4. Những điểm mới của luận án
4.5.3. Khu bảo tồn Buôn Đôn
Tại vùng bãi bồi ven sông: Sinh khối thực vật đạt thấp nhất là tháng 1 - giai đoạn đầu mùa khô (500 g/m2), sau đó tăng dần và đạt cao nhất vào tháng 10 - giai đoạn cuối mùa mưa (2200 g/m2). Tỷ lệ sinh khối (%) trong phần chết đạt cao nhất vào tháng 1 (40 %) và giảm dần trong các thời điểm tiếp theo, thấp nhất là vào tháng 10 (21,43 %) (Bảng 4.16).
Bảng 4.16. Biến động sinh khối thực vật trong các thảm cỏ ở huyện Buôn Đôn (g/m2)
VÙNG BÃI BỒI VEN SÔNG
(Quần hợp Digitaria abludens + Dactylocterium eagyptiacum + Eleusine indica)
Thời điểm 17/1/2012 05/4/2012 24/7/2012 28/10/2012
Độ ẩm đất (%) 9,21 8,80 12,58 16,17
Sinh khối thực vật Gam % Gam % Gam % Gam %
Tổng sinh khối 1400 100 500 100 560 100 2200 100 Phần sống Sinh khối tươi 1100 78,57 300,00 60,00 420,00 75,00 1.720 78,18 Sinh khối khô 293,18 26,65 85,13 28,38 106,47 25,35 485,81 28,24 Phần
chết Sinh khối tươi 300,00 21,43 200,00 40,00 140,00 25,00 480,00 21,82
VÙNG VEN HỒ (KHU VƢỜN ĐIỀU)
(Quần hợp Chrysopogon aciculatus + Desmodium microphyllum)
Thời điểm 17/1/2012 05/4/2012 24/7/2012 28/10/2012
Độ ẩm đất(%) 8,25 10,60 14,24 12,11
Sinh khối thực vật Gam % Gam % Gam % Gam %
Tổng sinh khối 580 100 360 100 600 100 660 100 Phần sống Sinh khối tươi 220,00 37,93 140,00 38,89 200,00 33,33 220,00 33,33 Sinh khối khô 54,14 24,61 40,52 28,94 55,55 27,78 57,62 26,19 Phần
chết Sinh khối tươi 360,00 62,07 220,00 61,11 400,00 66,67 440,00 66,67
VÙNG DU LỊCH SINH THÁI
(Quần hợp Imperata cylindrica + Chrysopogon aciculatus)
Thời điểm 17/1/2012 05/4/2012 24/7/2012 28/10/2012
Độ ẩm đất(%) 8,58 10,02 10,56 13,38
Sinh khối thực vật Gam % Gam % Gam % Gam %
Tổng sinh khối 860 100 400 100 680 100 950 100 Phần sống Sinh khối tươi 640,00 74,42 210,00 52,50 360,00 52,94 580,00 61,05 Sinh khối khô 178,26 27,85 61,28 29,18 104,5 29,03 126,52 21,81 Phần
Ở vùng ven hồ (khu vườn Điều): Sinh khối thực vật đạt thấp nhất so với 3 điểm nghiên cứu và tháng 1 sinh khối thực vật cũng đạt thấp nhất (360 g/m2
), sau đó tăng dần và cao nhất cũng là tháng 10 (660 g/m2). Tỷ lệ (%) sinh khối phần chết tại điểm này đạt tỷ lệ rất cao và ít biến đổi trong năm (61,11 - 66,67 %). Tỷ lệ vật chất khô trong phần sống ít thay đổi trong năm: Cao nhất là tháng 4 (28,94 %) và thấp nhất là tháng 1 (24,61 %) (Bảng 4.16).
Ở vùng du lịch sinh thái: Sinh khối thực vật trong các thảm cỏ thấp nhất vẫn là tháng 4 (400 g/m2) sau đó tăng dần theo thời gian và đạt giá trị cao nhất là tháng 10 (950 g/m2). Tỷ lệ sinh khối của phần chết (%) cao nhất là tháng 4 (47,5 %), thấp nhất là tháng 7 (25,58 %). Tỷ lệ vật chất khô trong phần sống cũng cao nhất tháng 1 (29,18 %) rồi giảm dần theo các thời điểm thu mẫu và thấp nhất là tháng 10 (21,81 %) (Bảng 4.16).
Trong các vùng nghiên cứu ở Khu bảo tồn Buôn Đôn, thì thảm cỏ ở vùng ven hồ (khu vườn Điều), là nơi có cường độ chăn thả gia súc khá nặng nề, nên sinh khối thực vật đạt giá trị thấp nhất, tỷ lệ phần chết cũng đạt cao nhất và ít thay đổi trong năm.
Tuy nhiên, tỷ lệ vật chất khô của cả 3 điểm lại tương đương nhau, quy luật chung là giảm dần từ mùa khô sang mùa mưa (Bảng 4.16).
Nhận xét
Sinh khối thực vật trong các thảm cỏ ở Đắk Lắk phụ thuộc rất lớn vào độ ẩm của đất. Ở những nơi mới bỏ hoá, đất còn tốt, độ ẩm đất còn cao thì sinh khối thực vật trong thảm cỏ khá cao:
Ở huyện M’Đrắk, với độ ẩm đất trung bình khoảng 30 %, (vào tháng 1, ở vùng không chăn thả gia súc có thể đạt tới 3.433 g/m2
sinh khối tươi, ở vùng ít chăn thả đạt 2173 g/m2
).
Ở vùng Ea Sô, độ ẩm của đất thấp hơn (trung bình khoảng 12 %), nên sinh khối thực vật cũng đạt mức thấp hơn (giá trị cao nhất 1350 g/m2
).
Ở huyện Buôn Đôn, độ ẩm của đất rất thấp (chỉ vào khoảng trên dưới 10%), nếu thảm cỏ ở đây thường xuyên bị chăn thả gia súc, với cường độ cao, thì sinh khối thực vật rất thấp (có nơi chỉ đạt 360 g/m2
- 660 g/m2. Trong đó, sinh khối tươi của phần sống chỉ đạt từ 140 g/m2
- 220 g/m2).
So sánh biến động khối lượng thực vật giữa 3 vùng ta thấy M’Đrắk khối lượng thực vật cao nhất là tháng 1, thấp nhất là tháng 4 vì mùa khô ở đây bắt đầu từ tháng 1. Còn Ea Sô và Buôn Đôn mùa khô lại bắt đầu vào cuối tháng 11 nên sinh khối cao nhất là vào tháng 10, tháng 1 đã giảm và thấp nhất cũng là tháng 4.
Nếu so sánh với kết quả nghiên cứu của Hoàng Chung (2004) [13] về giá trị chăn nuôi của các thảm cỏ vùng núi Bắc Việt Nam, thì thảm cỏ Đắk Lắk có sinh khối thực vật thấp hơn. Trong các thảm cỏ ở miền núi phía bắc Việt Nam, sinh khối tươi của các thảm cỏ có nơi đạt đến 6500 g/m2 và sinh khối khô đạt tới 1586 g/m2. Các chỉ tiêu này cao gấp 2 lần các thảm cỏ trong huyện M’Đrắk và gấp 4 lần khu bảo tồn Ea Sô. Nguyên nhân chủ yếu của sự khác biệt này, có thể do độ ẩm đất vùng núi Bắc Việt Nam cao hơn (Chẳng hạn, tại Thôm Luông - Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, độ ẩm của đất từ tháng 2 đến tháng 11 đạt trung bình 30,4 - 37,5 %).
Tóm lại
Ở Đắk Lắk, mặc dù có lượng mưa trong năm khá cao (trên 1.500 mm), nhưng mưa lại phân bố không đều trong năm, cường độ bốc hơi vật lý mạnh, nên đất trong các thảm cỏ có độ ẩm rất thấp. Vì vậy, sinh khối thực vật trong các thảm cỏ không cao và có sự biến động theo mùa rõ rệt. Ngoài ra, sinh khối thực vật trong các thảm cỏ còn phụ thuộc rất lớn vào phương thức và cường độ tác động của con người. Giá trị trung bình về sinh khối tươi của thực vật trong các thảm cỏ chỉ đạt 360 - 3433 g/m2
.
Mặc dù Đắk Lắk có mùa khô khá dài (3 - 5 tháng/năm), lượng mưa thời kỳ này rất thấp, nhưng đất vẫn giữ cho độ ẩm không xuống quá thấp. Vì thế trong năm, thảm cỏ Đắk Lắk không có thời kỳ ngừng sinh trưởng hoàn toàn. Tuỳ theo từng vùng, mà tỷ lệ phần sống (%) vào tháng 4 (cuối mùa khô) vẫn đạt từ 28 - 79 % tổng sinh khối thực vật.
Để nâng cao sinh khối và năng suất thực vật trong các thảm cỏ ở tỉnh Đắk Lắk, việc nâng cao độ ẩm và cải thiện khả năng giữ ẩm của đất phải được đặt lên hàng đầu, mà trước hết là hạn chế hay ngừng chăn thả gia súc, đặc biệt chấm dứt hiện tương đốt hàng năm.