp, thường xuyên bị chăn thả nên chiều cao của các thảm cỏ chỉ đạt 40 - 50 cm trở xuống, có nhiều loài trung sinh - hạn sinh và hạn sinh chiếm ưu thế ở vùng này.
Quần hợp: Cỏ chân nhện (Digitaria abludens) + Cỏ chân vịt (Dactyloctenium eagyptiacum) + Cỏ mần trầu (Eleusine indica). Quần hợp nằm ở Khu du lịch sinh thái huyện Buôn Đôn, địa hình tương đối bằng phẳng trên độ cao là 400 mét so với mực nước biển. Đất ở vùng này có độ ẩm thấp nên thảm cỏ có chiều cao đạt 50 cm và độ phủ chung là 80 %. Thảm cỏ mới được hình thành do bỏ hóa, có mức độ chăn thả ít. Những loài chiếm ưu thế trong quần hợp này là Cỏ chân nhện (Digitaria abludens), Cỏ chân vịt(Dactylocterium eagyptiacum), Cỏ mần trầu(Eleusine indica), Túc hình sợi (Digitaria quinhonensis). Một số loài có độ phủ thấp hơn như Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cỏ chỉ (Eriachne chinensis), Cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum), Ban nhật (Hypericum japonicum),…
Quần hợp: Cỏ may (Chrysopogon aciculatus) + Tràng quả lá nhỏ
(Desmodium microphyllum). Đây là quần hợp nằm trong khu vườn Điều, có cùng độ cao 400 mét so với mực nước biển, độ phủ chung là 90 %. Đất có độ ẩm thấp nhất trong vùng và cũng là thấp nhất trong các điểm nghiên cứu, lại bị chăn thả ở mức độ nặng nề vì thế nên thảm cỏ có chiều cao dưới 10 cm. Ngoài 2 loài ưu thế trên còn có các loài khác như Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ mật (Paspalum longifolium), Cỏ đắng (Paspalidium scrobiculatum). Một số loài có độ che phủ thấp hơn như Củ gấu (Cyperus rotundus), Cúc chỉ thiên (Elephanthopus scaber), Cỏ lào (Chromolaena odorata),…
Quần hợp: Cỏ tranh (Imperata cylindrica) + Cỏ may (Chrysopogon aciculatus). Thảm cỏ bằng phẳng nằm trên độ cao 400 mét so với mực nước biển. Độ ẩm đất cao hơn các thảm cỏ trong vùng một chút, thảm cỏ chăn thả ở mức vừa phải vì thế nên thảm cỏ có chiều cao 40 cm và độ phủ chung lên tới 95 %. Một số loài thường gặp ngoài 3 loài trên là Bắc ấn (Sacciolepis indica), Cỏ lông
lợn (Fimbristylis dichotoma), Cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum), Cỏ chân nhện (Digitaria abludens), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Trinh nữ (Mimosa pudica), …