0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

Cấu trúc hình thái của các thảm cỏ ở xã EaTrang, huyện M’Đrắk

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC THẢM CỎ TỈNH ĐẮK LẮK VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ (Trang 86 -86 )

4. Những điểm mới của luận án

4.3.1. Cấu trúc hình thái của các thảm cỏ ở xã EaTrang, huyện M’Đrắk

Các thảm cỏ ở xã Ea Trang, huyện M’Đrắk gồm 2 quần hợp được chúng tôi nghiên cứu chi tiết.

* Quần hợp Chè vè (Miscanthus floridulus) + Chít (Thysanolaena maxima) + Cỏ tranh (Imperata cylindrica)

Quần hợp này trên độ cao 500 mét so với mực nước biển, địa hình dốc 250, độ che phủ chung là 100 % và độ ẩm đất trung bình đạt 35,99 %. Thảm cỏ này không được sử dụng để chăn thả gia súc. Chiều cao tối đa thảm cỏ là 183 cm, chia 3 tầng: Tầng 1 có chiều cao từ 150 - 183 cm và đây là tầng ưu thế sinh thái, các loài chiếm ưu thế của tầng này gồm Lau (Saccharum arundinaceum), Chè vè

(Miscanthus floridulus), Chít (Thysanolaena maxima); Tầng 2 có độ cao từ 90 - 150 cm, thường gặp ở tầng này là các loài Cỏ lào (Chromolaena odorata),

Mua bà (Medinilla assamica), Cỏ tranh (Imperata cylindrica); tầng 3 với các loài cao từ 80 cm trở xuống gồm có Cỏ đĩ (Sigesberkia orientalis), Hoàng lực

(Zanthoxylum nitidum), Đơn nem (Maesa perlarius), Dương xỉ (Driopteris parascitica), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides) và các loài còn lại. Kết quả chi tiết về độ nhiều, độ che phủ, chiều cao và vật hậu của từng loài được trình bày trong bảng 4.4.

Bảng 4.4. Đặc điểm quần hợp Chè vè (Miscanthus floridulus) + Chít

(Thysanolaena maxima) + Cỏ tranh (Imperata cylindrica)

TT Tên loài thực vật Độ nhiều Độ phủ (%) Chiều cao TB (cm) Hậu vật

Tên Khoa học Tên

Việt Nam

1 Saccharum arundinaceum Retz. Lau Un 1,0 190 Có hoa

2 Miscanthus floridulus (Labill.) Kunth. Chè vè Cop1 40,3 183,3 Có hoa 3 Thysanolaena maxima (Roxb.)

O.Krze Chít Sp 25,6 156,6 Có hoa

4 Chromolaena odorata. (L.) R.King&

H.Robins Cỏ lào Sol 3,7 116,6 Có hoa

5 Medinilla assamica (C. B. Clarke) C. Chen Mua bà Sol 9,0 100 Có hoa 6 Imperata cylindrica (L.) P. Beauv. Cỏ tranh Sp 13,3 93,3 -

7 Sigesbeckia orientalis L. Cỏ đĩ Sol 3,3 80 Có hoa

8 Zanthoxylum nitidum (Lamk.) DC. Hoàng lực Un 1,0 70 -

9 Carex filicina L. Kiết ráng Un 1,0 60 Có hoa

10 Hedyotis tetrangularis (Korth) Walp An điền

bốn cạnh Sol 3,0 60 Có hoa 11 Mariscus umbellatus (L.) O.Ktze. Lác đuôi

chồn Un 1,5 55 Có hoa

12 Maesa perlarius (Lour.) Merr. Đơn nem Sol 3,0 50 -

13 Rubus alcaefolius Poir. Mâm xôi Sol 3,0 50 Có quả

14 Driopteris parascitica L. Dương xỉ Sol 3,0 48,3 -

15 Blechnum orientale L. Ráng

dừa Sol 1,6 45 -

16 Mimosa pudica L. Trinh nữ Sol 2,0 40 -

17 Lindernia crustacea L. Mẫn thảo Un 1,0 30 Có hoa

18 Ageratum conyzoides L. Cỏ cứt lợn Un 1,0 15 Có hoa

Các loài trong quần hợp tham gia ở các mức độ từ Un, Sol, Sp và Cop1. Chiếm ưu thế trong quần hợp này là Chè vè (Miscanthus floridulus) với độ che phủ 40,3 %, độ nhiều Cop1. Hai loài có độ nhiều Sp là Chít (Thysanolaena maxima) với độ che phủ 25,6 % và Cỏ tranh (Imperata cylindrica) với độ che phủ 13,3 %; Chín loài có độ che phủ dưới 10 % (Sol) và 5 loài thuộc loài đơn độc (Un).

Trong ô tiêu chuẩn các loài cây gỗ có Dẻ (Lithocarpus fordiana), với độ che phủ 8 % và Hu đay (Trema orientalis) với độ che phủ 7 %, có chiều cao trên 8 mét.

* Quần hợp Chít (Thysanolaena maxima) + Chè vè (Miscanthus floridulus) Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides)

Quần hợp ở độ cao 500 mét so với mực nước biển, địa hình dốc 200, quần hợp có độ phủ chung là 85 % và độ ẩm đất trung bình đạt 32,80 %. Chiều cao tối đa của thảm cỏ là 125 cm và có mức độ chăn thả nhẹ. Quần hợp này có cấu trúc hình thái chia làm 3 tầng: Tầng 1 có chiều cao từ 100 - 125 cm với các loài thường gặp như Chít (Miscanthus floridulus), Chè vè (Thysanolaena maxima); Tầng 2 gồm những loài có chiều cao từ 60 - 90 cm như Cỏ lào (Chromolaena odorata), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Mua bà (Medinilla assamica), Đơn nem (Maesa perlarius),

Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides)...; tầng thứ 3 có chiều cao từ 50 cm trở xuống gồm các loài chủ yếu như Bòng bong lá nhỏ (Lygodium microphyllum), Cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum), Cỏ lá tre (Acroceras munroanum), Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria) và một số loài còn lại cùng các loài tầng trên đã bị gia súc ăn. Kết quả được mô tả chi tiết tại bảng 4.5.

Bảng 4.5. Đặc điểm quần hợp Chít (Thysanolaena maxima) + Chè vè

(Miscanthus floridulus) và Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides)

TT Tên loài thực vật Độ nhiều Độ phủ (%) Chiều cao TB (cm) Hậu vật Tên Khoa học Tên Việt

Nam

1 Miscanthus floridulus (Labill) Kunth. Chè vè Sp 10,0 125 Chồi hoa

2 Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze Chít Sp 17,0 116,6 Có hoa

3 Chromolaena odorata. (L.) R.

King & H. Robins Cỏ lào Un 1,0 90 Có hoa

4 Imperata cylindrica (L.) P. Beauv. Cỏ tranh Sol 5,0 80 -

5 Medinilla assamica (C. B. Clarke) C.

Chen Mua bà Sol 6,0 70 Có hoa

6 Maesa perlarius (Lour.) Merr. Đơn nem Un 0,7 60 -

7 Ageratum conyzoides L. Cỏ cứt lợn Cop1 35,0 60 Có hoa

8 Centotheca latifolia (Osbeck.)

Trin Cỏ lá tre to Un 0,7 60 Có hoa

9 Solanum incanum L. Cà gai Un 0,7 60 Có quả

10 Lygodium microphyllum (Cav.) R. Br. Bòng bong

lá nhỏ Un 1,0 50 -

11 Paspalum scrobiculatum L. Cỏ đắng Sol 2,6 47 Có hoa

12 Ixora coccinea L. Đơn đỏ Un 1,0 40 -

13 Lindernia crustacea (L.) F. Muell. Mẫn thảo Sol 2,0 40 Có hoa 14 Acroceras munroanum (Bal.) Henry. Cỏ lá tre Sol 2,7 40 Có hoa

15 Driopteris paracitica L. Dương xỉ Sol 2,6 36,6 -

16 Hedyotis tetrangularis (Korth) Wal. An điền bốn

cạnh Sol 1,3 35 Có hoa

17 Phyllanthus urinaria L. Chó đẻ răng

cưa Un 1,0 32,5 Có hoa

Mức độ tham gia của các loài trong quần hợp từ cấp độ Un, Sol, Sp đến Cop1. Loài chiếm khá nhiều trong quần hợp là Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides) với độ che phủ 35 %, độ nhiều ở mức Cop1. Hai loài có độ phủ từ 10 - 17 % (Sp) là Chè vè (Miscanthus floridulus) và Chít (Thysanolaena maxima), 7 loài có độ phủ rất thấp, dưới 10 % (Sol) và 7 loài thuộc loài đơn độc (Un).

Trong ô tiêu chuẩn có loài cây Mỡ (Manglietia conifera) với độ che phủ là 23 % và Dẻ (Lithocarpus fordianus) có độ che phủ 5 %.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC THẢM CỎ TỈNH ĐẮK LẮK VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ (Trang 86 -86 )

×