4. Những điểm mới của luận án
2.3.3. Phương pháp phân tích mẫu
2.3.3.1. Đối với mẫu thực vật
Để định tên khoa học các mẫu thực vật, chúng tôi đã sử dụng các khoá phân loại hiện hành của các tác giả như: Phạm Hoàng Hộ (1993) [28]; Nguyễn Tiến Bân (2003, 2005) [3]; Maurie Schmid (1958) [86]; Cảnh Dĩ Lễ (1959) [32] và một số tài liệu liên quan đến phân loại thực vật. Một số mẫu được các chuyên gia thực vật của Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật phân loại.
Để xác định dạng sống chúng tôi sử dụng bảng phân loại dạng sống thực vật trong đồng cỏ của Hoàng Chung (1980). Sau khi đã định tên và phân loại dạng sống, tiến hành lập bảng danh lục. Thứ tự các loài được xếp theo ngành, lớp theo hệ thống Takhtajan, họ và chi theo a,b,c theo tên Latin [10].
2.3.3.2. Đối với mẫu đất
Xác định độ ẩm: Theo phương pháp sấy khô tuyệt đối trong tủ sấy ở 105 ºC trong 12 h lặp lại 3 lần, sau đó cân trọng lượng đất khô tuyệt đối rồi so sánh với khối lượng ban đầu.
Xác định hàm lượng mùn (%) theo phương pháp Chiurin. Xác định độ pHKCL bằng pH mét.
Xác định hàm lượng đạm tổng số (%) theo phương pháp Kjeldahl.
Xác định hàm lượng lân dễ tiêu (P2O5) theo phương pháp so màu quang điện. Xác định hàm lượng kali dễ tiêu (K2O) theo phương pháp quang kế ngọn lửa [2, 5].
Phân tích các chỉ tiêu lí, hoá học của đất được thực hiện tại phòng Hoá phân tích, Viện Hoá học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Thổ nhưỡng Nông Hoá, Trung tâm nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường Tây Nguyên.
2.3.3.3. Đối với mẫu cỏ
Hàm lượng nước và vật chất khô trong cỏ được xác định bởi sự chệnh lệch về khối lượng mẫu thực vật trước và sau khi sấy ở 105 ºC trong 12 h lặp lại 3 lần sau đó cân và tính ra khối lượng.
Định lượng hàm lượng đường bằng phương pháp Bectorang. Xác định hàm lượng lipíttheo phương pháp cất Soclech. Xác định hàm lượng glixít bằng phương pháp Bectorang.
Xác định hàm lượng protein được thực hiện theo phương pháp Kjeldahl. Xác định chất xơ theo phương pháp Hennerberg - Stohmann.
* Phân tích các chỉ tiêu hoá học của một số loài cỏ ưu thế tại các điểm nghiên cứu được thực hiện theo các phương pháp hiện hành của hoá thực vật [76], tại Phòng Hoá phân tích, Viện Hoá học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; phòng thí nghiệm khoa Sinh - Kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
2.3.3.4. Phương pháp phân loại các thảm cỏ
Chúng tôi phân loại các thảm cỏ theo trường phái Mockba, thứ tự như sau: Quần hợp -> (nhóm quần hợp) -> quần hệ -> (nhóm quần hệ) -> lớp quần hệ -> kiểu thảm.
Quần hợp bao gồm các thực vật quần có loài ưu thế, ưu thế phụ như nhau, có cấu trúc giống nhau và có điều kiện sống tương tự như nhau.
Nhóm quần hợp bao gồm các quần hợp có sự khác nhau về thành phần loài của một tầng nào đó, có chung loài lập quần.
Quần hệ bao gồm các nhóm quần hợp cùng chung loài lập quần.
Lớp quần hệ bao gồm các quần hệ có những loài lập quần thuộc vào những kiểu dạng sống rất gần nhau. Thí dụ: Lớp quần hệ đồng cỏ, lớp quần hệ đồng cỏ á thảo nguyên, lớp quần hệ đồng cỏ ẩm sinh, lớp quần hệ đồng cỏ đầm lầy,…(Sennhicốp, 1938), (dẫn theo Hoàng Chung (2004) [13]).
Kiểu thực bì (Sennhicốp, 1964), bao gồm các quần hệ, quần hợp trong đó tầng thống trị được tạo thành từ một kiểu dạng sống sinh vật như kiểu thảm cây gỗ, thảm cây bụi, thảm cỏ (dẫn theo Hoàng Chung (2004) [13]).
2.3.3.5. Phương pháp xử lí kết quả và tính toán số liệu
Mỗi thí nghiệm được nhắc lại 3 lần. Sử dụng toán thống kê để xác định trị số thống kê như trung bình mẫu (x), phương sai (2), độ lệch chuẩn (), và sai số trung bình mẫu (Sx), với n ≤ 30, α = 0,05. Các số liệu được xử lý trên máy vi tính bằng chương trình Excel 2003.
Chƣơng 3
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Yếu tố địa lý
Đắk Lắk là tỉnh nằm ở Trung tâm cao nguyên Trung bộ. Diện tích tự nhiên là: 13.125 km2, gồm 15 đơn vị hành chính: Thành phố Buôn Ma Thuột, Thị xã Buôn Hồ và các huyện: Ea H’Leo, Ea Súp, Krông Năng, Krông Búk, Buôn Đôn, Cư M’Gar, Ea Kar, M’Đrắk, Krông Pách, Krông Ana, Krông Bông, Lắk, Cư Kuin.
Đắk Lắk nằm trong toạ độ địa lý: từ 12o10’00” đến 13o24’59” vĩ độ Bắc; từ 107o20’03” đến 108o59’43” kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai; phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông; phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà; phía Tây giáp Vương quốc Campuchia (đường biên giới dài 73 km) [26].
3.1.2. Yếu tố địa hình
Địa hình Đắk Lắk có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, địa hình khá đa dạng, được phân thành 4 dạng chính:
Địa hình vùng núi:
Vùng núi cao: Nằm phía Đông Nam của tỉnh với diện tích xấp xỉ bằng 1/4 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, vùng có nhiều dãy núi cao trên 1500 mét, cao nhất là đỉnh Chư Yang Sin 2445 mét, so với mực nước biển.
Vùng núi thấp, trung bình: Nằm ở phía Tây Bắc và Đông Bắc của tỉnh, ngăn cách thung lũng sông Ba (Gia Lai) và cao nguyên Buôn Ma Thuột, độ cao trung bình từ 600 - 700 mét.
Địa hình cao nguyên: Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, toàn tỉnh có 2 cao nguyên lớn đó là: cao nguyên Buôn Ma Thuột và cao nguyên M’Đrắk.
Địa hình bán bình nguyên Ea Súp: là một vùng đất rộng lớn nằm về phía Tây và Tây Bắc tỉnh. Bề mặt địa hình khá bằng phẳng, với độ cao trung bình từ 200 - 300 mét, độ dốc từ 0 - 80.
Địa hình vùng bằng trũng Krông Pách - Lắk: Nằm ở phía Đông Nam của tỉnh, giữa cao nguyên Buôn Ma Thuột và dãy núi Chư Yang Sin, có độ cao trung bình từ 400 - 500 mét [58].
Tóm lại: Địa hình Đắk Lắk khá phức tạp, có cả núi cao, vùng đồi, xen lẫn các thung lũng và được phân chia thành những tiểu vùng tương đối khác biệt, với những đặc trưng riêng. Sự đa dạng của các kiểu địa hình ở Đắk Lắk là điều kiện để phát triển các mô hình sản xuất nông, lâm nghiệp và quy hoạch các thảm cỏ tự nhiên, thảm cỏ trồng. Tuy nhiên, địa hình ở một số huyện (Lắk, M’Đrắk và Krông Bông) có độ cao tương đối và độ dốc lớn cũng phần nào gây khó khăn trong sản xuất, chăn nuôi.
3.1.3. Yếu tố khí hậu
Tỉnh Đắk Lắk vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu và chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường sơn, với nhiệt độ trung bình không cao. Mùa hè mưa nhiều, ít nắng do chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, còn mùa đông thì ít mưa. Nhìn chung, khí hậu Đắk Lắk chia làm 2 mùa khá rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 - 5 đến tháng 11, lượng mưa chiếm 80 - 90 %/năm kèm theo gió Tây Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, 8, 9. Tuy nhiên, vào tháng 8 thường xảy ra tiểu hạn. Riêng vùng phía Đông do chịu ảnh hưởng của Đông Trường Sơn nên mùa mưa kéo dài đến đầu tháng 12. Mùa khô từ tháng 12 (năm trước) tới tháng 4 (năm sau) lượng mưa xấp xỉ 10 % lượng mưa cả năm. Tháng 1 và tháng 2 hầu như không có mưa. Vào mùa khô, độ ẩm không khí rất thấp.
* Các đặc trưng khí hậu
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình ở những nơi có độ cao 500 - 800 mét từ 22 - 23 oC. Nhiệt độ trung bình ở những vùng thấp là 23,7 oC - 24 oC. Tổng nhiệt độ năm cũng giảm dần theo độ cao (ở độ cao < 800 mét tổng nhiệt độ năm đạt 8000 - 9500 oC, còn ở độ cao > 800 mét có tổng nhiệt độ năm 7500 -8000 oC).
Lượng mưa trung bình của Đắk Lắk đạt từ 1600 - 2000 mm. Lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa (tháng 6 đến tháng 11) chiếm 84 % lượng mưa năm, còn vào mùa khô (tháng 12 đến tháng 4) lượng mưa chỉ chiếm 16 % lượng mưa năm. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 7, 8, 9. Trong mùa mưa, vào tháng 8 thường xảy ra tiểu hạn từ 15 - 20 ngày, nên cũng gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 300.00 350.00 400.00 450.00
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
N h iệt đ ô , Đ ộ ẩm kh ô n g kh í ( o C , % ) S ố giờ n ắng (g iờ) , Lượn g mưa (mm ) Tháng
Giờ nắng Lượng mưa Nhiệt độ Độ ẩm
Hình 3.1. Biến động các yếu tố khí hậu trung bình tỉnh Đắk Lắk từ 2006 - 2011
(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Đắk Lắk, năm 2011)
Tóm lại:
Khí hậu Đắk Lắk vừa mang nét chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao nguyên nên phù hợp với sự phát triển của nhiều loại cây trồng và các loài thực vật. Tuy nhiên, do chế độ thời tiết có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa có lượng mưa lớn tập trung nên gây lũ lụt một số vùng và mùa khô lại thiếu nước nên cũng ít nhiều ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của các loại cây trồng và sự sinh trưởng, phát triển của các thảm thực vật.
3.1.4. Yếu tố thuỷ văn
Đắk Lắk có nhiều kiểu địa hình khác nhau đã tạo nên sự đa dạng về sông suối (mật độ sông suối bình quân khoảng 0,8 km/km2). Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh thuộc 2 lưu vực chính: sông Srêpôk và sông Ba.
Vào mùa lũ, lượng nước chiếm từ 70 - 80 % lượng nước cả năm. Lượng nước tháng lớn nhất chiếm từ 20 - 29 % lượng nước cả năm. Lượng nước tháng kiệt nhất chỉ chiếm từ 2 - 2,5 % lượng nước cả năm. Đặc biệt, vùng phía tả sông Srêpôk và Ea Súp nước không còn sau khi hết mưa.
Trên địa bàn tỉnh có 662 hồ tự nhiên và nhân tạo, độ sâu từ vài mét tới 25m. Tổng dung tích các hồ chứa khoảng 200 - 450 triệu m3
Ở Đắk Lắk, nước dưới đất có trữ lượng và chất lượng tốt, thường tồn tại trong các khe nứt trong đá phun trào Bazan.
Nước ngầm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tương đối phong phú nhưng chỉ tập trung ở khối Bazan Buôn Ma Thuột - Krông Bút, nhưng ở một số khu vực như M’Đrắk, Krông Bông, Ea Kar, phía đông huyện Ea H’leo, thì lượng nước ngầm rất thấp. Vì vậy, việc đầu tư khai thác đòi hỏi nguồn kinh phí lớn [75].
Tóm lại: Đắk Lắk có hệ thống sông suối dày đặc, phân bố tương đối đều. Cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây lương thực lớn như khu vực Ea Súp, Lắk, Krông Ana, Krông Pách,.. hoặc các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như Buôn Ma Thuột, Krông Búk, Krông Năng,…Mặc dù mực nước giữa 2 mùa mưa và khô chênh lệch lớn. Vào mùa mưa, nước sông là nguồn cung cấp cho nước ngầm và đến mùa khô thì nước ngầm lại là nguồn cung cấp cho sông suối. Đây cũng là yếu tố thuận lợi cho các thảm thực vật phát triển và hình thành nên các thảm cỏ điển hình ở các vùng trên địa bàn Đắk Lắk.
3.1.5. Tài nguyên đất đai
Đất đai tỉnh Đắk Lắk được chia thành 8 nhóm với 23 đơn vị phân loại đất. Nhóm đất phù sa có diện tích 55.206 ha, chiếm 4,21 % diện tích tự nhiên, được hình thành do sự bồi lắng phù sa của các sông, suối, phân bố ven sông Krông Ana, Krông Nô.
Nhóm đất lầy và than bùn có diện tích 1.192 ha, chiếm 0,09 % diện tích tự nhiên, đất lầy có địa hình thấp trũng, thường xuyên ngập nước, lầy lội. Khả năng sản xuất nông nghiệp rất hạn chế.
Nhóm đất xám và bạc màu có diện tích 144.822 ha, chiếm 11,03 % diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các huyện trên nhiều dạng địa hình. Đất có độ phì rất thấp, đất chua hàm lượng lân tổng số nghèo, lân dễ tiêu rất nghèo.
Nhóm đất đen có diện tích là 27.001 ha, chiếm 2,06 % diện tích, phân bố hầu hết các huyện trong tỉnh. Tầng đất canh tác có hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số cao, thành phần cơ giới nặng, độ no bazơ cao, cation trao đổi cao, giàu các cation kiềm trao đổi, đặc biệt là Ca2+
và Mg2+.
Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 946.306ha, chiếm 72,10 % diện tích tự nhiên, phân bố hầu hết ở các huyện trong tỉnh. Đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, tầng đất dày, tơi xốp, khả năng giữ nước và hấp thu nước tốt...
Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi có diện tích 64.055ha (chiếm 4,88 % diện tích tự nhiên). Phân bố ở các vùng núi, thường trên các đới cao trên 1.000 m thuộc các huyện Kông Bông, Lắk, M’Đrắc. Nhóm đất này không có khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có diện tích 10.629 ha (chiếm 0,81 %) phân bố rải rác trong các thung lũng vùng đồi núi , có ở hầu hết các huyện thị, trừ huyện Ea Súp. Hầu hết các diện tích đất đã được sử dụng để trồng lúa nước, rau màu.
Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 27.457 ha, chiếm 2.09 %, phân bố chủ yếu ở huyện Ea Súp, Ea H’leo và Buôn Đôn. Đất ít có khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp [45], [58], [67].
3.1.6. Lớp phủ thực vật
Theo số liệu thống kê năm 2010, rừng tự nhiên có 567.836,5 ha, rừng trồng 72.673,3 ha (rừng trồng 42.634,8 ha, cây đặc sản - Cao su 30.038,5 ha) và đất quy hoạch cho lâm nghiệp chưa có rừng 79.101,5 ha. Độ che phủ của rừng đạt 48,80 % [70].
Đến nay, trên địa bàn vẫn có nhiều loại thảm thực vật và chỉ số đa dạng sinh học khá cao như các kiểu rừng (rừng kín lá rộng, rừng thường xanh quanh năm, kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, rừng kín nửa rụng lá mưa mùa nhiệt đới, rừng thưa, rừng hỗn giao tre nứa, thảm cây bụi, thảm cỏ tự nhiên) và các nông quần hợp như cà phê, cao su, tiêu, điều, mía, bông cùng các loại cây ăn quả và cây lương thực.
Diện tích còn rừng tự nhiên ở Đắk Lắk phân bố ở phía nam thuộc vùng núi cao Chư Yang Sin (rừng thường xanh), phía tây thuộc huyện Ea Súp và Buôn Đôn bao gồm vườn Quốc gia Yok Đôn và phía tây Ea Súp giáp với Cam Pu Chia (rừng khộp) và còn lại ở vùng núi thuộc huyện M’Đrắk, Ea Kar, Ea H’Leo. Những vùng còn rừng tự nhiên hiện nay phần lớn nằm ở địa hình dốc, hiểm trở hoặc là các khu bảo tồn thiên nhiên, không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.
Đắk Lắk có nhiều loại gỗ , cây dược liệu trong đó có một số loại gỗ quý như Cẩm lai, Trắc, Cà chít, Cà te, Giáng hương, Thuỷ tùng... Ngoài ra, rừng Đắk Lắk nằm ở thượng lưu các sông, suối lớn nên đóng vai trò quan trọng về phòng hộ và nguồn sinh thủy [70].
Ghi chú: Các điểm nghiên cứu:
Xã Ea Trang (huyện M'Đrắk),
Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (huyện Ea Kar), Xã Krôngna (huyện Buôn Đôn).
Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng rừng tỉnh Đắk Lắk
(Nguồn: Chi cục Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đắc Lắk)
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
3.2.1. Điều kiện kinh tế
Trong thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và tương đối ổn định. Tổng giá trị sản phẩm bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 ước đạt 12,1 %. Trong nông nghiệp, giá trị sản xuất (giá thực tế) của ngành đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, chăn nuôi và tỷ trọng các ngành dịch vụ đã được tăng lên.
Đắk Lắk đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá nông sản, phát huy được lợi thế của tỉnh như : cà phê Buôn Ma Thuột , điều Ea Súp , ngô Ea Kar…Đây cũng là các vùng động lực gắn kết giữa sản xuất - chế biến - tiêu thụ và xuất khẩu [21], [22], [23].
3.2.2. Điều kiện xã hội
Tính đến hết năm 2011, dân số của tỉnh là 1.771.800 người (thành thị chiếm 24 %, nông thôn chiếm 76 %).
Hiện nay, có 47 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tạo nên sự đa