Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của các thảm cỏ tỉnh Đắk Lắk và xu hướng biến động của nó (Trang 47)

4. Những điểm mới của luận án

2.2. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu những đặc điểm sinh thái môi trường của từng kiểu thảm cỏ (địa hình, khí hậu, đất đai, tác động của con người,…). Sắp xếp phân loại, tìm hiểu nguồn gốc và xác định khu phân bố của các thảm cỏ.

Xác định các đặc điểm đặc trưng của từng trạng thái về: thành phần loài, dạng sống, cấu trúc hình thái, ngoại mạo, vật hậu các thảm cỏ.

Xác định năng suất và cấu trúc năng suất cỏ. Phân tích thành phần hoá học của một số loài cỏ chính.

Nghiên cứu hình thức, mức độ bị tác động và xu hướng biến động của từng kiểu thảm. Đề xuất phương hướng tác động và sử dụng tốt các thảm cỏ.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để kết quả nghiên cứu của luận án này đạt độ chính xác cao, trong điều kiện thời gian ngắn, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau.

2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu

2.3.1.1. Thu thập các số liệu thứ cấp

Thu thập các số liệu điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của 3 vùng nghiên cứu và của tỉnh Đắk Lắk từ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Đắk Lắk, Viện qui hoạch và thiết kế Nông nghiệp.

2.3.1.2. Điều tra thu thập các số liệu sơ cấp

Qua phỏng vấn nông hộ, chọn ngẫu nhiên một số gia đình, người dân đã và đang chăn nuôi, trồng trọt tại 3 vùng nghiên cứu để điều tra nguồn gốc các thảm cỏ; hiệu quả sử dụng đất trong trồng trọt, trong chăn nuôi gia súc từ đó làm cơ sở đề xuất hướng sử dụng hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các thảm cỏ ở Đắk Lắk.

2.3.2.Phương pháp điều tra ngoài thực địa

Sau khi làm việc và được sự giúp đỡ của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, chúng tôi xác định các vùng nghiên cứu, sau đó ở mỗi vùng tiến hành xác định điểm nghiên cứu cụ thể. Căn cứ vào địa hình, thực trạng của thảm cỏ đã và đang sử dụng ở các mức độ khác nhau, chúng tôi xác định điểm lập ô tiêu chuẩn. Trên 3 điểm nghiên cứu được xác định chúng tôi lập 19 tuyến điều tra (điểm 1 có 6 tuyến, điểm 2 có 10 tuyến, điểm 3 có 3 tuyến và mỗi tuyến điều tra cách nhau 100 m), trên 19 tuyến điều tra, lập 57 ô tiêu chuẩn lớn (diện tích mỗi ô là 100 m2, đặt ở các điểm đỉnh đồi, sườn đồi và chân đồi). Trong mỗi ô tiêu chuẩn lớn, lại đạt 4 ô tiêu chuẩn nhỏ (mỗi ô có diện tích là 1 m2) và chúng tôi đã lập 228 ô tiêu chuẩn nhỏ trong một đợt để nghiên cứu về năng suất, cấu trúc năng suất, cấu trúc hình thái. Riêng phần tính chất lý, hóa học của đất chúng tôi chỉ nghiên cứu trong một đợt, còn đối với độ ẩm của đất thì nghiên cứu trong cả 4 đợt theo mùa.

2.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu ô tiêu chuẩn (OTC)

Để nghiên cứu thành phần loài và thành phần dạng sống, thực hiện tuyến điều tra, trên tuyến điều tra lập ô tiêu chuẩn (diện tích mỗi ô là 100 m2

). Các ô tiêu chuẩn được bố trí theo các địa hình khác nhau: chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi. Trong mỗi ô, tiến hành thống kê về thành phần loài, độ nhiều, độ phủ chung, độ phủ cây gỗ cây bụi, dạng sống,... Phần dạng sống, mẫu được mô tả đầy đủ về hình thái và dạng sống từng loài tại nơi nghiên cứu, loài chưa biết tên lấy từ 1- 3 mẫu vật. Đếm số cây gỗ và cây bụi trong ô, xác định chiều cao và độ phủ của từng cây gỗ [15].

2.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu về cấu trúc

Nghiên cứu cấu trúc hình thái được tiến hành bằng cách lập các ô tiêu chuẩn nhỏ, những ô tiêu chuẩn nhỏ này được đặt trong các ô tiêu chuẩn lớn (100 m2

góc, diện tích ô là 1m2 (1 m x 1 m) nếu là thảm cỏ thuần nhất và 4 m2 (2 m x 2 m) cho các vùng phức tạp hoặc có nhiều cây bụi. Các ô tiêu chuẩn được mô tả theo phương pháp thường dùng trong sinh thái học. Cây gỗ và cây bụi tính % độ phủ trong OTC lớn.

Xác định độ nhiều các loài thực vật thân thảo sử dụng thang phân loại của Drude (Soc: tạo thành nền, độ phủ trên 90 % ; Cop3: Rất nhiều từ 90 - 70 %; Cop2: Nhiều 70 - 50 %; Cop1: Khá nhiều 50 - 30 %; Sp: Ít 30 - 10 %; Sol: Rất ít < 10 %; Un: Chỉ có 1 cá thể trong ô nghiên cứu) đểnghiên cứu 9 quần hợp đại diện cho các loại hình thảm cỏ ở tỉnh Đắk Lắk, với mục đích làm sáng tỏ tổ hợp thành phần loài, độ nhiều, trạng thái mọc, độ phủ, độ gặp và sự phân bố của chúng [15].

Nghiên cứu về sự biến động loài và cá thể trong quần xã, quần thể ngoài việc tiến hành nghiên cứu trên diện rộng ở các mùa khác nhau, chúng tôi còn lập một số ô tiêu chuẩn cố định ở các điểm nghiên cứu, trong các ô này ngoài những chỉ tiêu chung về cấu trúc hình thái, còn tiến hành đếm số lượng loài, số chồi của từng loài trong ô và qua các mùa [15].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những đặc điểm cơ bản của các thảm cỏ tỉnh Đắk Lắk và xu hướng biến động của nó (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)