0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Ea Kar

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC THẢM CỎ TỈNH ĐẮK LẮK VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ (Trang 64 -64 )

4. Những điểm mới của luận án

3.3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Ea Kar

3.3.2.1.Điều kiện tự nhiên

Huyện Ea Kar nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Đắk Lắk, với diện tích tự nhiên 1.037,47 km2

Ea Kar có địa hình thấp dần từ Bắc vào Nam và có dạng lòng chảo, phía Bắc và phía Nam cao, vùng trung tâm là đồng bằng thấp trũng. Địa hình chia ra làm 3 dạng chính. Địa hình núi cao: Tập trung ở phía Đông Nam và Tây Bắc huyện, với các đỉnh nhọn, sườn dốc, bị chia cắt mạnh, độ dốc từ 15o

đến > 35o. Hầu hết dạng địa hình này thuộc đất rừng tự nhiên của khu bảo tồn thiên nhiên xã Ea Sô. Địa hình vùng đồi lượn sóng: độ dốc chung 3 - 15o, độ cao trung bình từ 400 - 600 mét so với mực nước biển. Đặc biệt, vùng đồi gò ở Ea Kar có địa hình khá bằng phẳng, khá thuận lợi cho việc cơ giới hóa nông nghiệp. Địa hình đồng bằng và thung lũng: phân bố ở trung tâm huyện như: Ea Sô và Cư Ea Lang, với độ cao trung bình 400 - 420 mét. Đây là vùng của những cánh đồng hẹp dọc theo các sông suối và các thung lũng, hình thành do sự bồi lắng phù sa hoặc tích đọng sản phẩm dốc tụ trực tiếp từ trên các sườn đồi núi đưa xuống [8], [44]. Hướng gió thịnh hành của vùng này là gió Đông và gió Tây, tốc độ gió khá mạnh vì thế ảnh hưởng đến lượng mưa của Ea Kar.

Nhìn chung khí hậu của Ea Kar vừa mang sắc thái khí hậu cao nguyên mát mẻ, vừa mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc trưng sau:

- Nhiệt độ trung bình năm ở các khu vực có độ cao dưới 500 mét so với mực nước biển từ 23 - 24 oC, các khu vực có độ cao > 500 mét từ 20 - 22 o

C. Tháng lạnh nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình 19,1 oC, tháng nóng nhất là tháng 4 và 5 nhiệt độ trung bình từ 24,5 - 24,8 oC. Biên độ nhiệt độ ngày tại Ea Kar phổ biến rất cao từ 10 - 15 oC, thời gian cuối mùa khô sang đầu mùa mưa có nơi, có ngày biên độ đạt tới 17 - 18 o

C. Không có ngưỡng nhiệt hại trong năm.

- Lượng mưa tương đối thấp và lại phân bố khá cực đoan, trong mùa mưa cây trồng đủ ẩm để sinh trưởng và phát triển, trái lại mùa khô hạn hán kéo dài hơn 5 tháng, độ ẩm thấp, trong đó có 4 tháng thuộc loại khô kiệt, bốc thoát hơi lớn (Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, với lượng mưa chiếm 90 % lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 10 % tổng lượng mưa cả năm). Hình 3.5

TRẠM KHÍ TƢỢNG BUÔN HỒ - EA SÔ

Độ cao: 707,169 m Nhiệt tối thấp trung bình dưới 150

C: không có Nhiệt tối thấp tuyệt đối dưới 50

C: không có

Hình 3.5. Biểu đồ sinh khí hậu Ea Sô - Số liệu từ 2009 - 2013

Nhiệt độ trung bình năm: 22,440

C Tổng lượng mưa (mm): 1496,3 mm Nhiệt tối thấp trung bình tháng: 16,50

C Nhiệt tối thấp tuyệt đối: 10,70

C (tháng 1) Nhiệt tối cao tuyệt đối: 35,80

C (tháng 4) 0 - Thời kỳ thừa ẩm

n - Thời kỳ ẩm

m - Thời kỳ khô đối với chu kỳ sinh trưởng của thực vật. Tổng lượng bốc hơi: 757,3 mm

Biến động nhiệt

Buôn Hồ 707,169 22,44 1496,3 (5)

Độ ẩm: Độ ẩm trung bình tháng trong mùa khô < 80 %, còn trong mùa mưa > 85 %.

Bốc hơi: lượng bốc hơi trung bình năm từ 757 mm. Trong mùa khô, nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp kết hợp với gió mạnh, nên lượng bốc hơi rất lớn, nhất là tháng 3 và 4 có năm lên tới 110 - 120 mm/tháng [8].

Nắng: Vào mùa khô, mỗi ngày có 6 - 10 giờ nắng (ngày có thời gian chiếu sáng dài nhất là 12 giờ). Vào mùa mưa, mỗi ngày trung bình có 5 - 6 giờ nắng.

Tài nguyên đất huyện Ea Kar khá đa dạng, phong phú bởi sự có mặt của 16 loại thuộc 6 nhóm đất (nhóm đất đỏ vàng, đất xám bạc màu chiếm 81,3 % diện tích tự nhiên) [65].

Thảm thực vật ở đây gồm có 4 kiểu chính đó là: Rừng kín lá rộng thường xanh nhiệt đới; rừng kín lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới; rừng thưa cây lá rộng nhiệt đới (rừng khộp); thảm cỏ và thảm cỏ có cây gỗ, cây bụi diện tích rất rộng.

Huyện Ea Kar có khu hệ thực vật rất phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể đặc trưng cho rừng nhiệt đới, bao gồm: 139 họ với 709 loài, trong đó ngành Thông đất có 2 họ với 4 loài, ngành Dương xỉ có 12 họ với 23 loài, ngành Thông có 1 họ với 2 loài và ngành Ngọc lan có 124 họ với 680 loài [35].

3.3.2.2. Ðiều kiện kinh tế - xã hội

Kinh tế của huyện thời gian qua đã từng bước ổn định và phát triển, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cả thời kỳ 2006 - 2010 đạt 17,2 %.

Dân số toàn huyện năm 2011 là 144.878 người, mật độ bình quân 139,65 người/km2. Dân cư của huyện phân bố không đều, phần lớn tập trung ở các khu vực thị trấn và các điểm trung tâm xã, còn lại sống rải rác trên khắp các vùng đồi núi. Ngành nghề chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi, trồng lúa, hoa màu trên đất đồi thuần thục hoặc nương rẫy [8].

Ghi chú: Điểm nghiên cứu Vườn Quốc gia Ea Sô (huyện Ea Kar)

Hình 3.6. Bản đồ hiện trạng rừng huyện Ea Kar

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC THẢM CỎ TỈNH ĐẮK LẮK VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ (Trang 64 -64 )

×