0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

xuất phương hướng sử dụng hợp lý

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC THẢM CỎ TỈNH ĐẮK LẮK VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ (Trang 135 -135 )

4. Những điểm mới của luận án

4.7.4. xuất phương hướng sử dụng hợp lý

Thảm cỏ Đắk Lắk có nhiều nguồn gốc hình thành và đang tồn tại nhiều trạng thái, bất ổn định. Đất của các thảm cỏ cũng đang được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau…Để sử dụng hợp lý, chúng tôi phân loại các thảm cỏ ở Đắk Lắk ra thành 3 nhóm (theo độ dốc) như sau:

- Nhóm 1: Thảm cỏ có độ dốc sườn dao động từ 200 trở lên. - Nhóm 2: Thảm cỏ có độ dốc sườn dao động từ 80 - < 200. - Nhóm 3: Thảm cỏ có độ dốc sườn dao động từ 00 - < 80.

Thảm cỏ thuộc nhóm 1 ở vùng có địa hình núi cao (huyện M’Đrắk), các thảm cỏ này thường có năng suất tương đối cao nhưng địa hình phức tạp, có sườn dốc lớn, gia súc khó đi lại, hiếm nước và bị đốt hàng năm. Thảm cỏ nhóm này ít được sử dụng, do đó biện pháp sử dụng hợp lý loại hình này là sử dụng phương thức nông lâm kết hợp, nên trồng một số loại cây lá rộng sẽ có tác dụng cải tạo khí hậu của vùng, nâng cao độ ẩm của đất và không khí, các thảm cỏ ở đây sẽ tồn tại dưới rừng thưa, ta tận dụng làm bãi chăn thả vào vụ thu đông.

Thảm cỏ nhóm 2 thuộc loại hình núi vừa và thấp, nước vẫn khan hiếm. Thảm cỏ thuộc nhóm này có ở vùng M’Đrắk và Vườn Quốc gia Ea Sô. Một số thảm cỏ ở huyện M’Đrắk được dùng làm bãi chăn thả cho gia súc, vì vậy các thảm cỏ này cần được cải tạo thường xuyên để năng suất của thảm cỏ được duy trì trong quá trình sử dụng. Các thảm cỏ ở Vườn Quốc gia Ea Sô nằm trong vùng được bảo vệ nên chỉ có các loài móng guốc ăn cỏ trong khu bảo tồn sử dụng mật độ rất thấp vì thế thảm cỏ ở đây khá tốt và ổn định.

Thảm cỏ thuộc nhóm 3 nằm ở vùng bãi bồi ven sông, suối và ven hồ, đất bằng. Người dân địa phương thường sử dụng các thảm cỏ này làm bãi chăn thả cho các đàn gia súc nhỏ và vừa. Những thảm cỏ này nằm chủ yếu ở vùng Buôn Đôn thường bị chăn thả nặng nề nên cần có biện pháp nâng cao năng suất, hiệu quả sử dụng các thảm cỏ được tốt hơn. Nói chung các thảm cỏ thuộc nhóm này nên đầu tư cải tạo thành thảm cỏ cao sản để cắt cho gia súc ăn. Buôn Đôn là huyện có nhiều gia đình chăn nuôi với qui mô lớn từ 30 - 50 con trâu bò, các thảm cỏ ở vùng này bị khai thác thường xuyên không đủ để cung cấp cho các đàn gia súc ở đây, việc trồng cỏ làm bãi chăn thả cho mùa đông, xuân hay cỏ cắt dự trữ cho mùa khan hiếm là vô cùng cấp thiết. Theo số liệu khí tượng mà chúng tôi có được của 3 huyện đang nghiên cứu thì nhiệt tối thấp trung bình đều trên 16 0

C và tối thấp tuyệt đối trên 11 0C, với những nền nhiệt này chỉ cần cung cấp đủ ẩm là cỏ có thể sinh trưởng quanh năm, với những loài cỏ tốt có thể cho năng suất từ 350 - 500 tấn/ha, đủ cung cấp thức ăn xanh cho khoảng trên 20 con bò/năm.

Với những thảm cỏ trên sườn dốc bị chia cắt do mưa xói mòn thành các rãnh sâu, chúng ta nên cải tạo và nâng cao năng suất thảm cỏ bằng cách xóa các đường mòn, rãnh sâu sau đó trồng cỏ lên trên để che phủ và bảo vệ lớp đất mặt, thu cắt cỏ.

Để các thảm cỏ sử dụng làm bãi chăn thả có giá trị kinh tế cao thì người dân địa phương nên phải trồng cỏ vì các thảm cỏ tự nhiên trong quá trình sử dụng sẽ theo con đường thoái hóa, giảm năng suất và chất lượng cỏ, dần dần thảm cỏ cũng biến mất.

Tóm lại: Các thảm cỏ ở Đắk Lắk thuộc loại hình thứ sinh sau khi khai phá rừng làm nương rẫy rồi bỏ hóa mà hình thành. Tùy thuộc vào mức độ sử dụng nhiều hay ít mà các thảm cỏ tồn tại ở các trạng thái khác nhau. Thảm cỏ ở Đắk Lắk không thuộc kiểu hình có nguồn gốc khí hậu nên rất không ổn định, vì vậy không nên sử dụng làm bãi chăn thả chuyên canh, với những vùng có độ dốc lớn nên phục hồi rừng hay trồng các loại cây dài ngày. Chăn nuôi chỉ nên tiến hành ở nơi các thảm cỏ có độ dốc không lớn và tận dụng các thảm cỏ dưới rừng, có sự kết hợp với cỏ trồng làm thức ăn bổ sung những nơi đất bằng nên trồng cỏ kết hợp với hệ thống tưới nước, có như vậy mới đạt hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị diện tích, vừa có tác dụng cải tạo và bảo vệ môi trường sống. Chúng tôi đề nghị cần có những nghiên cứu cơ bản để xây dựng mô hình cụ thể cho từng loại hình thảm cỏ và thảm cỏ trong từng vùng của Đắk Lắk trước khi đưa vào khai thác.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÁC THẢM CỎ TỈNH ĐẮK LẮK VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA NÓ (Trang 135 -135 )

×