4. Những điểm mới của luận án
4.5.1. Huyện M’Đrắk
Ở huyện M’Đrắk, tại vùng không chăn thả gia súc (quần hợp Chè vè
(Miscanthus floridulus) + Chít (Thysanolaena maxima) + Cỏ tranh (Imperata cylindrica), sinh khối thực vật đạt cao hơn vùng có chăn thả. Sinh khối tươi đạt cao nhất là tháng 1 (3433 g/m2) và thấp nhất là tháng 4 (1740 g/m2). Trong đó, phần sống đạt từ 75,04 - 79,7 %. Phần chết đạt từ 20,98 - 24,96 % và đạt giá trị cao nhất vào tháng 4 (tức là cuối mùa khô).
Bảng 4.14. Biến động sinh khối thực vật trong các thảm cỏ ở huyện M’Đrắk (g/m2
)
VÙNG KHÔNG CHĂN THẢ GIA SÚC
(Quần hợp Miscanthus floridulus + Thysanolaena maxima + Imperata cylindrica)
Thời điểm 17/1/2012 05/4/2012 24/7/2012 28/10/2012
Độ ẩm đất (%) 28,26 26,38 29,66 33,51
Sinh khối thực vật Gam % Gam % Gam % Gam %
Tổng sinh khối 3433,33 100 1740 100 2016,62 100 2320 100
Phần sống
Sinh khối
tươi 2706,67 78,83 1371 78,79 1513,29 75,04 1833,33 79,02 Sinh khối khô 1082,12 39,98 443,31 32,34 493,72 32,62 585,59 31,94
Phần chết
Sinh khối
tươi 726,67 21,17 369,00 21,21 503,33 24,96 486,67 20,98
VÙNG ÍT CHĂN THẢ GIA SÚC
(Quần hợp Thysanolaena maxima + Miscanthus floridulus + Ageratum conyzoides) Thời điểm 17/1/2012 05/4/2012 24/7/2012 28/10/2012
Độ ẩm đất(%) 27,58 21,48 28,66 30,45
Sinh khối thực vật Gam % Gam % Gam % Gam %
Tổng sinh khối 2173,33 100 470 100 1033,30 100 1960 100
Phần sống
Sinh khối
tươi 1693,33 77,91 295,33 62,84 669,97 64,84 1386,67 70,75 Sinh khối khô 522,12 30,83 79,77 27,01 197,69 29,51 437,95 31,58
Phần chết
Sinh khối
Ở vùng ít chăn thả gia súc (Quần hợp Chít (Thysanolaena maxima) + Chè vè (Miscanthus floridulus) + Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides)), quy luật biến động về sinh khối thực vật về cơ bản cũng giống như vùng không chăn thả. Tuy nhiên, sinh khối thực vật lại thấp hơn hẳn so với vùng không chăn thả gia súc. Sinh khối thực vật đạt cao nhất cũng là tháng 1 (2137,33 g/m2), thấp nhất cũng là tháng 4 (470 g/m2). Phần chết đạt từ 22,09 - 37,16 %, cao nhất vào tháng 4 (Bảng 4.14).
Tỷ lệ sinh khối khô của phần cỏ sống trong các thảm cỏ không chăn thả và vùng chăn thả gia súc ở huyện M’Đrắk có sự khác biệt rõ rệt. Ở vùng không chăn thả gia súc, tỷ lệ (%) sinh khối khô của phần sống của cỏ đạt giá trị cao nhất vào tháng 1 (39,98 %) và thấp nhất là tháng 10 (31,94 %). Còn ở vùng chăn thả gia súc, do có sự tác động của gia súc, nên sự biến động về chỉ tiêu này không giống với ở vùng không chăn thả. Tỷ lệ sinh khối khô của phần cỏ sống có giá trị thấp nhất là tháng 4 (27,01 %), trong khi vào các thời điểm nghiên cứu khác (tháng 1, 7 và 10) không có sự biến động lớn (29,51 - 31,58 %) (Bảng 4.14).